Theo cơ quan PCCC, chung cư mini không chỉ có nhiều hạn chế về thủ tục cấp phép xây dựng, sử dụng mà còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ nên khuyên người dân “tẩy chay”. Ý kiến này sau đó đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người, trong đó không ít những quan điểm trái chiều… Thời gian gần đây, trên địa bàn các thành phố lớn liên tục xảy ra khá nhiều vụ cháy nổ tại chung cư mini thương tâm. Vậy, chúng ta cần chú ý hơn về cách phòng cháy chữa cháy với chung cư mini được quy định thế nào?
Nội dung bài viết
1.Các nhóm phương pháp phòng cháy chữa cháy hiệu quả nhất
– Phải có hệ thống báo cháy tự động: Tòa nhà chung cư có từ 5 tầng trở lên phải trang bị hệ thống báo cháy tự động. Hệ thống này sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra mỗi năm ít nhất 02 lần; được bảo dưỡng ít nhất 2 năm một lần.
– Diện tích từ 50 mét vuông – 150 mét vuông phải có tối thiểu 1 bình chữa cháy: Nhiều chung cư đã không trang bị bình chữa cháy theo quy định của cơ quan chức năng để “tiết giảm chi phí phòng cháy chữa cháy”. Việc này dẫn đến hậu quả khôn lượng khi có cháy xảy ra. Dù chỉ là đám cháy nhỏ vẫn không thể dập tắt được do không có bình chữa cháy hoặc có bình chữa cháy nhưng đã quá cũ, không còn hoạt động nữa.
– Cửa thoát hiểm không có chốt khóa: Cửa các lối ra thoát nạn từ các hành lang tầng, không gian chung, phòng chờ, sảnh, buồng thang bộ phải không có chốt khóa. Có thể mở được cửa tự do từ bên trong. Với các tòa nhà có chiều cao hơn 15m, các cánh cửa này phải là cửa đặc hoặc là kính cường lực. Cửa thoát hiểm cần phải có đèn báo thoát hiểm Exit để người sống trong chung cư thấy ngay cả khi cúp điện thì đèn này vẫn sang
– Có tối thiểu 1 họng nước tại mỗi điểm trong nhà: Các tòa chung cư phải bố trí từ 01 – 02 họng nước chữa cháy cho mỗi điểm bên trong nhà. Lượng nước tính cho mỗi họng là 2,5 lít/giây. Phải bố trí cạnh lối ra vào, trên chiếu nghỉ buồng thang, ở sảnh, hành lang và những nơi dễ thấy, dễ sử dụng. Tâm của họng chữa cháy phải đặt ở độ cao 1,25m so với mặt sàn. Mỗi họng chữa cháy trong tòa nhà phải có đặt van khóa, lăng phun nước và cuộn vòi mềm có đủ độ dài theo tính toán.
– Có ít nhất 2 lối thoát nạn: Trong các nhà cao tầng phải có ít nhất 2 lối ra thoát nạn để đảm bảo cho người thoát nạn an toàn khi có cháy. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chữa cháy hoạt động. Các nhà cao tầng có diện tích mỗi tầng lớn hơn 300m2 thì hành lang chung hoặc lối đi phải có ít nhất hai lối thoát ra hai cầu thang thoát nạn.
2.Tiếp tục hoàn thiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch, Chỉ thị và các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Công an, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố. Đổi mới tư duy, nhận thức, phương pháp, cách tiếp cận và tổ chức thực hiện trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp với yêu cầu tình hình mới hiện nay. Xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết, không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, cần thiết, hằng ngày. Các sở, ban, ngành Thành phố, chính quyền các địa phương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm của mình trong quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật.
3.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với nội dung, hình thức, phương pháp đa dạng, thiết thực, hiệu quả
Tiếp tục nghiên cứu đổi mới về nội dung, hình thức công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vừa có chiều rộng, vừa chuyên sâu, dễ hiểu, dễ tiếp thu, bằng các giải pháp cụ thể tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và Nhân dân đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Đặc biệt, trong giai đoạn này tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo an toàn phòng cháy, chữa cháy đến các hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp kinh doanh sản xuất và các cơ sở trên địa bàn về biện pháp thoát nạn, phòng ngừa cháy nổ; cảnh báo những nguy cơ gây cháy, nổ; thường xuyên tổ chức tự kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để chủ động phát hiện và loại trừ những nguy cơ dẫn đến cháy, nổ, sự cố, tai nạn (đặc biệt việc quản lý, sử dụng hệ thống, thiết bị điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt…).
4.Tăng cường xây dựng phong trào và nhân rộng các mô hình bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các khu dân cư, hộ gia đình, các địa bàn, cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao.
Thực hiện nghiêm túc phương châm 4 tại chỗ: lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ; nòng cốt là lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và chuyên ngành. Kiện toàn củng cố về nhân lực, nguồn lực, cơ sở vật chất, chế độ chính sách cho các lực lượng dân phòng, phòng cháy chữa cháy cơ sở, lực lượng phương tiện, phương án và các điều kiện để ứng phó kịp thời khi có cháy nổ, sự cố tai nạn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
Khuyến khích xã hội hóa đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Huy động mọi nguồn lực hợp pháp (trong đó có hợp tác công tư, xã hội hóa) để mua sắm trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Nghiên cứu xây dựng cơ chế khuyến khích xã hội hóa đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn Thành phố.
5.Triển khai ngay các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế các vụ cháy, nổ lớn, nhất là ở các nơi có nguy cơ cháy, nổ cao
Tại các khu dân cư, hộ gia đình, chung cư, nhà cao tầng, nhà ở nhiều căn hộ (thường gọi là chung cư mini), nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, hoạt động vui chơi, giải trí, karaoke, vũ trường, chợ, trung tâm thương mại, nơi tập trung đông người, khu, cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống; rừng… Người đứng đầu chính quyền các cấp Thành phố, cơ quan, doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong phạm vi lãnh đạo, quản lý của mình. Đồng thời, phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và Nhân dân trong công tác phòng, cháy chữa cháy.
6.Tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Trong đó, tập trung các nguồn lực để xây dựng và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (giao thông, nguồn nước, thông tin liên lạc, hệ thống cảnh báo sự cố, tai nạn…). Chú trọng nghiên cứu, xây dựng chiến lược, kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, nhất là tại các địa bàn, công trình trọng điểm quốc gia, khu đô thị, khu nhà ở, khu công nghiệp, khu thương mại có nguy cơ cháy, nổ cao, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng… Xây dựng thực hiện đồng bộ quy hoạch hạ tầng phòng cháy, chữa cháy gắn với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của ngành, lĩnh vực, địa phương, xây dựng mạng lưới giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
• Tiếp tục nghiên cứu, có chế độ chính sách thiết thực để động viên cán bộ, chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ bảo đảm phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
• Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hiện đại, phù hợp với tình hình, sự phát triển của đất nước. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Luật PCCC ra đời quy định rõ tất cả chung cư phải được thẩm duyệt nghiệm thu PCCC. Về pháp lý phải bảo đảm. Bên cạnh đó, nếu các chung cư đúng tiêu chuẩn PCCC rồi thì trong quá trình vận hành có bảo đảm không là vấn đề cần được rà soát, đánh giá và có biện pháp xử lý. Về phương diện người ở, khách hàng của các chung cư thì thiết bị phòng cháy chữa cháy nên có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về công tác phòng cháy chữa cháy của mỗi chung cư trước khi quyết định dọn vào làm nơi “an cư lạc nghiệp”. Đặc biệt, nên đang bị kiến thức phòng cháy chữa cháy, cách sử dụng bình chữa cháy, sử dụng thang dây thoát hiểm khẩn cấp, mặt nạ phòng và lọc độc,…như bí quyết sinh tồn phải có. Nhưng nếu muốn ngăn chặn triệt để các vụ hỏa hoạn thương tâm tại các chung cư mini chỉ còn cách nâng cao ý thức và hành động của nhiều người.