Nếu đang có ý định thành lập công ty và chưa hiểu rõ điều kiện để thành lập công ty cùng các giấy tờ liên quan cũng như băn khoăn chưa biết chọn loại hình doanh nghiệp nào cho phù hợp thì bài viết này rất hữu ích cho bạn!
Dưới đây là những điều bạn cần biết khi thành lập công ty:
Nội dung bài viết
1. Điều kiện thành lập công ty
a. Điều kiện về đối tượng kinh doanh
- Đối với chủ doanh nghiệp là công dân nước việt nam hoặc người nước ngoài định cư tại việt nam :
– Các doanh nghiệp .
– Các cơ quan , tổ chức , cá nhân có nhu cầu thành lập công ty .
- Đối với thương nhân nước ngoài có quốc tịch là các nước thành viên WTO
– Thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam.
– Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.
– Doanh nghiệp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam.
b. Điều kiện về tên doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp phải đảm bảo các yếu tố :
– Loại hình doanh nghiệp bao gồm : Công ty trách nhiệm hữu hạn , công ty cổ phần , công ty hợp doanh , công ty tư nhân , doanh nghiệp tư nhân (điều 38 trong luật doanh nghiệp).
– Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng tiếng việt.
– Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành
c. Điều kiện về ngành nghề khi đăng ký
Doanh nghiệp được phép kinh doanh ngành nghề pháp luật không cấm và có đăng ký ngành nghề kinh doanh với cơ quan quản lý, không được kinh doanh ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.
d. Điều kiện về địa điểm kinh doanh
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
e. Điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định khi thành lập công ty
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào Điều lệ công ty. Khác với Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với từng ngành, nghề.
f. Điều kiện về con dấu
Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức và số lượng con dấu nhưng phải đảm bảo những thông tin sau :
– Tên doanh nghiệp
– Mã số doanh nghiệp
Trước khi sữ dụng con dấu cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để đăng tải công khai lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp .
2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Doanh nghiệp soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 2: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Bước 3: Khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp
Bước 4: Thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp
3. Phí thành lập doanh nghiệp
Tuy chi phí thành lập doanh nghiệp không nhiều nhưng với Doanh nghiệp, các khoản chi phí ban đầu thành lập phải xem xét kỹ để có khoản chi phù hợp với mức độ phức tạp và tài chính của mình. Nếu tiết kiệm được chi phí để chi vào Marketing sẽ mang lại lợi ích khác cho Doanh nghiệp, Hoặc để tạo một website tăng độ uy tín và khách hàng có thêm thông tin về doanh nghiệp qua website, ảnh.
Thứ nhất, Chi phí nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư: 100.000đ;
Thứ 2: Chi phí đăng bố cáo thành lập mới doannh nghiệp: 300.000 đ;
Thứ 3: Chi phí khắc dấu tròn công ty: 450.000đ; Xem thêm quy định về con dấu doanh nghiệp
Thứ 4: Chi phí đặt bảng hiệu công ty: 200.000đ; (chất liệu mica, kích thước 25×35).
Thứ 5: Chi phí mua chữ ký ( Token) số gói 1 năm: 1.530.000đ;
Thứ 6: Chi phí nộp ký quỹ tài khoản ngân hàng thường là : 1.000.000đ;
Thứ 7: Chi phí sử dụng hóa đơn
4. Giấy phép thành lập doanh nghiệp
Giấy phép kinh doanh là bước đầu tiên trong việc thành lập một công ty mới.
Giấy phép thành lập doanh nghiệp là giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước cấp cho cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh; là nghĩa vụ của nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp theo những quy định của pháp luật hiện hành.
Về mặt thủ tục, trên cơ sở là giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp và hoàn chỉnh hồ sơ hợp lệ, đối tượng được Sở Kế hoạch và đầu tư thẩm định, kiểm tra các điều kiện theo cơ quan nhà nước quy định có đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh.
Mục đích, nhằm giúp cơ quan nhà nước trong việc quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó cá nhân, tổ chức bắt buộc phải hoàn thành những thủ tục hành chính để được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, khi đó các hình thức kinh doanh của doanh nghiệp mới được xem là đúng pháp luật.
Chúng ta có thể hiểu giấy phép thành lập doanh nghiệp là loại giấy tờ mà cá nhân, các tổ chức có nó là có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh được một cách hợp pháp. Được nhà nước bảo vệ quyền lợi theo quy định pháp luật. Bước đầu tiên khi hoạt động kinh doanh của cá nhân, tổ chức là thực hiện việc xin cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hy vọng bài viết trên cung cấp thông tin hữu ích cho các bạn về việc thành lập công ty.
Tham khảo thêm:
- Top 5 văn phòng luật hàng đầu tại Hà Nội
- NĂM 2019 KINH DOANH ONLINE PHẢI NỘP NHỮNG KHOẢN THUẾ NÀO?
- Luật sư tư vấn – 9 lý do tại sao doanh nghiệp cần thuê
- THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP – 4 LƯU Ý DOANH NGHIỆP PHẢI BIẾT
- 9 ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Thực hiện: Lưu Thị Ánh Tuyết