Cuộc sống “không chạm”: xu hướng của kỷ nguyên số 5.0

Cuộc sống "không chạm": xu hướng của kỷ nguyên số 5.0

Công nghệ “không chạm” đang trở thành nhu cầu thiết yếu đối với con người.

Xu hướng “không chạm” là tiến trình tất yếu của tương lai.‏

công nghệ “không chạm": xu hướng mới trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI)
công nghệ “không chạm”: xu hướng mới trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI)

Lược bỏ dần các sợi dây ra khỏi thiết bị của mình là bước tiến mới của kỉ nguyên số. Điển hình với sự xuất hiện của tai nghe không dây – kết nối bằng bluetooth, đã khiến những chiếc tai nghe có dây trở nên kém phổ biến hơn. Với việc lược bỏ dây nối, thế giới 4.0 đã dần mở ra cùng những thiết bị thông minh, thành phố thông minh, nhà máy thông minh…

Kết nối Bluetooth, Wi-Fi, 4G và mới đây là NFC đã giúp những chiếc smartphone loại bỏ dây dẫn ra khỏi cuộc sống thường nhật. Người dùng hiện nay khi ra đường không cần mang theo túi xách để đựng quá nhiều thứ giấy tờ lỉnh kỉnh theo người. Những chiếc thẻ ngân hàng, giấy tờ cá nhân… đều đã có các ứng dụng trên Smartphone đảm nhiệm thay, do đó, người dùng chỉ cần thao tác ngay trên các ứng dụng bên trong sản phẩm công nghệ là có thể làm được tất cả mọi thứ, đây chính là lợi ích mà xu hướng “Không chạm” hướng tới.

công nghệ “không chạm": xu hướng mới trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI)
công nghệ “không chạm”: xu hướng mới trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI)

Phổ biến và quan trọng nhất có thể đề cập đến hoạt động thanh toán. NFC ra đời được cho là giúp việc thanh toán thuận tiện, nhanh chóng và an toàn hơn. Vi mạch của kết nối NFC có kích thước siêu nhỏ, thậm chí không cần nguồn điện. Vốn phổ biến trên thẻ tín dụng nhưng khi đưa lên smartphone lại có hiệu quả bất ngờ và dần thay đổi thói quen của người tiêu dùng.

Xu hướng điều khiển bằng giọng nói 

Những năm gần đây, xu hướng tìm kiếm sử dụng giọng nói trở nên phổ biến. Thao tác này đơn giản, tiết kiệm thời gian, thay vì nhấn từng nút trên màn hình để hoàn tất nội dung mà người dùng muốn tìm kiếm.‏ Những câu lệnh bằng giọng nói được thực hiện nhiều hơn để điều khiển thiết bị thông minh.

‏Một tính toán khá thú vị cho thấy, trong 1 phút, một người có thể viết trung bình 30 từ, đánh máy 60 từ, nhưng có thể nói tới 150 từ. Như vậy, trong 3 công việc trên, “nói” sẽ tiết kiệm công sức nhất. Do đó, để tối ưu công việc thì con người cần tối ưu trong hoạt động “nói”.‏

‏Hiểu được điều này, nhiều công ty công nghệ đang đầu tư lớn cho sự phát triển của AI và học máy. Từ đó, giúp phát triển công nghệ nhận dạng giọng nói, đưa trợ lý giọng nói đi sâu vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống.‏

‏Ví dụ điển hình, Google Assistant là một trong ba trợ lý giọng nói phổ biến nhất thế giới hiện nay, bên cạnh Amazon Alexa và Siri của Apple. Lợi thế của Google Assistant là có kho dữ liệu lớn, sử dụng được với các dịch vụ Google phổ biến khác nhau, có thể ra lệnh điều khiển trong nhà thông minh, tivi, tìm kiếm email, tin nhắn…‏

‏Tại Việt Nam, trợ lý tiếng Việt phổ biến nhất phải kể đến trợ lý giọng nói Kiki do Zalo AI phát triển. Mới đây, trợ lý “make in Vietnam” này vừa cán mốc 500.000 lượt cài đặt trên ô tô.  Thông qua việc nghe câu lệnh, xử lý và phản hồi nhanh chóng, trợ lý giọng nói giảm tải các bước nhập liệu trên màn hình ôtô, giúp việc lái xe trở nên đơn giản và an toàn hơn, mang đến trải nghiệm mới cho người cầm vô lăng.

xu hướng "không chạm" tiếp cận mọi hoạt động trong cuộc sống
xu hướng “không chạm” tiếp cận mọi hoạt động trong cuộc sống

‏Dòng chảy AI

‏Khi nền kinh tế tăng trưởng, người tiêu dùng càng muốn có trải nghiệm thông minh hơn và được cá nhân hóa hơn. Chính AI góp phần vào cải thiện chất lượng cuộc sống người dân.‏

‏Có thể dẫn chứng, xu hướng ít nút bấm và tối giản trên xe ô tô khiến giọng nói trở thành trung tâm của sự điều khiển. Khi đó, các thao tác chạm trên màn hình là phương án dự phòng vì không tự nhiên và không tiện khi phải với tay dẫn đến mất tập trung lái xe. Đó là lý do vì sao những trợ lý giọng nói đạt được những thành công và đang tạo ra những bước tiến mới trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo. Đồng thời, các nhà sản xuất ô tô và linh, phụ kiện cũng đua nhau phát triển.‏

‏Câu chuyện trợ lý Kiki tại Việt Nam, không khó để nhìn thấy vì sao trợ lý này thành công trong thời gian ngắn. Ngoài việc sản phẩm đáp ứng tốt cho người dùng là điều tất yếu, Kiki đã nắm bắt tốt xu hướng thời đại, có chiến lược phát triển phù hợp trong dòng chảy của kỷ nguyên AI.‏

‏Ông Nguyễn Bá Đạt, Giám đốc cao cấp sản phẩm tại Zalo AI cho biết, yếu tố quyết định cho những dấu ấn của Kiki trên thị trường, đó là sản phẩm thực sự mang lại giá trị. Kiki góp phần giải quyết được vấn đề “tương tác rảnh tay”, giúp tài xế có trải nghiệm tiện dụng và an toàn.

‏“Việc điều khiển bằng giọng nói là xu hướng và cũng là yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao từ người dùng. Hiện Kiki đã và đang tiếp tục làm việc với một số thương hiệu xe phổ biến ở Việt Nam để cùng nghiên cứu và tích hợp Kiki sâu với hệ thống xe, phục vụ nhu cầu lái xe thông minh ở Việt Nam”, ông Đạt cho biết thêm‏.‏

"AI" đồng hành cùng con người
“AI” đồng hành cùng con người

Ngoài ra, bằng các kỹ thuật mới trên thế giới như self-supervised (học tự giám sát), Kiki đang cố gắng‏‏ “học” từ cả những dữ liệu‏‏ không được gán nhãn, để cải thiện mô hình tốt hơn nữa. ‏‏Tính ổn định của trợ lý giọng nói tiếng Việt n‏‏ày đang ‏‏cải thiện với việc không ngừng ‏‏đào tạo‏‏, nâng cấp sản phẩm. ‏

‏Rõ ràng, tiến bộ của công nghệ đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ. ChatGPT ra đời cuối năm 2022 đã trả lời một phần cho câu hỏi về cách dữ liệu lớn vận hành. Quy trình số hoá đang “bước” vào giữa đời sống, đặc biệt, trong giáo dục, ngôn ngữ, những lĩnh vực vốn phụ thuộc nhiều vào con người trước đây.

Tran Nguyen Tinh Vu_21051515_QH-2021-E KTPT CLC 2