TOP 5 YẾU TỐ MARKETING MANAGER CẦN SỞ HỮU

Marketing Manager là gì?

JD về Marketing Manager

Marketing Manager được coi là mục tiêu hàng đầu cho các bạn muốn theo đuổi lĩnh vực Marketing. Bởi lẽ khi xây dựng cho bản thân lộ trình rõ ràng, bạn sẽ có động lực cố gắng. Không chỉ vậy, khi phát triển đến cấp quản lý, bạn cũng có cơ hội thực hiện nhiều chiến dịch, khai phá khả năng sáng tạo của bản thân. 

Nghiên cứu, xây dựng chiến lược, mục tiêu và điều hành các hoạt động Marketing là nhiệm vụ của 1 Marketing Manager. Các hoạt động cụ thể bao gồm: Chiến dịch quảng cáo – promotion, các kênh phân phối, quản lý chi phí Marketing… Đóng vai trò là nhân viên cấp cao của doanh nghiệp, Marketing Manager thực hiện chủ yếu vai trò phân phối, bao quát. Mỗi doanh nghiệp sẽ có JD cụ thể cho vị trí quản lý này nhưng cơ bản khi đảm nhận vị trí này sẽ thực hiện các công việc trên. 

Lộ trình thăng tiến lên cấp quản lý Team Marketing 

Với nhiều nhiệm vụ quan trọng, vị trí Marketing Manager đòi hỏi kinh nghiệm cũng như kiến thức sâu rộng là điều dễ hiểu. Đối với nhân viên Marketing, để trở thành Manager, bạn cần trải qua 2 vị trí là Senior Executive và Team Leader.

Rất nhiều bạn trẻ khi mới chỉ là sinh viên năm 3, năm 4 đã bắt đầu tìm hiểu và đặt mục tiêu trở thành quản lý. Các bạn ít nhất phải trải qua các giai đoạn Marketing Intern, Junior Executive, Senior Executive, Team Leader để tích lũy kinh nghiệm trước khi bước đến vị trí này. 

Sở hữu kiến thức chuyên môn sâu rộng 

Không quá khó hiểu nếu Marketing Manager yêu cầu kiến thức chuyên môn sâu rộng. Bởi người đảm nhận vị trí quản lý cần nắm được hết các quy trình, cách triển khai các công đoạn. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần nắm được các nghiệp vụ khi chạy chiến dịch, nhất là vào mùa cao điểm. Việc nắm được các nghiệp vụ giúp bạn phân bổ thời gian cũng như chi phí một cách hợp lý, tránh trường hợp lệch về 1 mảng nào đó. Digital, Trade hay Communications là 3 mảng chính bạn nên tìm hiểu và tích lũy kinh nghiệm để chuẩn bị trở thành 1 Manager. 

Rèn luyện cách làm việc với Agency và đối tác 

Làm việc cùng các Agency và đối tác là một phần không thể thiếu khi trở thành Marketing Manager. Trước khi tiến hành ký hợp đồng và làm việc cùng nhau, 2 bên sẽ cần trao đổi rất nhiều để hoàn thiện Plan. Đặc biệt, trong Marketing khi mà execution chiếm vai trò thành công đến 70% và 30%  còn lại đến từ planning và creative. Bạn cần phải sát sao và đưa ra guideline chi tiết, tránh Agency không hiểu hoặc không nắm được tinh thần của chiến dịch. 

Phát triển định hướng lâu dài cùng Master Plan theo năm 

Quan trọng hơn hết khi trở thành Marketing Manager là biết xây dựng tầm nhìn xa. Bạn không chỉ đơn thuần lên những bài bắt trend khi làm Content nữa mà cần phải cân nhắc mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Chia ngân sách phân bổ hợp lý theo từng quý. Đặc biệt là cần chạy đúng thời gian tránh lệch thời điểm, dồn chiến dịch khiến chất lượng không được bảo đảm. 

Marketing Manager nói không với làm việc độc lập 

Mặc dù đang ở vị trí cao nhất trong 1 bộ phận nhưng bạn cũng đừng quên kết nối với những thành viên trong bộ phận và các team khác. Sẽ rất hữu ích cho bạn khi bạn cùng lắng nghe các bộ phận khác như: Finance, Sales, Operation,… Bởi có thể họ sẽ nhìn thấy những điểm bạn chưa nhìn ra, đặc biệt là bộ phận Sale tiếp xúc gần nhất với khách hàng. 

Mục tiêu chung của chiến dịch cũng chính là tăng tối đa lợi nhuận. Do đó thành công đến từ sự phối hợp ăn ý giữa các bộ phận trong công ty. Khả năng kết nối giúp bạn hiểu hơn về quy trình vận hành chung. Ví dụ như khi nắm được quy trình của bộ phận tài chính, bạn sẽ chuẩn bị hợp lý các thủ tục yêu cầu phê duyệt, giải ngân. 

Trau dồi khả năng lãnh đạo là yếu tố không thể bỏ qua 

Kỹ năng mềm này có lẽ sẽ mất thời gian để hoàn thiện nhất. Khi mà mỗi người sẽ mang cá tính riêng biệt. Marketing Manager phải phối hợp giữa cách quản lý của bản thân với văn hóa doanh nghiệp. Để đảm bảo nghiêm túc khi làm việc, bạn nên xây dựng cơ chế thưởng – phạt, KPIs và tuân thủ, tuyệt đối không nên tùy hứng. 

Không tránh khỏi những khi nhân sự nghỉ việc hay bất hòa, bạn cần linh hoạt xử lý, tránh làm mất hòa khí. Để trở thành Marketing Manager, đó là quá trình học hỏi lâu dài, khó khăn. Mỗi người sẽ có thời gian cho từng lộ trình khác nhau. Không nên đốt cháy giai đoạn bởi mỗi người mỗi khác. Việc bạn nên làm là xây dựng lộ trình phù hợp với những đặc trưng cá nhân và linh hoạt phát triển. 

 

Những yếu tố trên là một vài kỹ năng mà hầu hết các bạn trẻ đều thiếu khi đã vội vã bước chân vào ngành. Marketing Manager là vị trí đòi hỏi nhiều yếu tố và muốn đạt được bắt buộc sẽ phải trải qua một con đường dài, cần trang bị kỹ càng về kinh nghiệm và chuyên môn. Nhưng chính vì vậy, bạn sẽ được học hỏi, rèn luyện và có nhiều cơ hội hơn để va chạm cũng như phát triển bản thân. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho lộ trình của bạn nhé!

Xem thêm:

5 Chiến lược Marketing online gây “náo động” mạng xã hội 

Chuyên môn marketing