Cẩm nang chăm sóc mẹ và bé sau khi sinh đúng cách

Sau hơn 9 tháng vất vả mang thai, người mẹ vượt cạn thành công cùng với một em bé dễ thương chào đời.  Trong những ngày sau sinh nở, việc chăm sóc mẹ và bé sẽ quyết định rất lớn đến sức khỏe của mẹ lẫn bé sau này.

Và sau đây là các cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh hiệu quả nhất :

 CÁCH CHĂM SÓC CHO MẸ BÉ

Chế độ nghỉ ngơi

Sau sinh, mẹ nên dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi và chăm sóc đặc biệt để phục hồi sức khỏe.

Mẹ được nằm đầu không kê gối cao trong vòng 8 giờ đầu, nằm nghỉ ngơi hoàn toàn sau 6 – 8 giờ.  Mẹ bé cần được ngủ nhiều cho lại sức và nên nằm ngửa duỗi thẳng chân để sản dịch được tống ra ngoài dễ dàng hơn. Sang ngày hôm sau, mẹ cần tắm toàn thân ngay bằng nước ấm sạch, nên sử dụng vòi hoa sen và thời gian tắm nhanh, không quá 20 phút, nhằm giúp cơ thể được vệ sinh tốt, trên mặt da các lỗ chân lông được hô hấp thông thoáng, tránh gây nhiễm trùng da.

Chế độ nghỉ ngơi-chăm sóc

Dinh dưỡng cho mẹ bé

Sau khi em bé ra đời, mẹ thường bị mất nhiều máu do đó một chế độ ăn sau sinh hợp lý và có dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đối với mẹ bé. Nếu sinh thường, hãy ăn những loại thức ăn kích thích ra sữa để đủ nguồn sữa cho con bú. Nếu sinh mổ mẹ chỉ nên ăn và uống những thức ăn dạng lỏng trong 6 giờ đầu. Không nên kiêng khem quá nhiều thức ăn như quan niệm xưa, hãy ăn uống đủ nhóm chất để con có thể hấp thụ dinh dưỡng đầy đủ nhất.

Bà mẹ được ăn cơm ngay sau 2 – 4 giờ sinh thường, các món ăn, cần nấu chín và nóng, tập trung là thịt, trứng với số lượng nhiều hơn bữa ăn hàng ngày, thức ăn đi kèm là rau luộc chín và canh nấu chín có hầm giò heo hoặc thịt bò, thịt gà. Sau mỗi bữa ăn cần tráng miệng trái cây tươi chín như: đu đủ, chuối, thanh long, vú sữa… có thể kèm các loại chè đậu nấu, ăn nóng.

Tham khảo thêm về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bé tại đây

Dinh dưỡng cho người mẹ sau sinh- chăm sóc

Chăm sóc bầu sữa mẹ

Trong việc chăm sóc mẹ và bé sau khi sinh thì việc chăm sóc bầu sữa là một yếu tố ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn bé.

Đối với vú, ngay những giờ sau sinh đầu tiên, mẹ nên cho bé ti ngay sau khi lau sạch đầu vú, để kích thích tuyến sữa tiết sữa. Mẹ nên cho bé bú chọn sữa non và bú nhiều lần trong ngày. Nếu việc tiết sữa bị tắc nên tích cực cho bé bú, triệu chứng đó sẽ dần dần mất đi. Tránh vắt, bóp sai cách gây vỡ tuyến, tia sữa. Cho trẻ bú mẹ sẽ giúp tử cung người mẹ co bóp tốt, sớm trở lại kích thước bình thường và tạo trạng thái tinh thần phấn chấn, gắn bó tình cảm giữa mẹ và con.

Những trường hợp mẹ ít sữa, hay không có sữa, ngoài chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước, cần thiết mẹ phải ngủ đủ giấc, trung bình 8 – 9 giờ/ngày, chính trong giấc ngủ sẽ giúp bài tiết sữa nhiều hơn. Đồng thời, chú ý khi bé bú mẹ, mẹ nên ngồi dậy bế con cho bú, cho bé bú hết sạch sữa một bên bầu vú này, rồi sau đó mới sang bên vú bên kia, không nên cho trẻ bú lưng chừng bầu vú mẹ vẫn còn sữa mà chuyển sang bầu vú khác, điều đó sẽ làm hạn chế bài tiết sữa.

Có thể dùng các viên thuốc giúp kích thích sữa như: Meko lactagil 0,6g 1 viên x 2 lần uống.

Chăm sóc bầu sữa mẹ- chăm sóc

 

Vệ sinh cá nhân

Vệ sinh thân thể sau sinh cũng cần phải chú ý, bởi sau sinh sản dịch ra nhiều, cần vệ sinh vùng âm hộ ít nhất là 3 lần/ngày vào sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ. Nếu sản dịch ra nhiều, sản phụ nên vệ sinh nhiều lần hơn. Cần thay băng, giấy vệ sinh, khăn, nước rửa cũng phải sạch sẽ, tốt nhất nên dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm. Có thể dùng dung dịch vệ sinh sát khuẩn pha loãng để rửa. Sau khi rửa xong thì dùng khăn thấm cho khô.

Trong quá trình sinh nở, cơ thể sản phụ tiết ra nhiều mồ hôi, nên cần phải tắm gội cho sạch sẽ. Tuy nhiên việc tắm gội cần diễn ra nhanh từ 5-10 phút, không nên tắm trong bồn, chậu (đặc biệt là không nên ngâm mình trong nước). Phòng tắm phải kín gió và nên tắm bằng nước ấm dù thời tiết nóng hay lạnh. Đối với các mẹ đẻ mổ hay cắt tầng sinh môn, nên thận trọng với vết thương để tránh bung tuột mối chỉ.

 

Tinh thần của mẹ bé

Được chào đón đứa con yêu dấu sau bao ngày trông chờ là điều hạnh phúc nhất mà người mẹ cảm nhận được. Tuy nhiên, sau vài ngày chăm sóc bé chưa quen, phải thức dậy liên tục vào ban đêm, hay có rất nhiều việc xảy ra mà bản thân người mẹ chưa sẵn sàng chấp nhận. Kèm theo đó là sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến mẹ trở nên mệt mỏi, tính tình trở nên khó chịu, đôi lúc gắt gỏng vô cớ. Những lúc thế này rất cần  chồng và người thân an ủi, động viên cũng như chăm sóc mẹ và bé.Các mẹ không nên suy nghĩ nhiều tránh tình trạng trầm cảm sau sinh– một căn bệnh hay gặp phải hiện nay.

Tinh thần của mẹ bé- chăm sóc  CÁCH CHĂM SÓC CHO BÉ

Sữa uống của bé

Sữa mẹ chính là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc bé.Trong giờ đầu tiên bé được bú sữa mẹ với sự giúp đỡ của các nữ hộ sinh và bé được nằm bên mẹ với tên gọi “da kề da” nghĩa là bé nằm kề bên mẹ, toàn thân áp vào người mẹ.

Trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ ngay sau sinh, bởi sữa mẹ không những chứa hỗn hợp hoàn hảo các chất đạm, các vitamin và khoáng chất cho nhu cầu phát triển của bé sau này. Sữa mẹ còn chứa một lượng các lợi khuẩn giúp tăng cường bảo vệ miễn dịch cho bé. Những vi khuẩn này qua sữa mẹ vào cơ thể bé trực tiếp, từ đó giúp kích hoạt, bảo vệ miễn dịch cho bé sau sinh.

Nếu mẹ thiếu sữa có thể cho bé uống thêm sữa công thức phù hợp theo tháng tuổi.

Sữa uống cho bé- chăm sóc

Có thể tham khảo các loại sữa bột tốt cho bé tại đây

Giữ ấm bé

Khi ở trong bụng mẹ, bé đã quen với môi trường nhiệt độ ổn định, khi ra môi trường bên ngoài, nhiệt độ thay đổi khiến bé phải tự thích nghi, tuy nhiên cơ chế thích ứng của bé còn rất kém, và bé cần được giữ ấm ngay lập tức. Nhiệt độ phòng thích hợp của bé ở mức 27 – 32 độ C.

Giữ ấm cho bé- chăm sóc

Vệ sinh miệng bé

Mẹ nên vệ sinh miệng cho bé thường xuyên bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý .

Vệ sinh miệng cho bé- chăm sóc

Chăm sóc da bé

Tắm cho bé hàng ngày bằng nước ấm 37 độ C. Phòng tránh hăm cho bé. Bởi lẽ da trẻ sơ sinh mỏng, dễ bị tổn thương, hăm, đỏ. Vì vậy không để da trẻ tiếp xúc lâu với tã ẩm, ướt, nên thay tã thường xuyên cho bé, khi bé có dấu hiệu bị hăm cần bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chăm sóc da bé-chăm sóc

 

Theo dõi thân nhiệt, nhịp thở và màu sắc da của bé

 

Việc theo dõi thân nhiệt là vô cùng quan trọng khi chăm sóc mẹ và bé nói chung lẫn chăm sóc cho bé nói riêng. Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh từ 36,5°C – 37,2°C (nhiệt độ cặp nách). Trẻ sơ sinh có thể bị hạ thân nhiệt cả khi vào mùa hè, từ đó bé dễ bị viêm phổi, do vậy mẹ cần cho bé nằm phòng thoáng, nhiệt độ phòng thích hợp, đủ ánh sáng. Không quấn bé quá kỹ dễ làm trẻ sốt, viêm da, viêm phổi…

Trẻ sơ sinh có nhịp thở bình thường 40-60 lần/phút, bé thở đều, nếu thấy bé thở nhanh hơn 60 lần/phút hoặc thở chậm hơn 40 lần/phút, hoặc thở không đều, khò khè hoặc co kéo lồng ngực là bất thường.

Cấu tạo đường thở của trẻ sơ sinh rất mềm và khí quản hẹp nên chú ý đến tư thế bế và đặt bé nằm sao cho đường thở không bị gập hoặc ngửa quá. Kê gối dưới vai, giữ cổ trẻ ở tư thế trung gian, đánh giá tư thế tốt bằng nhịp thở nhẹ nhàng, đều đặn, bé ngủ yên giấc.

Theo dõi thân nhiệt, nhịp thở và màu sắc da của bé- chăm sóc

 

 

Chăm sóc mẹ và bé là một công việc chưa bao giờ dễ dàng. Nhất là khi mới sinh, các mẹ còn yếu lại đối mặt với rất nhiều công việc của người mới làm mẹ, cộng thêm sự tham gia ý kiến của đông đảo người thân trong gia đình, mâu thuẫn trong quan điểm chăm sóc mẹ và bé không chỉ khiến tâm lý các mẹ thêm mệt mỏi mà nguy hiểm hơn, nó còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai.

Việc chăm sóc bản thân lẫn bé sau khi sinh chính là món quà quý giá đầu đời mà mỗi người mẹ có thể tặng cho đứa con bé bỏng của mình. Do vậy,việc chăm sóc mẹ và bé là vô cùng quan trọng đối với mỗi gia đình để tạo tiền đề giúp người mẹ sau sinh nuôi dạy con trẻ khôn lớn.

                                                            Người thực hiện : Ngô Quang Huy-18050730