7 Bí kíp uống nước đúng cách cho một cuộc sống khỏe

Uống nước đúng cách

Uống nước đúng cách theo khoa học là điều rất quan trọng để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường, khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ giảm cân và mang lại làn da tươi trẻ.

I. Tại sao việc uống nước lại quan trọng đến vậy 

Nước chính là khởi nguồn và đồng thời là thành phần thiết yếu của mọi dạng sự sống trên Trái đất, đặc biệt là con người. Trọng lượng cơ thể của con người có đến 70% là nước, trong đó nước đóng vai trò rất quan trọng trong với cơ thể như: Trợ giúp cho quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể loại bỏ chất thải, điều hòa thân nhiệt, vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến từng tế bào để nuôi sống tế bào…Tuy nhiên, bạn mất rất nhiều nước hàng ngày thông qua hơi thở, mồ hôi (ngay cả khi bạn không tập thể dục), nước tiểu và nhu động ruột.

Vì vậy, việc uống nước đúng cách sẽ giúp các quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường, đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, từ đó giúp các hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt được hiệu quả hơn.

II. Vậy thế nào là uống nước đúng cách?

1. Uống đúng lượng

Bạn có đang uống đủ khoảng 8-10 ly nước mỗi ngày? Nếu không, bây giờ sẽ là lúc bạn nên bắt đầu.

Điều đầu tiên của việc uống nước đúng cách là uống đủ liều lượng, phù hợp với nhu cầu của cơ thể để đảm bảo khỏe mạnh. Nhu cầu nước của mỗi người là khác nhau phụ thuộc vào yếu tố chủ quan như: Cân nặng, chiều cao, cường độ vận động,… hoặc yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu. Điều này dẫn tới việc có rất nhiều công thức để tính lượng nước mà một người cần uống mỗi ngày.

Tuy nhiên, để đơn giản hóa vấn đề, một số bác sĩ cũng chỉ ra phép tính là cứ mỗi kg cân nặng thì cần 40ml nước. Từ đó suy ra, với một người nặng 50kg thì cần uống khoảng 2 lít nước.


2. Uống đúng cách


Mọi người thường có thói quen đứng khi uống nước, tuy nhiên các nghiên cứu khoa học cho thấy nên ngồi uống nước thay vì đứng. Bởi khi đứng uống, bạn vô tình làm phá vỡ đi sự cân bằng của chất lỏng khi đi vào cơ thể, điều này có thể dẫn đến sự tích tụ nước trong các khớp xương, gây ra tình trạng viêm khớp.

Với cách ngồi uống nước, cơ bắp và hệ thống thần kinh được thư giãn, thoải mái hơn giúp hấp thụ chất lỏng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, khi ngồi cũng sẽ giúp thận cũng tăng tốc quá trình lọc thải.

 

3. Uống đúng thời điểm

 

Thức dậy: Uống 1 ly nước (khoảng 250ml) để giúp cơ thể bạn thải độc sau một giấc ngủ dài đồng thời đánh thức các cơ quan nội tạng hoạt động hiệu quả. 

Khoảng 30-45 phút trước bữa trưa: Uống 1 ly nước để kích thích tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Việc uống nước trước bữa ăn cũng là biện pháp giảm cân hiệu quả, làm giảm cảm giác thèm ăn.

Thời gian nghỉ trưa: Uống ít nhất 1 ly nước để thư giãn sau một buổi sáng căng thẳng.

Khoảng 30-45 phút trước bữa tối: Uống 1 ly nước.

Giữa bữa tối và giờ đi ngủ: Uống ít nhất 1 ly nước.

Khoảng 30-45 phút trước khi ngủ: Uống 1 ly nước để bổ sung trước lượng nước chúng ta cần trong khi ngủ để giúp cho quá trình tái tạo tế bào và giúp ngủ ngon giấc hơn.

Ngoài ra bạn cũng nên uống 1 cốc nước trước khi tắm để kích thích lưu thông máu, giảm huyết áp, tránh nguy cơ đột quỵ.

 

  • Trong trường hợp bạn có tập thể dục, thể thao mỗi ngày, ngoài các khoảng thời gian trên, bạn cũng nên chú ý tránh để cho cơ thể bị mất nước quá nhiều bằng cách:
    • Trước khi tập:

+ Uống khoảng 500-600 ml nước ít nhất 4 giờ trước khi chơi thể thao.

+ Uống 250-350 ml nước khoảng 10 đến 15 phút trước khi tập thể dục.

    • Trong khi tập:
    • + Uống khoảng 500-600 ml nước ít nhất 4 giờ trước khi chơi thể thao.+ Uống 250-350 ml nước khoảng 10 đến 15 phút trước khi tập thể dục.+ Nếu bạn tập luyện dưới một giờ, hãy uống 100-250 ml nước sau mỗi 15-20 phút.+ Nếu thời gian tập luyện nhiều hơn một giờ, nên uống 100-250 ml thức uống thể thao (có chứa chất điện giải và carbohydrate) cứ sau 15-20 phút.
    • Sau khi tập:

+ Cứ mỗi gram bị mất đi trong quá trình tập luyện với cường độ cao, bạn cần uống 600-700 ml nước giải khát thể thao hoặc nước tinh khiết, các vận động viên thường tự cân trước và sau khi tập luyện để xác định điều này.

+ Tuy nhiên, một điều quan trọng bạn phải nhớ là không nên uống quá nhiều nước (hơn 950 ml trong một giờ) trong khi tập luyện, vì điều đó vượt quá mức lượng nước cần thiết và có thể dẫn đến tác dụng phụ.

 

4. Nên uống ngụm nhỏ

Việc uống nước vội vã sẽ khiến dạ dày trở nên khó chịu và đôi khi còn gây ra hiện tượng sặc nước. Do nước bọt có tính kiềm, nó cần có thời gian để kịp hòa lẫn với nước.

Vì thế hãy uống từng ngụm nhỏ để chúng có thời gian hòa trộn và ổn định axit trong dạ dày, ngoài ra còn giúp làm dịu và không gây áp lực lên hệ tiêu hóa.

5. Không uống nước giữa bữa ăn

Khi thức ăn đi vào cơ thể, dạ dày sẽ bắt đầu hoạt động để nghiền nhỏ thức ăn và tiết ra dịch vị để tiêu hóa thức ăn, giúp các chất hấp thụ vào cơ thể dễ dàng hơn.

Nếu uống nước trong lúc ăn sẽ khiến cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để xử lý lượng nước này, từ đó khiến quá trình dịch vị diễn ra chậm hơn, khó khăn hơn.

6.Không uống nước đun lại nhiều lần

Việc nấu đi nấu lại nước không có tác dụng diệt khuẩn mà còn làm tăng mật độ nitrat vá kim loại nặng trong nước gây hại cho sức khỏe.

7.Tăng khả năng hấp thụ nước

Những thành phần sau kết hợp cùng với phân tử nước để thẩm thấu vào cơ thể bạn nhanh hơn:

– Thêm một muỗng cà phê muối khoáng chưa tinh chế (muối biển Celtic, -muối đỏ hay muối hồng Himalaya).

– Thêm một lát chanh vào cốc nước.

– Thêm hạt chia vào nước.

– Thêm lát gừng vào cốc nước.

Nên uống nước ấm hay nước lạnh? 

Nhiều năm qua đã có rất nhiều các cuộc tranh luận xem nên uống nước lạnh hay nước ấm nhưng nhìn chung nước lạnh hay nước ấm đều có những tác dụng tốt cho sức khỏe nếu như bạn uống đúng thời điểm.

Một số trường hợp bạn NÊN uống nước ấm:

    • Khi thức dậy vào buổi sáng hoặc trong khi ăn để hỗ trợ tiêu hóa.
    • Khi cần thanh lọc cơ thể.
    • Khi bị nghẹt mũi.
    • Khi bị đau bụng kinh, đau khớp, nhức đầu…

Ngoài ra, bạn hãy lưu ý rằng không nên uống nước ấm sau khi luyện tập thể dục thể thao hay hoạt động mạnh để tránh tăng nhiệt cho cơ thể.

Một số trường hợp bạn NÊN uống nước lạnh:

    • Khi tập luyện thể dục thể thao để hạ nhiệt cho cơ thể.
    • Khi đang trong quá trình giảm cân.

Tuy nhiên cần lưu ý uống nước lạnh vừa phải, không nên uống nước đá lạnh bởi nó có thể gây khó khăn cho việc tuần hoàn máu, dẫn đến rối loạn tiêu hóa. 

Vì vậy lời khuyên chung là nên uống nước ấm, để giúp cho việc tiêu hóa và quá trình trao đổi chất diễn ra dễ dàng hơn. Ngoài ra nước ấm còn giúp giảm cân và làm hết các triệu chứng đầy hơi.

Trên đây là một số các tips nhỏ hướng dẫn cách uống nước đúng cách mỗi ngày khoa học nhất của người viết mà bạn nên áp dụng ngay từ bây giờ để giữ gìn cơ thể khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ giảm cân và làm đẹp da.

Chúc các bạn sống khỏe và hạnh phúc!

Trần Quang Minh

Cùng chuyên mục sức khỏe và đời sống:

Thực đơn 7 ngày Eat clean – Da sáng, dáng xinh, đón Tết cực “xịn”

Top 7 loại thực phẩm giảm cân hiệu quả cho phái nữ hiện nay

Tớ đã giảm 14kg như thế nào: 3 chế độ ăn kiêng giảm cân “hot” nhất hiện nay