Nội dung bài viết
Top 10 lễ hội truyền thống đặc sắc ở Nhật Bản
Nhật Bản từ lâu luôn được coi là một đất nước có nền văn hoá truyền thống lâu đời cùng với những lễ hội (matsuri) vô cùng đặc sắc và luôn luôn tràn đầy màu sắc. Hàng năm, Nhật Bản thường tổ chức rất nhiều lễ hội truyền thống khác nhau. Các lễ hội truyền thống này đều chứa đựng nét đẹp văn hóa truyền thống của người phương Đông, một năm có nhiều lễ hội và hầu hết các lễ hội đều kéo dài trong nhiều ngày, đồng thời mỗi một lễ hội đều có một ý nghĩa và màu sắc rất riêng. Dưới đây là 10 lễ hội đặc sắc nhất xứ sở hoa anh đào
1. Lễ hội văn hoá truyền thống Shogatsu
a) Thời gian diễn ra:
Lễ hội này diễn ra vào mùng 1 tháng 1 dương lịch.
b) Đăc điểm :
Có tới hàng trăm lễ hội được tổ chức tại Nhật Bản hàng năm. Tuy nhiên đại lễ được mong chờ và yêu thích nhất phải kể tới lễ chào mừng năm mới Shogatsu. Đây là một trong các lễ hội Nhật Bản đặc sắc được tổ chức để chào mừng năm mới.
Lễ hội Shogatsu tại Nhật Bản
Lễ hội Shogatsu được xem là đại lễ lớn nhất của Nhật Bản. Khác với các nước khác trong khu vực, Nhật Bản tổ chức mừng năm mới theo lịch dương. Vào ngày này tại Nhật diễn ra rất nhiều hoạt động ăn mừng lễ hội khác nhau.
Thường đại lễ mừng năm mới này sẽ diễn ra trong 3 ngày từ ngày mùng 1 tới ngày mùng 3 và để chuẩn bị cho lễ này người Nhật sẽ tiến hành dọn dẹp và trang trí nhà cửa thật sạch sẽ. Công việc trang hoàng, dọn dẹp sẽ được làm từ ngày 8/12 cho đến ngày 12/12.
Vào những ngày này, người Nhật Bản sẽ đi chùa và ăn bữa cơm tất niên cùng với những người thân của mình. Trong bữa ăn sẽ có rất nhiều món ăn truyền thống của người Nhật Bản. Sau đó sẽ diễn ra tục lì xì đầu năm và trẻ nhỏ sẽ được chơi các trò chơi dân gian như cầu lông Hanetsuki hay Tokoage. Mọi người ai nấy đều xúng xính trong trong trang phục kimono truyền thống trong thời gian đại lễ Shogatsu diễn ra.
Lễ hội Shogatsu tại Nhật Bản
Ngoài ra, khi tổ chức đaị lễ mừng năm mới, người Nhật Bản còn viết thư pháp để gửi tới những lời chúc tốt đẹp, may mắn đến với mọi người. Sau đó vào ngày mùng 4, các cửa hàng, cửa hiệu sẽ bắt đầu mở cửa buôn bán.
2. Lễ hội đèn lồng Obon
a) Thời gian diễn:
Tùy vào từng khu vực vùng miền sẽ được định ngày tổ chức khác nhau, tuy nhiên chủ yếu sẽ được tổ chức vào tháng 7 hàng năm.
b) Đăc điểm :
Nhắc tới các lễ hội Nhật Bản đặc sắc không thể không nhắc tới Obon. Đây là lễ hội đèn lồng lớn nhất tại Nhật Bản. Obon còn được xem như là lễ Vu Lan báo hiếu ông bà, cha mẹ.
.Vào ngày này, người dân sẽ treo đèn lồng trước cửa nhà và tổ chức đi thăm viếng, tu sửa mộ của tổ tiên.
Hình ảnh lễ Obon:
Vào ngày cuối cùng khi đại lễ Obon diễn ra, người ta sẽ tiến hành thả đèn lồng ở các sông, các hồ hay các bờ biển gần nhà. Đây được xem là phong tục tiễn đưa linh hồn những người quá cố về với thế giới bên kia. Bên cạnh đó, người ta còn tổ chức đốt pháo hoa vào ngày này. Do đó, nếu bạn dự định đi du lịch Nhật Bản vào dịp tháng 7 thì đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia đại lễ đèn lồng Obon độc đáo này nhé.
Những chiếc đèn lồng được thả trôi sông:
3. Lễ hội văn hoá truyền thống búp bê Hina Matsuri
a) Thời gian diễn ra:
Đây chính là lễ hội búp bê được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 hàng năm.
b) Đăc điểm của :
Nằm trong danh sách các lễ hội văn hoá truyền thống Nhật Bản đặc sắc nhất của xứ sở Phù Tang, Hina Matsuri là đại lễ quan trọng nhất của người dân Nhật Bản.
Hình ảnh nững con Búp bê trong thời gian Hina Matsuri diễn ra:
Đối với người dân Nhật Bản, búp bê được xem là báu vật của các gia đình, nó thường được trưng bày tại các không gian trang trọng nhất của căn nhà. Những con búp bê này sẽ được trưng diện những bộ quần áo kimono thật đẹp và ấn tượng.
Lễ Hina Matsuri:
Vào thời điểm diễn ra lễ Hina Matsuri diễn ra, bạn cũng sẽ được thưởng thức rất nhiều món ăn đặc biệt của người Nhật Bản như cơm đậu đỏ, bánh gạo hishi mochi hay rượu sake…Đây đều là những món truyền thống đạm hương vị văn hoá của người Nhật Bản được rất nhiều du khách yêu thích.
4. Lễ hội hoa anh đào Hanami
a) Thời gian diễn ra:
Được tổ chức vào cuối tháng 3 đầu tháng 4, lễ Hanami là một trong các lễ hội Nhật Bản đặc sắc được nhiều du khách yêu thích nhất hiện nay. Vào dịp này khi tới thăm xứ sở Phù Tang, bạn sẽ được ngắm nhìn loài hoa quốc sắc anh đào nở rộ.
Hoa anh đào Nhật Bản:
Đây cũng chính là đại lễ nổi tiếng khắp thế giới của Nhật Bản và vào những dịp này, nơi đây đón chào một lượng lớn khách quốc tế tới tham dự. Khi tới đây, du khách sẽ được ngắm hoa, thưởng hoa theo đúng nghĩa tên gọi Hanami của nó.
Lễ hội Hanami Nhật Bản cũng là đại lễ lâu đời nhất của xứ sở hoa anh đào này. Cứ vào khoảng thời gian đầu tháng 4, hoa anh đào tại khắp mọi nơi trên đất nước Nhật Bản đều cùng nhau khoe sắc thắm. Lúc đó người Nhật lại cùng nhau háo hức đón chờ lễ hội Hanami diễn ra. Nó được xem là lễ hội mùa xuân của cuộc sống.
Hình ảnh lễ Hanami:
Hanami sẽ diễn ra trong vòng 10 ngày và vào dịp này, du khách và người dân thường chọn một vị trí đẹp và ngồi dưới những tán cây anh đào để tổ chức tiệc tùng, ăn uống, hát hò. Cảm giác thật tuyệt vời khi vào mùa lễ hội hoa anh đào, bạn sẽ vừa được thưởng hoa lại được trò chuyện tíu tít bên cạnh những người thân yêu của mình.
Lễ Hanami:
Trong số các đại lễ Nhật Bản đặc sắc thì Hanami được xem là quốc lễ của Nhật. Ngoài việc giúp lưu giữ những nét đẹp văn hóa của người Nhật mà nó còn là niềm tự hào của người dân nơi đây. Khi tiết trời ấm áp, những cô gái Nhật lại xúng xính váy áo đi ngắm hoa và gặp gỡ bạn bè. Đây sẽ là dịp để tất cả mọi người có thể cùng nhau quây quần vui chơi, hát ca trong một không gian vô cùng đặc biệt và tinh tế mà chỉ ở Nhật mới có.
5. Lễ hội Kodomo-no-hi Nhật Bản
a) Thời gian diễn ra:
Lễ hội cá chép Kodomo-no-hi được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 hàng năm
b) Đặc điểm:
Đây là đại lễ được tổ chức nhằm mục đích nguyện cầu những điều bình an, sức khỏe đến cho mọi nhà, mọi người đặc biệt là những đứa trẻ.
Hình ảnh Kodomi-no-hi:
Vào dịp này du khách sẽ được chiêm ngưỡng rất nhiều chiếc lồng đèn cá chép rất đẹp và nổi bật của xứ sở hoa anh đào. Những chiếc đèn lồng cá chép này gắn với câu chuyện tương truyền từ xa xưa của Nhật Bản. Khi xưa, cá chép được xem là loài động vật tượng trưng cho sự trí tuệ, lòng dũng cảm và nghị lực kiên cường. Do đó, người Nhật hy vọng những đứa trẻ trong nhà sẽ được thừa hưởng những đức tính cao đẹp đó. Chính vì vậy, khi nhắc tới các lễ hội đặc sắc nhất của xứ sở Phù Tang, người ta sẽ luôn nhớ tới lễ hội Kodomo-no-hi độc đáo này.
Hình ảnh những chiếc lồng đèn cá chép:
6. Lễ hội tuyết ở Saporo, Hokkaido
a) Thời gian diễn ra và đặc điểm:
Hình ảnh lễ hội tuyết:
Đây là một dịp được rất nhiều khách du lịch thích thú, lễ hội tuyết lớn nhất Nhật Bản với những tác phẩm điêu khắc bằng tuyết khổng lồ mô phỏng những công trình kiến trúc, kì quan nổi tiếng thế giới . Ngoài ra, bạn còn có cơ hội trải nghiệm môn trượt tuyết, theo dõi các cuộc thi đua xe trượt tuyết do chó kéo, thoải mái vui đùa trong tuyết rơi,…
Những bức tượng điêu khắc ằng tuyết:
7. Setsubun – Lễ hội xua đuổi tà ma
a) Thời gian diễn ra và đặc điểm :
Lễ hội xua đuổi tà ma Setsubun thường được tổ chức vào ngày lập Xuân để đánh dấu thời khắc chấm dứt một mùa đông buốt giá và hân hoan chào mừng một mùa Xuân tươi vui đang đến.
Hình ảnh lễ Setsubun:
Hoạt động phổ biến vào ngày lễ hội của người Nhật này là ném những hạt đậu tương trước hiên nhà, vừa ném vừa khấn trừ ma quỷ và đón phước lộc vào nhà. Nếu du khách tham quan đền Senso-ji hay Zojoji vào ngày diễn ra lễ hội thì sẽ thấy người dân vừa kết hợp ném đậu tương với những điệu nhảy dân gian uyển chuyển rất đẹp mắt.
Chiếc mặt nạ và đậu thường được sử dụng trong lễ Setsubun để xua đuổi tà ma:
Kodomo-no-hi còn có tên gọi khác là lễ hội của các bé trai bởi những phẩm chất tượng trưng của loài cá chép rất giống với tính cách của các bé trai. Vào dịp này, người dân sẽ làm các món ăn mô phỏng hình con cá chép.
8. Lễ hội Kanda Matsuri (Tokyo)
a) Thời gian diễn ra và đặc điểm:
Rước đền thờ di động ở lể Kanda Matsuri:
Kanda Matsuri là một trong những đại lễ nổi tiếng nhất ở Tokyo và là một lễ đặc trưng cho đền Kanda Myojin. Các hoạt động chính diễn ra vào giữa tháng Năm. Các đền thờ di động, được gọi là Mikoshi, đi cùng với khoảng một nghìn người, và sau khi họ rời khỏi đền Kanda Myojin vào buổi sáng, cuộc diễu hành tiếp tục qua quận Kanda, Nihonbashi và Akihabara và trở lại đền thờ vào buổi tối
9. Lễ hội Kochi Yosakoi Matsuri
a) Thời gian diễn ra và đặc điểm:
Điệu nhảy ở lễ Kochi Yosakoi Matsuri
Lễ hội Kochi Yosakoi bắt đầu vào năm 1954 sau khi người dân địa phương tạo ra Vũ điệu Yosakoi Naruko. Điệu nhảy dựa trên bài hát dân gian cũ của họ, được gọi là “Yosakoi Bushi.” Mọi người nhảy múa say mê với âm nhạc nhịp nhàng, mang theo những người hát rong gọi là “Naruko” tạo ra âm thanh nhấp chuột. Nó diễn ra vào giữa tháng Tám.
10. Lễ Hội Tanabata Matsuri
a) Thời gian diễn ra:
Những lời nguyện ầu trong lễ Tanabata Matsur:
Tanabata Matsuri diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 8 tại thành phố Miyagi, thành phố Miyagi. Đó là một lễ hội dựa trên truyền thuyết Trung Quốc về hai ngôi sao, Ngưu Lang và Chức Nữ. Bạn sẽ tìm thấy hàng ngàn đồ trang trí giấy lớn đầy màu sắc treo trên đường phố, trong thời gian lễ hội đang diễn ra, lễ hội này cũng thu hút vô vàn khách thăm quan và du lịch mỗi năm.
Hy vọng những chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các lễ hội truyền thống xứ Phù Tang.
Họ và tên: Đỗ Minh Long
Mã SV: 18050511
Ngày sinh 18/11/2000
Lớp: QH2018E-KTQT-CLC6
Lớp: Thương mại đện tử chiều thứ 3 (201_INE3104 2)
- Top 5 Boyband Âu Mĩ huyền thoại :http://ezcomclass.com/top-5-boybands-au-my-huyen-thoai/
- Văn hóa rượu vang – 5 nguyên tắc cơ bản khi uống rượu: http://ezcomclass.com/van-hoa-ruou-vang-5-nguyen-tac-co-ban-khi-uong-ruou/
- Tìm hiểu “văn hóa ăn uống” của 6 nước trên thế giới: http://ezcomclass.com/tim-hieu-van-hoa-an-uong-cua-6-nuoc-tren-the-gioi/