Đặc điểm vùng núi Tây Bắc – Tiềm năng trở thành số 1

Đặc điểm vùng núi Tây Bắc

1. Tây Bắc nằm ở đâu

Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc, gồm 6 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái. Nhắc đến đặc điểm vùng núi Tây Bắc, chúng ta liên tưởng ngay đến những dãy núi non hùng vĩ trùng điệp, những khách du lịch sương giăng, những đèo mây phủ, những ruộng bậc thang kỳ vĩ, những cánh rừng hoa khách du lịch – mơ – mai – mận – đào,…

Đặc điểm vùng núi Tây Bắc có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch xong chưa được khai thác hết. Vậy nên du lịch Tây Bắc cần trở thành trọng tâm trong phát triển kinh tế – xã hội của Vùng.

 

2. Địa hình vùng núi Tây Bắc

Đặc điểm vùng núi Tây Bắc là vùng rộng lớn với địa hình hiểm trở, rừng núi trập trùng, vì vậy để phát triển du lịch về không gian thì điều kiện tiên quyết là phải có sự kết nối của các tuyến đường giao thông thuận lợi. Tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai có ý nghĩa chiến lược trong việc nâng cao khả năng tiếp cận các tỉnh vùng Tây Bắc.

Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội của vùng, đi qua 5 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động du lịch nói riêng, tạo đà dịch chuyển và góp phần thay đổi diện mạo kinh tế – xã hội khu vực nói chung. Tuy nhiên, hiện hệ thống giao thông vùng Tây Bắc chưa được đầu tư đồng bộ, đường xá đi lại còn gặp nhiều khó khăn nên phát triển du lịch Tây Bắc còn nhiều hạn chế.

Đặc điểm vùng núi Tây Bắc với thiên nhiên hùng vĩ
Thiên nhiên hùng vĩ ở vùng cao Tây Bắc

3. Đặc trưng văn hóa vùng Tây Bắc

Cùng với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa truyền thống của các dân tộc cũng là đặc điểm nổi bật trong tài nguyên du lịch nơi đây. Tây Bắc là nơi sinh sống của đồng bào nhiều dân tộc như Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông, Dao, Kinh, Hoa, Khơ Mú, Lào, Lự, Hà Nhì, Kháng, La Hủ, Si La, Phù Lá, Bố Y, Pà Thẻn, La Chí… với một không gian văn hóa rộng lớn và phong phú.

Nhiều dân tộc còn lưu giữ nguyên vẹn khách du lịch sắc văn hóa truyền thống trong phong tục, tập quán, kiến trúc nhà ở, chợ phiên, lễ hội, trang phục, nhạc cụ, các điệu dân ca, dân vũ như Lễ hội Lồng Tồng, Lễ hội Hoa khách du lịch, Lễ hội Cầu An, Lễ hội Cầu Mưa, múa sạp, múa xòe, hát then, nhạc cụ pí cặp, pí sên, khèn môi…

Độc đáo văn hóa vùng Tây Bắc - Đặc điểm vùng núi Tây Bắc
Độc đáo văn hóa vùng Tây Bắc

Vùng núi Tây Bắc là nơi tập trung của nhiều dân tộc thiểu số ít người. Sự đa dạng về văn hóa đã làm nên một nền ẩm thực Tây Bắc phong phú, đặc sắc. Ẩm thực Tây Bắc mang những nét đặc trưng hương vị của núi rừng, khác biệt hẳn so với các vùng khác với gà bọc đất nướng, cá suối nướng lá, nộm da trâu, thịt trâu gác bếp, thắng cố…

Xem thêm: Bạn biết gì về vùng văn hóa Tây Bắc – vùng văn hóa số 1?

4. Các địa điểm du lịch hấp dẫn

4.1. Sapa (Lào Cai)

Sapa là thị trấn thơ mộng ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Với quang cảnh núi non hùng vĩ, hứa hẹn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm độc đáo, thị trấn trong mây trở thành một điểm đến làm nao lòng dân phượt khắp nơi. Tây Bắc có đỉnh Fansipan được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, là niềm khát khao chinh phục của rất nhiều người.

Không chỉ có cảnh đẹp nên thơ, văn hóa và con người Sapa cũng là điều làm nên vẻ đẹp cốt lõi và giá trị khó phai mờ của điểm đến. Đối với những ai đam mê nhiếp ảnh thì du lịch Sapa đúng là thiên đường, bởi vẻ đẹp tự nhiên của những cậu bé, cô bé, những người phụ nữ dân tộc trong trang phục truyền thống có màu sắc rực rỡ, họa tiết cầu kỳ theo phong cách bohemian.

Chợ phiên Sa Pa hay còn được biết đến là phiên chợ tình Sa Pa cũng rất nổi tiếng với khách du lịch. Chợ phiên Sa Pa họp vào tối thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, nơi đây không chỉ là địa điểm để bà con đồng bào dân tộc trao đổi hàng hóa mà còn là địa điểm gặp gỡ, giao lưu tình cảm của nam thanh nữ tú trong các làng quanh khu vực Sa Pa.

Sapa - Điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất Tây Bắc. Đặc điểm vùng núi Tây Bắc
Sapa – Điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất Tây Bắc

4.2. Mù Cang Chải (Yên Bái)

Mù Căng Chải là một trong những nơi có ruộng bậc thang đẹp nhất Tây Bắc, nằm trong danh sách những điểm đến hấp dẫn khi du lịch Tây Bắc. Nơi đây có danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Căng Chải với những khu ruộng bậc thang nổi tiếng. Những thửa ruộng bậc thang ở Mù Căng Chải được ca ngợi là “đỉnh cao của vẻ đẹp kết tinh từ văn hóa và lao động của người Việt Nam”.

Du lịch Mù Cang Chải, du khách không chỉ chiêm ngưỡng vẻ đẹp mê hoặc của những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ, mà còn được tìm hiểu, khám phá những phong tục tập quán vô cùng thú vị của người Thái, người Mông hay thưởng thức những món đặc sản đặc sắc như: cốm Tú Lệ, xôi Tú Lệ, cua suối rang muối, cá hồi, cá tầm, châu chấu rang, táo mèo,…

4.3. Mai Châu ( Hòa Bình)

Đúng với đặc điểm vùng núi Tây Bắc, Mai Châu cũng nơi sở hữu nét dung dị, mộc mạc, làm say đắm biết bao tâm hồn. Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Căng Chải với những khu ruộng bậc thang nổi tiếng; Hồ Pá Khoang, Thác Bà rộng lớn nằm giữa một vùng thiên nhiên cảnh đẹp hùng vĩ với thảm thực vật phong phú, khí hậu ôn hòa.

Rừng Mường Phăng là một trong những khu bảo tồn tự nhiên với nhiều loại động thực vật quý hiếm của tỉnh Điện Biên; Thung lũng Mai Châu bình yên với sắc màu của cây cỏ, đồng lúa và xen lẫn những mái nhà nhỏ; Cao nguyên Mộc Châu rộng lớn và tươi đẹp với những loài hoa theo điểm vùng núi Tây Bắc như hoa khách du lịch, hoa mận, hoa đào.

4.4. Mộc Châu (Sơn La)

Cao nguyên Mộc Châu thuộc tỉnh Sơn La cũng là điểm đến tuyệt đẹp khác ở Tây Bắc. Đây là nơi tập trung tài nguyên du lịch nhiều nhất của tỉnh Sơn La và khí hậu là tài nguyên du lịch đặc biệt có tính đặc thù ở Mộc Châu. Cao nguyên Mộc Châu là vùng khí hậu với mùa hè mát mẻ, nhiệt độ trung bình là 20 độ C và mùa Đông khô ráo.

Đến với Mộc Châu, du khách sẽ được tham quan các di tích lịch sử, rừng thông, động Sơn Mộc Hương, đỉnh Phiêng Luông,…Trong đó, đồi thông Bản Áng được mệnh danh là “Đà lạt thu nhỏ ở miền Bắc”  bởi không khí lành lạnh, sương mờ giăng lối tạo cảm giác huyền ảo với những hàng thông xanh thẫm. Đây là địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch và hứa hẹn du khách sẽ có những bức hình đậm chất nghệ thuật ở nơi đây.

Để đến Mộc Châu, du khách có thể đi theo Tour du lịch Mộc Châu – Mai Châu để khám phá trọn vẹn 2 địa điểm du lịch hấp dẫn và đồng điệu này chỉ từ 2 ngày ngắn ngủi.

Khung cảnh hoa mận nở trắng trời tuyệt đẹp ở Mộc Châu - Đặc điểm vùng núi Tây Bắc
Khung cảnh hoa mận nở trắng trời tuyệt đẹp ở Mộc Châu

4.5. Đèo Pha Đin (Sơn La)

Đèo Pha Đin tiếng Thái gọi là “Phạ Đin”, trong đó Phạ là “trời”, Đin là “đất”, có nghĩa là nơi giao thoa giữa đất và trời. Đèo Pha Đin nổi tiếng đẹp và nguy hiểm với con đường đèo liên tục có những cua dốc dựng đứng đúng như đặc điểm vùng núi Tây Bắc. Đèo Pha Đin có độ cao hơn 1.000 mét so với mực nước biển, được mệnh danh là một trong “tứ đại đỉnh đèo” vùng Tây Bắc với vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, nhiều ngọn núi cao hòa quyện với mây trời.

Nhận thấy tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch, HTX Du lịch Pha Đin đã xây dựng Khu du lịch “Pha Đin top”. Từ Pha Đin top phóng tầm mắt về phía trung tâm xã Phổng Lái, du khách sẽ thấy bức tranh thiên nhiên đa màu sắc, giữa thung lũng là hồ Lái Bay rộng lớn hòa cùng với màu xanh của những vùng trồng chanh leo, cây ăn quả, thấp thoáng màu ánh bạc của lá cây sơn tra dưới ánh bình minh…

Vẻ đẹp hùng vĩ của đèo Pha Đin - Đặc điểm vùng núi Tây Bắc
Vẻ đẹp hùng vĩ của đèo Pha Đin

4.6. Điện Biên Phủ

Được đánh giá là tài nguyên du lịch “vô giá”, riêng có của tỉnh Điện Biên, Di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ chiếm 70% lượng khách tham quan khi đến với Điện Biên mỗi năm. Từ tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, có thể ngắm nhìn được toàn cảnh cánh đồng Mường Thanh hoặc hầm tướng De Castrie cũng được xem là địa danh thú vị khi đi du lịch Tây Bắc.

Bên cạnh đó, Điện Biên Phủ còn có các địa điểm du lịch đẹp say đắm lòng người. Pa A Chải là nơi ngắm hoàng hôn đẹp nhất khi đến Điện Biên với vẻ đẹp hoang sơ được bao quanh bởi những ngọn núi cao hùng vĩ, hay những ruộng bậc thang có lúa chín vàng thơm. Tiếp đó là Hồ Pá Khoang được kiến tạo bởi hơn 300 loài động vật và 700 loài thực vật. Cao nguyên đá Tủa Chùa cũng là điểm nhắn tạo nên vẻ đẹp riêng biệt cho địa phương này.

Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Đặc điểm vùng núi Tây Bắc
Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

4.7. Đèo Ô Quy Hồ (Lai Châu)

Đèo Ô Quy Hồ đậm nét đặc điểm vùng núi Tây Bắc với địa hình hiểm trở, nằm ở độ cao hơn 2000m, giữa mây núi ngút ngàn cung đường đèo hiện ra thật mềm mại, trải dài như dải lụa uốn mình sát bên những vách núi dựng đứng.

Ô Quy Hồ được mệnh danh là con đèo hùng vĩ bậc nhất ở Tây Bắc. Ngoài con đường mê hoặc bởi những khúc cua tay áo liên tục, Ô Quý Hồ còn hấp dẫn ở sự khác biệt rất lớn về nhiệt độ ở hai phía của con đèo.

Nếu du khách đang chịu cái nóng ấm hơi khô của sườn Tây dãy Hoàng Liên (thuộc địa phận Lai Châu) thì sẽ ngạc nhiên thích thú khi vượt qua đỉnh đèo Cổng Trời của Ô Quý Hồ để đón nhận hơi gió lúc nào cũng ẩm và mát lạnh bên phía Sapa (Lào Cai). Rất nhiều du khách đến đây chủ yếu để ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ, săn mấy, săn tuyết và ngắm các loài hoa đặc trưng.

4.8. Hồ Thác Bà

Hồ Thác Bà đang là điểm du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng thuộc địa phận huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Đây mà một hồ nước nhân tạo được hình thành bởi quá trình xây dựng nên thủy điện Thác Bà.

Trước khi được khai thác đắp đập xây thủy điện thì khu vực này có 2 thác nước chảy mạnh được người dân địa phương gọi là Thác Ông và Thác Bà. Đến với thắng cảnh Hồ Thác Bà tại Yên Bái và đặc điểm vùng núi Tây Bắc, khách du lịch sẽ được hòa mình và cảm nhận được nét đẹp tự nhiên.

Một “Vịnh Hạ Long” đẹp quên lối về giữa đại ngàn Tây Bắc - Đặc điểm vùng núi Tây Bắc
Một “Vịnh Hạ Long” đẹp quên lối về giữa đại ngàn Tây Bắc

Có đặc điểm vùng núi Tây Bắc với không khí trong lành và thảm thực vật xanh tươi mát . Bên cạnh đó cũng có thể tham gia nhiều trải nghiệm vui chơi, ăn uống thú vị tại khu vực này.

Xem thêm: Du lịch Tây Bắc 4 ngày: Mù Căng Chải – Điện Biên – Sơn La – Mộc Châu

5. Các loại hình du lịch

Với đặc điểm vùng núi Tây Bắc, chúng ta có thể đến đây vào bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng và mang lại trải nghiệm thú vị cho khách du lịch. Các loại hình du lịch cũng rất đa dạng, tiêu biểu gồm các loại hình sau:

Du lịch cộng đồng- sinh thái: Du lịch cộng đồng- sinh thái là thế mạnh của đặc điểm vùng Tây Bắc với sự đa dạng văn hóa các dân tộc. Điều quan trọng là khách du lịch sắc văn hóa các dân tộc vẫn được giữ gìn thể hiện qua các phong tục, tập quán, các lễ hội, trang phục, nhạc cụ, các điệu dân ca, dân vũ như lễ hội Lồng Tồng, chợ tình Khau Vai, múa sạp, xòe,…

Du lịch khám phá, trải nghiệm và mạo hiểm: Đặc điểm vùng núi Tây Bắc có địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên với cảnh quan hùng vĩ, trải dài và liên tục; thảm thực vật với hệ sinh thái vô cùng đa dạng, đặc trưng đủ các kiểu loại khí hậu của vùng nhiệt đới với những khu rừng nguyên sinh rậm rạp…

Du lịch nghỉ dưỡng: Nhiều điểm du lịch nổi tiếng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến như khách du lịch Lác, khách du lịch Poong Cọm (Mai Châu), suối khoáng Kim Bôi, khoáng nóng xã Quý Hòa (huyện Lạc Sơn)…Tây Bắc là địa điểm du lịch nghỉ dưỡng mới nhưng cực kì chất lượng.

Xem thêm: 7 khu nghỉ dưỡng tuyệt vời ở Tây Bắc

Lời kết

Với sự tương đồng về vẻ đẹp thiên nhiên, văn hoá, đặc điểm vùng núi Tây Bắc độc đáo và  hấp dẫn với bản sắc văn hóa riêng biệt không bị lẫn với bất kì nơi đâu. Tây Bắc đang cất lên lời mời gọi đối với du khách mọi miền trong hành trình khám phá những miền đất lạ vô cùng tươi đẹp. Những năm gần đây du lịch Tây Bắc thu hút rất nhiều du khách đến khám phá, trải nghiệm. Với tiềm năng du lịch chưa được khai thác hết, chắc chắn Tây Bắc sẽ là điểm đến bùng nổ trong tương lai.

Thực hiện bởi sinh viên: Nguyễn Nguyệt Minh

MSV: 19051524

QH-2019-E QTKD CLC5

INE3104-1

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề: