Trong năm 2023, nhiều người trưởng thành hay phải trải qua tình trạng lo lắng hay căng thẳng cực độ . Tình trạng stress xuất hiện tạm thời hay kéo dài còn tùy vào những thay đổi trong cuộc sống. Thường xuyên phải trải qua áp lực cuộc sống mệt mỏi có thể tạo ra những tác động tiêu cực làm giảm chất lượng cuộc sống. Sau đây là một số biện pháp cải thiện cuộc sống tinh thần, giúp cho việc thư giãn.
Nội dung bài viết
1. Stress ảnh hưởng tới đời sống như thế nào?
Trạng thái căng thẳng kéo dài sẽ khiến cho mọi người gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt bình thường, ảnh hưởng đến việc thư giãn của mỗi người và gây mất tập trung. Ảnh hưởng của lo lắng quá độ có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều khía cạnh cuộc sống của mọi người:
Tâm lý và tinh thần: Căng thẳng quá độ có thể dẫn đến tình trạng lo âu, trầm cảm, căng thẳng, làm giảm đi năng lượng tập trung, kéo theo tình trạng mệt mỏi uể oải.
Sức khỏe: Dưới tác sức ép của căng thẳng kéo theo những vấn đề sức khỏe xấu như huyết áp cao, tiểu đường và gây ra những bệnh về tim mạch, nghiêm trọng hơn làm suy giảm hệ miễn dịch.
Quan hệ xã hội: Căng thẳng có thể làm suy giảm khả năng tương tác xã hội, khiến cho việc tạo khoảng cách với xã hội dẫn đến tách biệt với mọi người
Công việc và học tập: Công việc sẽ không đạt được hiệu quả cao, sẽ xuất hiện nhiều lỗi trong công việc. Giảm khả năng tập trung và tiếp thu kiến thức dẫn khiến cho không đạt kết quả cao trong học tập.
Ngủ và dinh dưỡng: Stress có thể gây ra nhiều tác động xấu đến giấc ngủ như làm suy giảm chất lượng giấc ngủ và gây mất ngủ thường xuyên, đồng thời gây ra những vấn đề ăn uống không hợp lý hoặc gâu ra vấn đề cân nặng.
2. Hướng dẫn những cách xả stress, giảm bớt triệu chứng nhanh chóng
1. Nghe nhạc
Chọn nghe bản nhạc yêu thích là một cách thú vị để thư giãn và giảm căng thẳng. Âm nhạc là một liều thuốc bổ có thể giúp cho việc giải tỏa cảm xúc, giúp cho việc giữ bình tĩnh và có tâm trạng tốt hơn. Thông thường để có thể giải tỏa căng thẳng, mọi người thường chọn những bản nhạc nhẹ nhàng, giai điệu du dương hoặc những bản nhạc yêu thích.
2. Tập thể dục thường xuyên
Nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng của việc thường xuyên tập thể dục không chỉ nâng cao sức khỏe cùng là cách để giảm stress hiệu quả. Khi tập thể dục, cơ thể sẽ giải phóng các hormone endorphin, giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Do đó, khi bị căng thẳng kéo dài hãy dành ra 30 phút mỗi ngày để tập thể dục nhẹ với những môn thể thao như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,… Đặc biệt là những bài thể dục nhịp điệu có thể giúp cho cơ thể giải phóng ra các endorphin giúp cho cơ thể dễ chịu và tích cực hơn.
3. Học và thực hành một số kỹ thuật thư giãn
Một số bài tập thư giãn, giảm stress hiệu quả, gồm:
3.1. Yoga
Các bài tập Yoga là cách giảm căng thẳng phổ biến hiện nay. Các bài tập Yoga bao gồm những yếu tố thể chất lẫn tinh thần giúp cho cơ thể và tâm cho việc thư giãn cơ thể và tâm trí. Bài tập Yoga mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe tổng thể, như tăng cường sức mạnh, dẻo dai, cải thiện trí nhớ, giảm đau, … nên việc tập Yoga thường xuyên sẽ giúp bạn có một cuộc sống khỏe mạnh, cân bằng và giảm thiểu stress hiệu quả.
3.2 Thiền
Thiền là một phương pháp thư giãn tâm trí, giúp giảm căng thẳng, lo lắng và cải thiện sức khỏe tổng thể. Khi thiền, bạn sẽ tập trung vào hơi thở và suy nghĩ của mình, giúp loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và căng thẳng. Việc giữ hơi thở chậm trong lúc thềm có thể giúp có thể dịu các phản ứng stress gây ra. Có một số mẹo có thể giúp cho những người mối tập thiền: chọn nơi yên tĩnh thoải mái, chọn quần áo thoải mái, bát đầu thiền với 5 – 10 phút và dần dần tăng thời gian lên.
3.3 Điều chỉnh nhịp thở
Hít thở sâu là một kỹ thuật thư giãn đơn giản nhưng hiệu quả. Khi hít thở sâu, cơ thể sẽ được cung cấp nhiều oxy hơn, giúp giảm nhịp tim, huyết áp và căng thẳng. Bạn có thể thực hiện kỹ thuật hít thở sâu như sau:
- Ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái.
- Đặt tay lên bụng
- Hít và đưa không khí vào sâu trong bụng thông qua đường mũi
- Thở từ từ ra thông qua đường miệng
- Thực hiện động tác này trong khoảng 5-10 phút
4. Dành thời gian cho sở thích
Những người gặp tình trạng stress thường dành thời gian cho công việc và rất ít khi làm những việc bản thân yêu thích. Do đó, dành vài giờ vào cuối ngày cho sở thích cá nhân là một cách tốt để thư giãn và giải tỏa căng thẳng. Hãy làm những việc yêu thích, chẳng hạn như đọc sách, nghe nhạc, đi chơi, gặp gỡ bạn bè,… Những hoạt động này sẽ giúp bạn quên đi những lo lắng và căng thẳng trong cuộc sống.
5. Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc là một trong những cách để giảm stress, giúp cho cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng. Khi ngủ đủ giấc, cơ thể bạn sẽ sản sinh những hormone giúp thư giãn và giảm căng thẳng. Ngủ đủ giấc cũng giúp bạn suy nghĩ rõ ràng hơn và giải quyết vấn đề tốt hơn. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), người lớn cần ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm. Tuy nhiên, nhu cầu ngủ của mỗi người có thể khác nhau
Mất ngủ có thể gây ảnh hưởng đến tâm trạng, năng lượng, sự tập trung của hoạt động trong ngày. Để có thể có một giấc ngủ sâu thì có một số mẹo giúp ngủ ngon hơn:
- Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn tạo ra nhịp sinh học đều đặn.
- Tạo một thói quen thư giãn trước khi đi ngủ. Điều này có thể bao gồm đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc tắm nước ấm.
- Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị này có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
- Tạo một môi trường ngủ thoải mái. Điều này có nghĩa là phòng ngủ của bạn phải tối, yên tĩnh và mát mẻ
6. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Một số người tin rằng đô ăn nhanh hay chất kích thích như rượi, bia, caffeine,… giúp cho cho bản thân giải tỏa căng thẳng, tuy nhiên việc ăn uống không lành mạnh khiến cho cơ thể càng stress hơn. Chế độ ăn lành mạnh rât quan trọng trong việc giảm căng thẳng. Một số nhóm thực phẩm tham khảo giúp giảm căng thẳng:
- Trái cây và rau củ: Trái cây và rau củ là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào. Chúng cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp carbohydrate phức hợp, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chúng cũng chứa nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm mức độ viêm.
- Các loại cá béo: Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ và cá thu là nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào. Axit béo omega-3 có thể giúp giảm viêm, cải thiện tâm trạng và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Một số thực phẩm cần hạn chế:
- Đồ ăn nhanh: Đồ ăn nhanh thường chứa nhiều calo, chất béo bão hòa, đường và natri. Những chất này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường và béo phì.
- Đồ ăn chế biến sẵn: Đồ ăn chế biến sẵn thường chứa nhiều chất bảo quản, chất phụ gia và đường. Những chất này có thể gây hại cho sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
- Đồ uống có cồn: Đồ uống có cồn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng. Chúng cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như nghiện rượu, gan nhiễm mỡ và ung thư.
- Caffeine: Caffeine có thể giúp bạn tỉnh táo trong ngắn hạn, nhưng nó có thể làm tăng mức độ căng thẳng trong dài hạn. Caffeine cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như mất ngủ, lo lắng và bồn chồn.
7. Tránh xa các tác nhân gây stress
Trong cuộc sống, ngoài việc đối mặt với áp lực, những người hay bị stress nặng thường theo dõi những điều tiêu cực trên ứng dụng xã hội hay các tin tức trên các phương tiện truyền thông. Một trong những cách hiệu quả để giảm căng thẳng là tránh xa những tác nhân gây stress trong cuộc sống của bạn. Những tác nhân này có thể là công việc, mối quan hệ, tài chính,… Nếu có thể, hãy cố gắng thay đổi hoặc loại bỏ những tác nhân này khỏi cuộc sống của bạn.
8. Trò chuyện cùng người thân, bạn bè
Trò chuyện với người thân, bạn bè là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng. Khi bạn chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của mình với những người mà bạn tin tưởng, họ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì bạn đang trải qua và đưa ra lời khuyên hoặc sự hỗ trợ. Nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng, hãy dành thời gian trò chuyện với những người mà bạn tin tưởng. Bạn có thể trò chuyện trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua mạng xã hội. Hãy chọn một người mà bạn cảm thấy thoải mái khi chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình.
9. Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp
Nếu bạn cảm thấy căng thẳng kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp từ bác sĩ hoặc nhà trị liệu. Những người chuyên nghiệp trong lĩnh vực tâm lý có thể mạng lại những lợi ích cho những cá nhân bị stress như:
- Giúp bạn xác định nguyên nhân gây căng thẳng và giải quyết các vấn đề cơ bản.
- Học các kỹ năng đối phó lành mạnh với căng thẳng.
- Cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.
Do đó, khi chọn nhà trị liệu, hãy tìm một người có kinh nghiệm và chuyên môn trong việc điều trị căng thẳng. Bạn cũng nên cảm thấy thoải mái và tin tưởng nhà trị liệu của mình.
Kết Luận
Tình trạng stress hay căng thẳng quá độ có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Hãy lựa chọn những cách xả stress phù hợp với sở thích và điều kiện của bản thân. Để giảm stress thành công cần phải kiên trì thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng. Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
Bài viết tham khảo:
- Top 10 những thói quen giúp cải thiện nâng cao đời sống tinh thần
- Trầm cảm tuổi dậy thì
- Sức khoẻ và đời sống: 14 Bí quyết dinh dưỡng sức khoẻ
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Hiếu
Mã sinh viên: 20050828
Lớp: QH2020E KTQT CLC 5
Mã học phần: INE3104 2