10 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỜI TRANG BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM

Ngành công nghiệp thời trang là một trong những ngành gây ô nhiễm nhất thế giới. Đối với mảng thời trang thì thời trang nhanh là nguyên nhân chính gây ra lượng phát khổng lồ khí hiệu ứng nhà kính và các tác động gây ra ô nhiễm môi trường. Để cải thiện tình trạng đó, các chuyên gia môi trường khuyến khích dùng những sản phẩm thời trang bền vững, đó là các sản phẩm thời trang được tạo ra từ nguyên liệu từ thực vật, tự nhiên và được sản xuất theo công nghệ thân thiện với môi trường.

Thời trang bền vững là từ khóa thịnh hành nhất năm 2018

Ngày nay, người tiêu dùng càng ngày càng để ý đến tác ảnh hưởng của các phương thức sản xuất đối với môi trường vì vậy các nhà khoa học hy vọng thời trang bền vững sẽ trở thành xu thời trang con người sẽ hướng đến trong tương lai. Dưới đây là 7 giải pháp phát triển thời trang bền vững:

1. Chất liệu của vải và da được làm từ các loại trái cây

Những sợi vải thông thường sẽ được chế tạo từ cây bông tự nhiên. Trên thực tế, do thuốc trừ sâu ngày càng được con người làm dụng trong việc trồng và chăm sóc cây, vậy nên những cây bông không còn trở nên thân thiện với môi trường nữa.

Bên cạnh đó, người ta còn thay thế sợi tổng hợp cho sợi bông điều đó khiến cho môi trường bị ảnh hưởng xấu hơn do sợi tổng hợp rất khó để phân huỷ kết hợp với tình trạng khai thác quá mức nguồn da của các loài động vật điều đó cũng góp phần cho ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Chính vì vậy, trái cây chính là một hướng đi mới bổ sung thêm lựa chọn cho các nhà sản xuất và thương hiệu về các nguyên liệu dệt, cụ thể sơ chuối hoặc sơ trái dứa có thể tạo thành loại vải hoặc da.

Ngày nay, thương hiệu Piñatex đã tung ra thị trường loại da được làm từ sơ của trái dứa có giá thị trường chỉ bằng một nửa giá của sản phẩm được làm từ da bò. Đây chính là triển vọng mới và vô cùng tiềm năng cho thời trang bền vững từ lợi thế nguyên liệu có giá thành thấp và bảo vệ môi trường tạo động lực phát triển thời trang bền vững trong tương lai.

Chú thích ảnh

Sản phẩm được làm từ sơ trái cây của hãng Piñate nhằm hướng đến thời trang bền vững. (Ảnh: Ananas Anam)

2. Túi xách được làm từ nấm lên men

Công ty Modern Meadow, có trụ sở tại New Jersey, Mỹ đã có công trình nghiên cứu tạo nên một bước ngoặt mới trong ngành thời trang bằng việc sử dụng phương pháp công nghệ lên men tế bào nấm nhằm tạo ra các sợi collagen. Sau đó các sợi collagen được ép khuôn và phơi khô theo đúng quy trình thân thiện với môi trường nhằm tạo ra một loại da để thay thế cho da bò mà thân thiện với môi trường đó chính là da sinh học.

Tình trạng khai thác da và lông động vật trái phép ngày nay có dấu hiệu giảm dần nhờ sự phát triển của loại da sinh học thân thiện với môi trường đồng thời việc nghiên cứu ra da sinh học cũng là một trong những giải pháp phát triển thời trang bền vững góp phần đưa con người tới gần hơn với xu hướng thời trang mới.

Bên cạnh đó, hãng Bolt Threads đang thực hiện một nghiên cứu khác là áp dụng công nghệ lên men nấm nhằm tạo ra vải lụa, đây chính là một trong những giải pháp quan trọng gop phần phát triển thời trang bền vững và là nơi cung cấp cho ngành thời trang nguồn nguyên liệu đa dạng

Da sinh học được tạo ra bằng phương pháp lên men của Modern Meadow. (Ảnh: Sara Kinney/Modern Meadow).

3. Sử dụng lụa để thay thế cho vải nylon

Tại nước Anh, Công ty sản xuất lụa Silk Inc  đã đánh dấu bước chuyển mới trong công cuộc chế tạo ra một loại tơ tằm có khả năng chống thấm nước và có thể làm lớp phủ co giãn với độ đàn hồi với tác dung ngang với chất liệu nylon trong quần áo thể thao. Công trình nghiên cứu này được nhiều nhà chuyên gia đánh giá là bước tiến mới trong lĩnh vực thời trang.

Sản phầm được làm từ sợi tơ tằm của Silk Inc (Ảnh: Ishi)

4. Sử dụng màu nhuộm từ thiên nhiên

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng đó chính là việc sử dụng những hóa chất nhuộm màu trong may mặc. Tuy nhiên gần đây các nhà khoa học đã nghiên cứu ra việc màu nhuộm hoá học có thể được thay thế bằng màu nhuộm có nguồn gốc thiên nhiên. Theo các nhà nghiên cứu, màu nhuộm từ các nguyên liệu là thực vật có thể kết hợp với nhau nhằm tạo ra những màu sắc đẹp mắt và sẽ mang lại sắc thái tự nhiên hơn các hóa chất nhuộm màu.

Màu nhuộm thiên nhiên có thể pha trộn thành màu hồng đào không kém màu nhuộm hoá chất. (Ảnh: Sasha Duerr)

5. Mua sắm trang phục second-hand

Mua sắm quần jeans, áo phông, áo len,… các mặt hàng thời trang với tình trạng sản phẩm là hàng second-hand cũng là một giải pháp giúp hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của ngành công nghiệp thời trang tới môi trường. Không những vậy trang phục Second-hand còn giúp khách hàng có thể giảm chi phí để mua sản phẩm. Đây chính là một trong những bước chuyển đổi quan trọng để hướng đến thời trang bền vững.

Các sản phẩm second-hand được bày bán tại các gian hàng (Ảnh: Fellini Rose)

6. Áp dụng công nghệ 3D tạo mẫu trang phục

Nhà thiết kế thời trang Danit Peleg là nguời đi đầu trong công cuộc áp dụng công nghệ 3D này cho những khách hàng của mình. Trước tiên, khách hàng sẽ được quét toàn bộ cơ thể bằng phần mềm 3D-print, các chi tiết về kích cỡ, thông số của cơ thể khách hàng sẽ được phần mềm ghi nhớ lại.

Thông qua tính năng vượt trội của phần mềm 3D-print, nhà tạo mẫu sẽ in ra bản tạo mẫu và từ các thông số cơ thể của khách hàng đã được ghi lại ở giai đoạn trước đó cùng với những yêu cầu đặc biệt từ khách hàng để tiến hành may một bộ trang phục phù hợp với mong muốn của khách hàng mà không làm lãng phí nguyên liệu. Công nghệ này đánh dấu bước chuyển vượt trội cho ngành công nghiệp thời trang tới gần hơn với thời trang bền vững.

Bộ sưu tập thời trang được áp dụng từ công nghệ 3D-print của nhà thiết kế Danit Peleg. (Ảnh: Bon Wongwannawat)

7. Xu hướng thời trang vegan

Yatay là một trong số những thương hiệu giày sneaker bóng bẩy và vô cùng hiện đại đến từ đất nước Italy. Điểm đặc biệt ở những đôi giày đến từ thương hiệu này là chúng được tạo ra từ chất liệu vegan. Trong đó, những chiếc dây giày được tạo ra từ chất liệu sợi bông hữu cơ còn phần phần đế giày được làm từ polyurethane sinh học còn lại là phần upper được làm từ vật liệu tái chế.

Đáng kể đến là với mỗi đôi giày được bán ra, Yatay sẽ trồng thêm một cây xanh trong những khu vực mà bị phá rừng. Như vậy khi mua sản phẩm từ Yatay khách hàng không chỉ được trải nghiệm những sản phẩm được làm từ chất liệu vegan thân thiện với môi trường mà còn đóng góp một phần không nhỏ cho môi trường, hướng đến một ngành công nghiệp thời trang bền vững.

thương hiệu giày thể thao Yatay

Đôi giày thể thao được làm từ chất liệu vegan (Ảnh: Yatay)

8. Cho thuê lại các bộ trang phục cao cấp

Công ty Armarium của Mỹ đã tiến hành dịch vụ cho thuê các bộ trang phục cao cấp thông qua việc cho những người có nhu cầu thuê lại những bộ trang phục hàng hiệu, cao cấp đắt đỏ. Thông qua dịch vụ này những bộ quần áo cao cấp sẽ được trao đổi mà không bị bỏ ra môi trường bên ngoài. Điều đó góp phần giảm thiểu lượng lớn rác thải ra ngoài môi trường sống.

Armarium store

Các bộ trang phục cao cấp được trưng bày tại một cửa hàng của Armarium (Ảnh: thecurrentdaily.com)

9. Thời trang được làm từ rong biển

Pangaia là một thương hiệu thời trang mà có các sản phẩm vô cùng thân thiện với môi trường. Công ty đã sản xuất ra những bộ trang phục có chất liệu sinh học từ rong biển và thân thiện với người dùng. Đáng kể đến trong đó là những chiếc T-shirt bằng sợi rong biển của Pangaia đặc biệt nó còn được xử lý với tinh dầu bạc hà để áo giữ được sự tươi mới lâu hơn.

Những chiếc T-shirt bằng sợi rong biển của Pangaia (Ảnh:courtesy Unbound Merino​​​​​​​)

10. Sản phẩm được làm bằng nhựa tái chế

Ngày nay khi môi trường càng ngày càng ô nhiễm, lượng rác thải nhựa bị thải ra môi trường bên ngoài ngày càng nhiều thì bài toán về việc xử lý khối lượng rác thải nhựa khổng lồ đó với các nhà khoa học ngày càng khó. Một trong những giải pháp được đặt ra đó chính là tái chế những sản phẩm nhựa để cho ra những sản phẩm thời trang hoàn toàn mới, thời thượng và giảm lượng rác thải ra môi trường đáng kể.

Chú thích ảnh

Đầm dạ hội làm từ rác thải nhựa của Emma Watson. (Ảnh: AFP)

Như vậy, thời trang bền vững là hành trình một thương hiệu hay doanh nghiệp thời trang cần liên tục học hỏi và thay đổi để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, trái đất và toàn thể công dân. Trên đây là một số giải pháp để xây dựng nhằm phát triển thời trang bền vững. Mỗi thương hiệu, mỗi nhà thiết kế thời trang đều có thể chọn một công thức bền vững riêng phù hợp nhất với các giá trị, niềm tin, con người và nguồn lực tài chính của mình. Mỗi bước thay đổi dù nhỏ nhất đều rất quan trọng.

Đọc thêm bài viết tại:

Jordan 1 – Không đơn thuần là giày bóng rổ

6 thương hiệu thời trang đắt đỏ nhất thế giới