Nội dung bài viết
I.Tổng quan về điện thoại thông minh
1.Giới thiệu về điện thoại thông minh
Smartphone hay Điện thoại thông minh là khái niệm để chỉ các loại thiết bị di động kết hợp điện thoại di động các chức năng điện toán di động vào một thiết bị. Chúng được phân biệt với điện thoại phổ thông bởi khả năng phần cứng mạnh hơn và hệ điều hành di động mở rộng, tạo điều kiện cho phần mềm rộng hơn, internet (bao gồm duyệt web qua băng thông rộng di động) và chức năng đa phương tiện (bao gồm âm nhạc, video, máy ảnh và chơi game), cùng với các chức năng chính của điện thoại như cuộc gọi thoại và nhắn tin văn bản.
Điện thoại thông minh thường chứa một số chip IC kim loại-oxit-bán dẫn (MOS), bao gồm các cảm biến khác nhau có thể được tận dụng bởi phần mềm của chúng (chẳng hạn như từ kế, cảm biến tiệm cận, phong vũ biểu, con quay hồi chuyển hoặc gia tốc kế) và hỗ trợ giao thức truyền thông không dây (chẳng hạn như Bluetooth, Wi-Fi hoặc định vị vệ tinh).
Định nghĩa công nghiệp về smartphone là một thiết bị điện thoại thông minh có một màn hình cảm ứng với kích thước và độ phân giải cao hơn so với điện thoại truyền thống. Điện thoại thông minh được coi như một máy tính di động kết hợp với máy ảnh kỹ thuật số và thiết bị chơi game cầm tay, vì nó có một hệ điều hành riêng biệt được thiết kế để hiển thị phù hợp các website một cách bình thường cùng nhiều chức năng khác của máy tính như thiết kế, đồ họa, video game, cũng như chụp ảnh và quay phim.
Điện thoại thông minh có thể thay thế xử lý các vấn đề máy tính văn phòng và các vấn đề khác, nó có thể giao tiếp với mạng duy trì một thời gian kết nối liền mạch, đồng thời có thể vô hiệu hóa mạng bất cứ lúc nào, và đồng bộ hóa dữ liệu với máy tính, máy tính xách tay, robot, ra lệnh bằng giọng nói với trí thông minh nhân tạo , điều khiển nhà thông minh và các thiết bị khác
2.Lịch sử phát triển của điện thoại thông minh
IBM Simon ra mắt năm 1992 được coi là điện thoại thông minh đầu tiên nhưng thiết bị sớm nhất được gắn với thuật ngữ này lại là chiếc Ericsson R380 phát hành năm 2000. Ý tưởng về chiếc điện thoại tích hợp nhiều tính năng được nhen nhóm ngay sau khi mẫu di động đầu tiên ra đời. Bản dựng sơ khai về smartphone được hình dung là chiếc điện thoại đi kèm trợ lý kỹ thuật số (PDA), trang bị màn hình cảm ứng giúp giải quyết công việc một cách thuận tiện.
Năm 1996: Nokia đưa ra thị trường Nokia 9000 có những yếu tố của một điện thoại thông minh. Và các hãng điện thoại ngày nay cũng đã dựa vào thiết kế này để phát triển các phiên bản smartphone ngày nay.
Năm 1997: Ericsson GS 88 xuất hiện, được trang bị các tính năng gần như tương tự với Nokia 9000, mãu này chưa thực sự trau chuốt về kiểu dáng và tính năng thực tế, nhưng nó vẫn còn là thiết bị đầu tiên được hưởng lợi từ thuật ngữ “điện thoại thông minh”.
Năm 2000: được coi là bước ngoặt trong lịch sử của điện thoại thông minh. Hệ điều hành đầu tiên được sử dụng trên điện thoại. Đó là Symbian. Hệ điều hành này chạy trên Ericsson R 380, một điện thoại di động cao cấp hơn một chút so với các phiên bản điện thoại thông minh đã từng có mặt trên thị trường tuy nhiên nó vẫn có hình dáng khá lớn, nếu không nói là cồng kềnh.
Năm 2002: sự xuất hiện của BlackBerry 5810 do RIM sản xuất. Đây là thiết bị không dây đầu tiên có thể gửi và nhận email.
Năm 2007: là năm có ý nghĩa đặc biệt trọng đại trong lịch sử smartphone khi nó thực sự bước sang một trang mới với phiên bản điện thoại Iphone đầu tiên được tung ra thị trường. Thiết bị chạy IOS đã mang làn sóng cách tân cho điện thoại thông minh bao gồm cả hiệu suất, tính năng, chế độ cài đặt, thiết kế, độ phân giải…
Năm 2008: Sau khi chiếc iPhone đầu tiên xuất hiện, các đại gia điện thoại di động đã bắt đầu một cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường công nghệ. Năm 2008, phiên bản smartphone cạnh tranh đầu tiên với iPhone của Apple ra mắt cùng với hệ điều hành Android chạy trên chiếc HTC Dream. Đây là chiếc smartphone đầu tiên của HTC cũng là chiếc điện thoại thông minh đầu tiên chạy hệ điều hành Android. Năm 2008, phiên bản thứ hai của iPhone đã được phát hành : iPhone 3G.q
Năm 2010: được coi là năm bùng nổ của smartphone với nhiều phiên bản phát hành cùng một lúc từ nhiều thương hiệu khác nhau.
Và các năm tiếp theo số lượng smartphone được tung ra thị trường ngày càng nhiều. Tỷ lệ người sử dụng smartphone tăng tới mức chóng mặt. Cuộc đua tung ra các siêu phẩm smartphone giữa các thương hiệu cũng ngày càng nóng bỏng hơn rất nhiều.
3.Điện thoại thông minh có gì khác biệt
–Các dòng điện thoại smartphone đời mới nhất bởi chúng được tích hợp nhiều tính năng hiện đại, khác biệt với điện thoại cổ điện:
+Vi xử lý , RAM & những phần cứng khác
Thành phần | Mô tả |
Vi xử lý (CPU) | Trung tâm xử lý của điện thoại, thực hiện các phép tính. |
RAM | Bộ nhớ tạm thời để lưu trữ dữ liệu và tác vụ đang chạy. |
Bộ nhớ trong | Lưu trữ dữ liệu lâu dài như ảnh, video, tệp tin và ứng dụng. |
GPU | Xử lý đồ họa và hiển thị trên màn hình của điện thoại. |
Pin | Cung cấp nguồn năng lượng cho điện thoại. |
Màn hình | Giao diện chính để tương tác và hiển thị thông tin. |
Các thành phần này là những yếu tố quan trọng quyết định hiệu suất và tính năng của smartphone . Khi được kết hợp một cách hợp lý , chúng cùng nhau tạo nên trải nghiệm người dùng tốt . Và đa dạng trong việc sử dụng điện thoại di động
+Hệ điều hành: Smartphone của các thương hiệu sẽ chạy trên các hệ điều hành riêng giúp cho phép các ứng dụng có thể hoạt động. Trong đó Apple sử dụng iOS, smartphone của Google sử dụng hệ điều hành Android O; thiết bị của Microsoft dùng Windows Phone,….
Android : Phát triển bơi google , android là hệ điều hành mã nguồn mở được sử dụng rộng rãi trên nhiều thiết bị điện thoại của nhiều nhà sản xuất khác nhau. Người dùng Android có quyền truy cập vào Google Play Store để tải và cài đặt các ứng dụng.
IOS : Được phát triển bởi Apple , IOS là hệ điều hành chạy trên các thiết bị Iphone và Ipad . Người dùng iOS có quyền truy cập vào App Store của Apple để tải và cài đặt các ứng dụng.
+Ứng dụng: Cho phép người dùng có thể sử dụng các ứng dụng khác nhau với các mục đích riêng như chỉnh ảnh, học tập, giải trí; theo dõi sức khỏe cá nhân,….
Các ứng dụng cơ bản : Điện thoại thông minh đi kèm với một số ứng dụng cơ bản . Như điện thoại , tin nhắn , email , trình duyệt web , lịch và bản đồ
Các ứng dụng từ các cửa hàng ứng dụng: Người dùng có thể tải và cài đặt hàng ngàn ứng dụng từ cửa hàng ứng dụng chính thức. Như Google Play Store (cho Android) hoặc App Store (cho iOS). Các ứng dụng này bao gồm các loại ứng dụng văn phòng, mạng xã hội, trò chơi, ứng dụng giải trí, sức khỏe, giáo dục, và nhiều thể loại ứng dụng khác.
Cả hai thành phần này đều quan trọng trong việc cung cấp trải nghiệm người dùng tốt . Và đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người dùng smartphone hiện nay
+Lướt web: Bằng việc kết nối Wifi, sử dụng mạng di động 3G, 4G các sản phẩm điện thoại thông minh còn cho phép truy cập Internet, người dùng có thể lướt web dễ dàng mà không cần sử dụng các thiết như laptop, máy tính,… Bnaj cũng có thể xử lý các tác vụ khác với công việc như word, excel,…
+Bàn phím QWERTY:
Bàn phím cảm ứng QWERTY là một loại bàn phím ảo được sử dụng trên một số smartphone và thiết bị di động khác. Tên gọi QWERTY xuất phát từ việc sắp xếp các phím chữ theo thứ tự từ A đến Z theo bảng chữ cái, với các chữ cái đầu tiên tạo thành dãy Q-W-E-R-T-Y. Đây là cách sắp xếp phổ biến nhất được dùng trên hầu hết bàn phím máy đánh chữ thông dụng.
Bàn phím cảm ứng QWERTY xuất hiện như một lớp phủ ảo trên màn hình điện thoại hoặc thiết bị di động. Khi người dùng chạm vào các ký tự trên màn hình, điện thoại sẽ nhận diện và hiển thị các chữ cái tương ứng lên màn hình. Người dùng có thể gõ chữ bằng cách chạm vào các ký tự trên màn hình. Hoặc thậm chí có thể sử dụng các kỹ thuật đánh nhanh với một hoặc hai ngón tay.
+ Dịch vụ chat , Email: Ứng dụng có thể chạy và thực hiện trên tất cả các dòng điện thoại thông minh hiện nay, bạn có thể mở email, xử lý và trả lời nhanh chóng, từ đó làm việc trên điện thoại trở nên dễ dàng hợp bao giờ hết.
Dịch vụ chat chat cho phép người dùng gửi và nhận tin nhắn văn bản hoặc hình ảnh giữa các người dùng thông qua mạng internet. Có nhiều ứng dụng chat phổ biến như:
- Messenger (Facebook): Cho phép người dùng gửi tin nhắn và chia sẻ hình ảnh với bạn bè trên Facebook.
- WhatsApp: Cho phép người dùng gửi tin nhắn, hình ảnh, video và tạo nhóm chat với người thân và bạn bè.
- iMessage (iOS): Cho phép người dùng trao đổi tin nhắn, hình ảnh và video với người dùng iPhone khác qua iMessage.
- Telegram, Viber, Signal và nhiều ứng dụng chat khác.
Dịch vụ chat giúp người dùng liên lạc nhanh chóng, tiết kiệm chi phí so với cuộc gọi điện thoại và thể hiện tính năng đa phương tiện để chia sẻ nội dung với nhau.
Email là hình thức trao đổi thông tin trực tuyến dựa trên hòm thư điện tử của mỗi người dùng. Người dùng có thể gửi và nhận thư điện tử, tài liệu, hình ảnh và tệp tin khác thông qua địa chỉ email của họ. Một số dịch vụ email phổ biến bao gồm:
- Gmail (Google): Dịch vụ email của Google, cung cấp dung lượng lưu trữ lớn và tích hợp nhiều tính năng hữu ích.
- Outlook (Microsoft): Dịch vụ email của Microsoft, cung cấp tích hợp với các ứng dụng và dịch vụ Office 365.
Dịch vụ email cho phép người dùng gửi thông điệp dễ dàng và tiện lợi. Có thể được sử dụng cho giao tiếp cá nhân, công việc. Hoặc giải quyết các vấn đề liên quan đến việc chia sẻ thông tin qua internet
4.Các hãng sản xuất smartphone
Công nghệ số bùng nổ, các tập đoàn công nghệ đang tham gia vào cuộc chạy đua lớn nhất chưa từng có, nhiều dòng smartphone được ra đời, liên tục được nâng cấp và cải tiến. Hiện có rất nhiều hãng sản xuất smartphone nổi tiếng với chiếm thị phần lớn trên toàn thế giới (Theo GSMArena, thống kê từ Counterpoint Research về thị trường smartphone toàn cầu trong quý 3/2018) như sau:
+ Samsung (19%),
+ Huawei (14%),
+ Apple (12%),
+ Oppo (9%)
+ Xiaomi (9%).
Ngoài ra cũng có các thương hiệu có tên tuổi khác như LG, Sony, Vivo, Nokia,… cũng được nhiều khách hàng hiện nay ưa chuộng.
II.Xu hướng phát triển của smarthphone hiện nay
Sau hơn 1 thập kỷ từ khi chiếc điện thoại iphone đầu tiên được ra đời , các thiết bị điện thoại thông minh ngày càng phát triển không ngừng . Sau đây là những trào lưu , xu hướng công nghệ thiết kế smartphone được ưa chuộng và hướng tới cải tiến :
1.Tăng kích thước màn hình
Các ông lớn như Apple, Huawei liên tục tăng kích thước màn hình giúp tăng trải nghiệm về phần hình ảnh cho khách hàng. Series iPhone 6 với kích thước ngoại cỡ 5.5 inch full HD; Huawei Mate 20 X với màn hình 7,2 inch Full HD.
2.Thiết kế nguyên khối , chống nước , chống bụi
Thay vì thiết kế những chiếc điện thoại thông minh làm bằng nhựa có thể thảo bỏ nắp lưng và thay pin dễ dàng. Dòng điện thoại thông minh ngày nay được thiết kế bằng kim loại, kính sang trọng, nguyên khối. Ngoài các tiêu chuẩn nâng cao chất lượng về độ bền, đạt chuẩn chống bụi, chống nước theo IP67; IP68 (chịu nước trong 30 phút ở độ sâu 1.5m) thì còn nâng cao tính thẩm mỹ và sự sang trọng, đem lại những giá trị thẩm mỹ cho người sử dụng
3. Loại bỏ jack cắm tai nghe 3.5 mm
Hiện nay các dòng smartphone chuyển sang sử dụng cổng tai nghe USB-type C với các thương hiệu đi đầu là Apple và Samsung. Đặc biệt Apple cũng phát triển dòng tai nghe không dây vô cùng hiện đại, tiện lợi và thời trang.
Xu hướng sử dụng cổng tai nghe USB-type C được Apple áp dụng với bộ đôi iPhone 7/ iPhone 7 Plus ra mắt tháng 9 năm 2016. Apple đã bỏ jack cắm tai nghe 3,5 mm truyền thống thay bằng tai nghe Lightning chung với cổng sạc, điều này được hãng giải thích nhằm làm cho smartphone mỏng hơn và nguyên khối hơn. Tuy nhiên người dùng không hào hứng lắm với trào lưu thiết kế này.
Samsung là hãng vẫn tiếp tục giữ jack cắm 3,5 mm trên thiết bị Galaxy của họ, trong khi hàng loại các hãng điện thoại khác lại đi theo Apple với việc dùng tai nghe chung với công sạc USB – type C, mặc dù tai nghe type C của các hãng khác nhau không thể dùng cho hãng khác được, gây phiền toái cho người dùng.
-
Nâng cấp về chip xử lý
Nâng cấp về chip xử lý giúp điện thoại thông minh chạy mượt mà, người dùng có thể thực hiện được các tác vụ khác nhau mà không bị giật, lag đặc biệt sử dụng giải trí với các tựa game nặng. Đó là xu hướng chính hiện nay khi người dùng có thể thao tác nhiều tác vụ hoặc công việc khác nhau trên điện thoại, thay thế sử dụng máy tính hoặc laptop.
5.Công nghệ 5G
Công nghệ này cho phép bạn nâng cao tốc độ truy cập Internet nhanh chóng , được bắt đầu cho ra mắt vào cuối năm 2018
6. Trợ lý ảo – AI – Điều khiển bằng giọng nói của điện thoại thông minh
Trợ lý ảo sử dụng cho các máy hệ điều hành giúp bạn có thể tìm kiếm thông tin, ra lệnh bằng giọng nói để thiết lập chiếc smartphone của mình trong một nốt nhạc. Trí thông minh nhân tạo đang được ứng dụng ngày càng sâu và điện thoại thông minh, người dùng có thể ra lệnh cho smartphone thông qua trợ lý ảo bằng giọng nói, như ra lệnh nhập tin nhắn, mở hoặc đóng ứng dụng, ra lệnh cho các thiết bị thông minh khác.
Một số trợ lý ảo phổ biến như Siri trên iOS, Google Assistant của Android, Bixby của Samsung(có một số điện thoại,máy tính bảng có Google Assistant), Alexa của Amazon hay Cortana của Microsoft.
7. Công nghệ cảm ứng lực
Tháng 9 năm 2015, Apple ra mắt bộ đôi iPhone 6S/iPhone 6S Plus với công nghệ cảm ứng lực – 3D Touch được hãng giới thiệu với những lực tương tác mạnh nhẹ khác nhau lên màn hình cảm ứng, iPhone sẽ thực hiện các lệnh truy cập nhanh rất tiện lợi, đồng thời giới thiệu công nghệ Live Photo (chụp ảnh như 1 video ngắn về quá khứ). Live Photo trở thành 1 sự hấp dẫn người dùng trong khi cảm ứng lực không được các hãng công nghệ khác học hỏi.
Samsung chỉ áp dụng cảm ứng lực duy nhất ở vị trí nút Home ảo trên smartphone Galaxy dòng S, Note. Chiếc iPhone X đắt đỏ của Apple sở hữu các công nghệ: màn hình tràn viền, nhận diện gương mặt 3D, chống nước chống bụi, sạc không dây với con chip mạnh mẽ ngang ngửa một máy tính cao cấp.
8. Cảm biến vân tay
Tạo ra trào lưu cảm biến vân tay là Apple với mẫu iPhone 5S với cảm biến vân tay chỉ xác định được trên người còn sống thực ra là một cuộc cách mạng. Đến nay cảm biến vân tay luôn là biện pháp nhận diện sinh trắc học phổ biến và được coi trọng nhất bởi người dùng. Năm 2018, 2019, các công nghệ cảm biến vân tay mới được phát triển giúp nâng cao trải nghiệm người dùng như cảm biến vân tay dưới màn hình, cảm biến vân tay quang học trong màn hình, cảm biến vân tay siêu âm dưới màn hình.
Nhiều thương hiệu đang sử dụng bảo mật thiết bị bảo mật của mình bằng vân tay cũng như nhận diện khuôn mặt với độ chính xác cực cao như Apple, Huawei, Samsung,…
9. Nhận diện khuôn mặt
Nhận diện khuôn mặt với người phổ biến là Apple với mẫu iPhone X vào cuối năm 2017 khi hãng lần đầu tiên ra mắt công nghệ cảm biến đo gương mặt theo chiều sâu 3D (Face ID) thay thế cho cảm biến vân tay truyền thống. Ngay sau đó nhiều hãng điện thoại lớn (đặc biệt là Trung Quốc) đã tích hợp nhận diện khuôn mặt từ 2D đến 3D cho thiết bị của mình.
10. Bảo mật quét tĩnh mạch bàn tay (Hand ID)
Tháng 2 năm 2019, LG cho ra mắt mẫu smartphone LG G8 ThinQ với công nghệ bảo mật hoàn toàn mới, quét tĩnh mạch bàn tay. Đây được cho là biện pháp sinh trắc học có sai số thấp nhất và khó làm giả nhất, kể cả anh em sinh đôi cùng trứng cũng có bản đồ tĩnh mạch máu khác nhau. Trước đó, bảo mật quét tĩnh mạch được sử dụng trên một số dòng PC đặc biệt ở Nhật Bản và Apple cũng có 1 bằng sáng chế liên quan đến công nghệ này nhưng chưa áp dụng nó.
11. Màn hình tràn viền, thiết kế giọt nước, tai thỏ, đục lỗ
Đi kèm với gia tăng kích thước màn hình, các hãng điện thoại thông minh còn chạy đua trong việc vừa tăng kích thước màn hình nhưng không tăng kích thước máy nhằm giúp trải nghiệm cầm nắm nhỏ gọn cho người sử dụng. Xu hướng thiết kế màn hình tràn viền, viền siêu mỏng ra đời. Với màn hình cong của Samsung trên chiếc Samsung Galaxy S7 Edge vào năm 2016, Xu hướng thiết kế màn hình tai thỏ trên iPhone X của Apple trong năm 2018, màn hình giọt nước của Oppo, Huawei, xu hướng màn hinh đục lỗ (màn hình nốt ruồi) của Huawei với Huawei Nova 4 và Samsung với Galaxy S10 trong năm 2019.
Thiết kế này giúp làm tăng kích thước màn hình, tạo sự tinh tế, sang trọng và vô cùng hiện đại.
12. Đổi mới về thiết kế camera
Các thiết kế nổi bật hiện nay bao gồm cụm camera đa ống; công nghệ camera ẩn dưới màn hình
Điện thoại di động thông minh dần dần thay thế máy ảnh kỹ thuật số trong cuộc sống, nhiều hãng máy ảnh đã dừng sản xuất dòng máy ảnh kỹ thuật số do không cạnh tranh được với điện thoại thông minh. Smartphone hiện nay ngày càng sở hữu ống kính siêu nét, khả năng nhận diện vật thể, xóa phông chuyên nghiệp, chụp tối, chụp HDR, quay phim siêu chậm (slow motion), 4K tiệm cận các máy ảnh.
Từ cụm camera kép xóa phông trên Apple iPhone 7 Plus ra mắt cuối năm 2016, thế giới đã có những chiếc smartphone 3 camera như Huawei Mate 20/Mate 20 Pro hay 4 camera với ống kính siêu rộng trên Samsung Galaxy A9 2018. Tháng 2 năm 2019, Nokia ra mắt Nokia 9 Pure View, smartphone 5 camera sau đầu tiên trên thế giới.
Công nghệ camera ẩn dưới màn hình giúp màn hình đạt được mức thiết kế tràn viền tối đa nhất, Xiaomi cũng đã tích hợp công nghệ này trên chiếc Mi 10 Ultra và Mi 11 của hãng, VinSmart của Việt Nam cũng cho ra mắt chiếc Vsmart Aris Pro với công nghệ này. Công nghệ này hứa hẹn sẽ giúp loại bỏ sự phiền thoái của các “notch” vốn đã phổ biến trên các dòng smartphone cao cấp hiện nay.
Dù vậy, công nghệ vẫn còn bộc lộ một số hạn chế: chất lượng ảnh chụp chưa tốt, phần màn hình nơi đặt camera có hiện tượng rỗ do các điểm ảnh bị giản cách và lộ rõ phần camera khi màn hình tăng độ sáng.
13. Xu hướng smartphone màn hình gập lại được
Đây được coi là hình thái smartphone trong tương lai với các công nghệ màn hinh OLED, QLED dẻo. Tháng 2 năm 2019, Samsung ra mắt smartphone gập được Galaxy Fold trong sự kiện Unpacked với 2 màn hình, ngay sau đó tại MWC2019, Huawei khiến thế giới phải trầm trồ với smartphone gập Huawei Mate X với 3 màn hình, Energize cũng cho ra mắt sản phẩm gập của mình. Oppo cũng dự kiến sắp ra mắt smartphone gập của họ sớm nhất. Tuy nhiên giá còn rất cao và nhiều nghi hoặc về độ bền của sản phẩm.
III.Tầm quan trọng của smartphone hiện nay, tương lai
Smartphone đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Và tầm quan trọng của nó còn ngày càng gia tăng trong hiện tại và tương lai. Smartphone cho phép chúng ta liên lạc và giao tiếp dễ dàng với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp thông qua cuộc gọi điện thoại, tin nhắn, email và ứng dụng chat.
Hiện nay, smartphone đã trở nên phổ biến và có sẵn ở mọi phân khúc giá. Bạn chỉ cần bỏ ra từ 1.000.000đ là đã có thể sở hữu một chiếc điện thoại thông minh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức giá, hãng sản xuất sẽ thêm hoặc cắt giảm thông số cấu hình và tính năng. Vì vậy, trước khi mua thiết bị này, bạn cần xem xét kỹ nhu cầu và điều kiện tài chính của mình để chọn được loại điện thoại phù hợp.
Sự phát triển của AI và IoT có thể mang đến các tính năng thông minh và tự động hóa cao hơn cho smartphone, từ trợ lý ảo thông minh đến điều khiển các thiết bị trong nhà thông qua smartphone. Công nghệ 5G hứa hẹn mang đến tốc độ internet siêu nhanh và kết nối ổn định hơn. Mở ra các cơ hội mới về trải nghiệm người dùng và phát triển các ứng dụng đòi hỏi băng thông cao.
Smartphone giúp mọi người kết nối với nhau trên khắp thế giới và tạo điều kiện cho hợp tác toàn cầu. Đồng thời mang lại lợi ích kinh tế và văn hóa cho cộng đồng quốc tế.
IV.Có nên mua điện thoại thông minh – smartphone không ?
Việc mua điện thoại thông minh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau , bao gồm nhu cầu cá nhân , tài chính và ưu tiên cá nhân của bạn .Có nhiều lý do mà bạn có thể muốn mua một chiếc điện thoại thông minh. Dưới đây là một số lợi ích của việc sở hữu một chiếc điện thoại thông minh:
+ Tiện ích và kết nối: Điện thoại thông minh cho phép bạn liên lạc với bạn bè và gia đình, truy cập vào Internet, gửi và nhận email, xem video, nghe nhạc, chơi game và thực hiện nhiều tác vụ khác. Bạn cũng có thể sử dụng các ứng dụng và dịch vụ trực tuyến để giải trí, làm việc và học tập.
+ Tính di động: Điện thoại thông minh nhỏ gọn và dễ dàng mang theo bất cứ nơi nào bạn đi. Bạn có thể sử dụng nó để liên lạc và truy cập vào thông tin mọi lúc mọi nơi.
+ Tính năng và công nghệ tiên tiến: Các điện thoại thông minh hiện đại được trang bị nhiều tính năng và công nghệ tiên tiến như màn hình cảm ứng, camera chất lượng cao, khả năng kết nối 5G và Wi-Fi 6, hỗ trợ trí tuệ nhân tạo và nhiều ứng dụng hữu ích khác.
Tuy nhiên, việc mua một chiếc điện thoại thông minh cũng có nhược điểm như:
+ Giá cả: Một số điện thoại thông minh có giá cao, đặc biệt là các mẫu điện thoại mới nhất và cao cấp. Bạn cần xem xét ngân sách của mình trước khi quyết định mua.
+ Phụ thuộc vào công nghệ : Công nghệ phát triển nhanh chóng, điều này có nghĩa là điện thoại thông minh của bạn có thể trở nên lỗi thời sau một thời gian ngắn. Bạn cần cân nhắc việc mua một chiếc điện thoại mới hay tiếp tục sử dụng chiếc cũ.
+ Quản lý thời gian: Một số người có thể trở nên nghiện điện thoại thông minh và dễ bị phân tâm bởi các ứng dụng và trò chơi trên điện thoại. Việc quản lý thời gian sử dụng điện thoại thông minh là rất quan trọng để duy trì sự cân bằng trong cuộc sống hàng ngày.
Tóm lại, việc mua một chiếc điện thoại thông minh hay không phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính của bạn. Nếu bạn cần một thiết bị để liên lạc, làm việc và giải trí, thì một chiếc điện thoại thông minh có thể là lựa chọn tốt. Tuy nhiên, hãy cân nhắc các yếu tố khác như ngân sách và quản lý thời gian trước khi quyết định mua.
Thẻ mô tả : Điện thoại di động , điện thoại thông minh , Hành trình và sự phát triển của điện thoại thông minh
External Link
Điện thoại thông minh ( Smartphone ) là gì ?
Smartphone là gì ? Điện thoại Smartphone thông minh
Smartphone là gì ? Tính năng vượt trội của Smartphone
Điều gì làm điện thoại thông minh ( smartphone ) thông minh ?
Smartphone “thông minh” như thế nào?
Internal Link
Top 10 robot hút bụi lau nhà tốt nhất cho gia đình bạn
Iphone 15 ProMax : Top 5 lý do bạn nên mua ở thời điểm hiện tại
Top 3 điện thoại Samsung giá rẻ đáng chú ý nhất 2023
TOP 5 MÁY LỌC KHÔNG KHÍ ĐÁNG MUA NHẤT HIỆN NAY