Nhắc đến Hà Nội, nhiều người sẽ nhớ ngay đến mảnh đất hội tụ tinh hoa của cả nước. Trong đó, không thể không nói đến ẩm thực và những nét đẹp về văn hóa ẩm thực của đất kinh kỳ. Nơi đây đã ghi dấu ấn với du khách bởi những món ăn dân dã nhưng mang hương vị độc đáo, đặc trưng của Hà Nội.
Nội dung bài viết
I. Ẩm Thực Hà Nội
“Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương” (Ca dao)
Câu cao dao không chỉ thể hiện tình cảm của người con trai và người con gái mà còn thể hiện nét đẹp trong văn hóa ẩm thực “nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”, là những món phổ biến luôn xuất hiện trên mâm cơm của mỗi gia đình Việt từ xưa đến nay.
Khi giới thiệu ẩm thực Hà Nội, bạn không nên bỏ qua yếu tố “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Chúng được gói gọn trong các tính từ cụ thể thanh cảnh, ngon, sạch sẽ, chế biến tinh tế. Ẩm thực xứ Hà Thành còn nổi bật ở đặc điểm mùa nào thức ấy. Chẳng hạn như tháng ba ăn bánh trôi bánh chay, tháng tám ăn bánh trung thu, tháng năm làm rượu nếp, mùa thu ăn cốm với hồng hoặc chuối trứng cuốc…
Vấn đề ăn uống ở Hà Nội luôn dành được sự quan tâm của nhiều người. Bởi nó luôn thể hiện sự cầu kỳ mà không kém phần tinh tế. Đặc điểm này được thể hiện rõ nét nhất trong mâm cỗ những dịp lễ, Tết.
Chẳng hạn, trong dịp Tết Hàn thực, mâm cơm cúng tổ tiên của người Hà Nội không thể nào thiếu bánh trôi nước. Hoặc mâm cỗ ngày Tết Nguyên Đán thường có 4 bát 4 đĩa, cỗ lớn thì 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa. Trong đó, bát gồm: bát móng chân giò hầm măng lưỡi lợn, bát canh bóng nấu thập cẩm, bát miến nấu lòng gà, bát mọc. Còn đĩa gồm: bánh chưng, địa thịt gà luộc, đĩa thịt đông, đĩa giò lụa, đĩa giò xào, thêm đĩa nộm và đĩa dưa hành muối.
Cũng giống như người Việt, người Hà Thành vẫn giữ đặc trưng sử dụng đũa để ăn, ăn cùng mâm cơm, dùng chung bát nước chấm, bát canh nóng. Khi bắt đầu bữa ăn, mọi người phải mời nhau theo thứ tự trong gia đình. Điều này thể hiện sự tôn trọng người lớn tuổi trong gia đình.
Đặc biệt, món ăn được dọn thành mâm cơm, các món ăn thường được dọn cùng một lúc thay vì mang lên từng món. Việc này tạo nên tính kết nối của các thành viên gia đình. Chính vì thế, người Hà Nội luôn xem bữa cơm gia đình là khoảng không gian và thời gian mà mọi người dành sự quan tâm, chia sẻ dành cho nhau nhiều hơn.
Trước mỗi bữa ăn người Việt bao cũng có thói quen mời đó là tính hiếu khách của người Việt hay tính dọn thành mâm: các món ăn thường được dọn lên cùng một lúc chứ không như phương Tây ăn món nào mới mang lên món đó. Nó còn thể hiện qua các dịp lễ, tết,… trong mâm cỗ cúng của người Hà Nội vẫn không mất đi nét đẹp truyền thống của văn hóa ẩm thực Việt .
Bên cạnh mang những nét chung của văn hóa ẩm thực Việt thì ẩm thực Hà Thành cũng mang nét đặc trưng riêng biệt.
Cái nét riêng biệt đó là sự độc đáo, sự tinh tế thể hiện qua cách chế biến, cách thưởng thức và chính là ở tấm lòng của kẻ trao và người nhận. Ẩm thực Hà Thành đã được nâng lên thành nét tinh tế của nghệ thuật ẩm thực. Sự độc đáo, tinh tế và tấm lòng được người dân Hà Thành trao vào những món ăn và những món ăn này trở thành nét đẹp của Hà Nội. Những món ăn không thể không nhắc đến là chả cá Lã Vọng, bánh cuốn Thanh Trì, cốm Làng Vòng, bún chả, phở bò…
II. Top 5 Món Ngon Ở Hà Nội
Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, là một thành phố có nền ẩm thực phong phú và đa dạng. Nơi đây có những món ăn truyền thống nổi tiếng thế giới, được du khách từ khắp nơi trên thế giới yêu thích. Dưới đây là 5 món ăn ngon nhất bạn nhất định phải thử khi đến Hà Nội:
1. Ẩm thực Hà Nội: Phở Hà Nội
Phở Hà Nội là một món ăn nổi tiếng ở đất Hà Thành. Người dân nơi đây cũng không rõ nó xuất hiện từ bao giờ. Với vị thơm ngon của nước dùng, sự dẻo dai của bánh phở hòa cùng hương thơm của các loại rau ăn kèm đã làm cho phở Hà Nội trở nên đặc biệt trong mắt của những tín đồ ẩm thực.
Phở có thể xem là “món ăn quốc dân” của Việt Nam, đặc biệt là ở Hà Nội. Tại thủ đô, từ con đường nhỏ ra đến dãy phố lớn, bạn có thể tìm thấy quán phở ở bất cứ đâu. Đây là món ăn thường ngày ở Hà Nội, người ta có thể dùng để ăn sáng, ăn trưa hoặc ăn cả bữa tối. Người thì thích vị truyền thống, kẻ lại thích những cách chế biến mới lạ. Chỉ từ những bánh phở trắng mịn là người Hà Nội có thể làm ra hàng trăm món ăn hấp dẫn, quyến rũ từ hương thơm đến mùi vị.
Từ những năm 1940, phở đã rất nổi tiếng ở thủ đô và được đi vào áng văn lãng mạn của Thạch Lam với những lời khen đầy tâm đắc: “Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon”; “nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả”; “rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ”.
Xem thêm: Những địa điểm nên thử tại Hà Nội
Cách chế biến phở chuẩn hương vị Phở Hà Nội tại nhà
2. Ẩm thực Hà Nội: Bún Chả Hà Nội
Cùng nhiều món ăn Hà thành như Phở Bát Đàn, chả cá Lã Vọng, bánh đa kê… chẳng ai rõ Bún chả Hà Nội ra đời khi nào, chỉ biết từ thế hệ này sang thế hệ khác món ăn đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Hà thành. Với 3 phần chính là bún, chả nướng và nước chấm, món ăn đặc sản sở hữu cho mình hương vị vô cùng lôi cuốn, hấp dẫn.
Đó là sự kết hợp hài hòa giữa thịt nướng qua tẩm ướp đậm đà, sợi bún dai dai, thơm ngon cùng vị chua ngọt khó cưỡng của nước chấm. Khi thưởng thức kèm với các loại rau sống tươi mát, món ngon càng khiến người ăn tấm tắc mãi không thôi. Quả là món bún đại diện cho cội nguồn văn hóa ẩm thực thủ đô!
Tuy lịch sử ra đời của bún chả Hà Nội không có mốc thời gian nhất định nhưng món ngon dân dã này đã từng bước trở thành một mảnh ghép không thể thiếu trong nền ẩm thực thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung
Món bún chả Hà Nội dân dã – niềm tự hào của vùng đất Hà thành nói riêng và Việt Nam nói chung hứa hẹn sẽ mang đến bạn cùng người thân trải nghiệm ẩm thực vô cùng độc đáo. Hội mê ăn uống thêm ngay món đặc sản này vào Cẩm nang du lịch của riêng mình để có dịp du ngoạn nơi đây thưởng thức và cảm nhận trọn vẹn hương vị món ăn do chính tay người bản địa chế biến nha!
Xem thêm: Địa chỉ quán Bún chả ngon tại Hà Nội
3. Ẩm thực Hà Nội: Cốm làng Vòng
Nói đến văn hóa ẩm thực Hà Nội, những người am hiểu chắc chắn sẽ nói đến cốm như một điều rất tự nhiên. Cốm là của riêng Hà Nội, là một thức ăn vặt rất “độc” được lưu giữ bao đời nay rồi. “Hà Nội mùa thu, hoa sữa phơi hương, xanh màu cốm mới…”.
Cốm Làng Vòng là một đặc sản ẩm thực Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung. Đây là một sản phẩm đặc trưng của làng Vòng (thôn Hậu) cách trung tâm Hà Nội khoảng 5–6 km, nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Đặc sản cốm làng Vòng đã nổi tiếng từ xa xưa, các cụ có câu:
“Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương bần, húng Láng còn gì ngon hơn!”
Nghề làm cốm làng Vòng bắt nguồn từ truyền thuyết: Vào một mùa thu cách đây cả ngàn năm, khi lúa bắt đầu uốn câu thì trời đổ mưa to, gió lớn, đê vỡ, ruộng lúa cao nhất đồng cũng chìm nghỉm. Người làng Vòng đành mò cắt những bông lúa còn non ấy đem về rang khô, ăn dần, chống đói. Không ngờ cái sản phẩm bất đắc dĩ ấy lại có hương vị riêng, rất hấp dẫn, khiến người làng Vòng thường hay làm để ăn chơi mỗi khi mùa thu đến.
Cứ mỗi lần làm là một lần rút kinh nghiệm, sáng tạo thêm nên hạt cốm ngày càng xanh, càng mỏng, càng dẻo, càng thơm. Và tạo nên đặc sản Cốm làng Vòng nổi tiếng gần xa.
Xem thêm: Cốm làng Vòng ngon nhất Hà Nội
4. Ẩm thực Hà Nội: Bánh Mì
Bánh mì Hà Nội là một món ăn đường phố phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là ở thủ đô Hà Nội. Món ăn này gồm có bánh mì, pate, thịt xá xíu, chả lụa, giò lụa, dưa chuột, cà rốt, rau thơm và nước chấm. Bánh mì Hà Nội được làm từ loại bánh mì đặc biệt, có vỏ giòn, ruột mềm.
Có rất nhiều người không đồng tình với quan điểm bánh mì Việt Nam có nguồn gốc từ Pháp, nhưng trên thực tế, bánh mì dần du nhập về Việt Nam, và đặc biệt là Sài Gòn từ những năm 1859, cuộc viễn chinh chiếm thành Gia Định của thực dân Pháp đã đem bánh mì đến gần hơn với người dân.
Ban đầu, loại thức ăn này được dân ta nhìn nhận như một món ăn chơi, không được coi là món ăn chính. Bánh mì được dùng để ăn cho qua bữa, ko đầy đủ đàng hoàng như bữa cơm thường lệ. Dần dà, bánh mì đã trở thành một trong những nét đặc trưng của ẩm thực Việt.
Xem thêm: Những quán bánh mỳ nổi tiếng nhất Hà Nội
5. Ẩm thực Hà Nội: Phở Cuốn Hà Nội
Phở cuốn là một món ăn đặc sản của Hà Nội, được người dân địa phương và du khách yêu thích. Món ăn này có nguồn gốc từ những năm 1940, và đã trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực của thủ đô.
Phở cuốn được làm từ bánh phở cuốn, thịt bò, rau sống và nước chấm chua ngọt. Bánh phở cuốn được làm từ bột gạo tẻ, tráng mỏng và cắt thành miếng dài. Thịt bò được thái mỏng, tẩm ướp gia vị đậm đà, rồi xào chín. Rau sống gồm có xà lách, rau thơm, giá đỗ,… Nước chấm chua ngọt được pha từ nước mắm, đường, chanh và ớt.
Phở cuốn Hà Nội có hương vị thơm ngon, đậm đà và rất dễ ăn. Bánh phở cuốn mềm dai, thịt bò mềm ngọt, rau sống tươi mát, nước chấm chua ngọt hài hòa. Món ăn này mang đậm hương vị của đất kinh kỳ, khiến ai cũng phải mê mẩn.
Xem thêm: Cách làm phở cuốn ngon tại nhà
Lời kết
Ẩm thực Hà Nội là một món quà vô giá mà thiên nhiên và con người đã ban tặng cho thủ đô ngàn năm văn hiến. Những món ăn ấy không chỉ mang đến cho du khách những trải nghiệm ẩm thực thú vị mà còn giúp họ hiểu thêm về văn hóa và con người Hà Nội.
Ẩm thực Hà Nội hấp dẫn du khách bởi sự đa dạng và phong phú của các món ăn. Từ những món ăn truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc như phở, bún chả, chả cá Lã Vọng,… đến những món ăn hiện đại mới lạ như pizza, sushi, hamburger,… đều khiến du khách mê mẩn.
Ẩm thực Hà Nội cũng hấp dẫn du khách bởi sự tinh tế và khéo léo trong cách chế biến. Mỗi món ăn đều được chăm chút tỉ mỉ từ nguyên liệu đến cách nấu nướng, mang đến cho du khách những trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Không chỉ là những món ăn ngon, ẩm thực Hà Nội còn là một nét văn hóa đặc trưng của người Hà Nội. Những món ăn ấy mang đậm hương vị của quê hương, đất nước và thể hiện sự tinh tế, khéo léo của người dân nơi đây.
Ngoài ra các bạn cũng có thể khám phá ẩm thực thế giới nói chung cũng như của Châu Á nói riêng
Chi tiết dưới đây:
Ẩm thực Hàn Quốc – Top 5 nét văn hóa đặc trưng bạn chưa biết
Ẩm thực 3 miền – Nét đẹp văn hóa ẩm thực Việt Nam
Ẩm Thực Singapore – Sự giao thoa giữa 4 nền văn hoá ẩm thực
Văn hóa ẩm thực Nhật Bản: 1 nét tinh hoa xứ Phù Tang
Sinh viên thực hiện: Lê Khánh Linh
Mã sinh viên: 21051416
Lớp: QH – 2021 E KTPT CLC 2