Công nghệ Internet of Things: 1 Công cụ tiện ích cho người dùng

Internet of things

1. Công nghệ Internet of Things là gì?

nternet-of-things-la-gi
Internet of things là gì

1.1 Internet of Things

Internet of things (IoT) là một mạng lưới mà vạn vật được kết nối với nhau thông qua Internet. Chúng bao gồm các đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình. Tất cả có khả năng truyền tải hay trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự can thiệp, tương tác trực tiếp giữa người với người, hay giữa người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử. Đặc biệt quan trọng hơn là sự có mặt của Internet.

1.2 Đặc điểm của công nghệ Internet of Things Internet of things

Tính không đồng nhất

Một trong những đặc điểm nổi bật của công nghệ Internet of Things là tính không nhất. Vì các thiết bị trong IoT có phần cứng khác nhau cũng như network khác nhau. Nhờ vào sự liên kết của các network mà các thiết bị giữa các network có thể tương tác với nhau.

Tính kết nối liên thông (interconnectivity)

Công nghệ Internet of Things còn có tính kết nối liên thông. Với hệ thống IoT thì bất cứ một điều gì, vật gì hay máy móc gì cũng có thể được kết nối với nhau thông qua mạng lưới thông tin và cả cơ sở hạ tầng liên lạc tổng thể.

Những dịch vụ liên quan 

Công nghệ Internet of Things Internet of things có khả năng cung cấp các dịch vụ liên quan đến “Things”. Ví dụ như bảo vệ sự riêng tư và nhất quán giữa Physical Thing và Virtual Thing. Để cung cấp được dịch vụ này đòi hỏi cả công nghệ phần cứng và phần mềm sẽ phải thay đổi.

Có quy mô lớn

Công nghệ Internet of Things Internet of things cho phép một số lượng lớn các máy móc, thiết bị được quản lý và giao tiếp với nhau. Số lượng này lớn hơn rất nhiều so với số lượng máy tính kết nối Internet hiện nay.

Có thể thay đổi linh hoạt

Công nghệ Internet of Things Internet of things cài đặt trạng thái của các loại máy móc, thiết bị điện tử có thể tự động thay đổi ví dụ như ngủ, thức dậy, kết nối hoặc bị ngắt, vị trí thiết bị thay đổi, tốc độ thay đổi

Xem thêm tại : https://thietbikythuat.com.vn/internet-of-things-la-gi-cac-dac-tinh-co-ban-cua-internet-of-things

2. Công nghệ Internet of Things được áp dụng trong các lĩnh vực

Internet of things
Internet of things

2.1 Chăm sóc sức khỏe

Ngày nay, việc chăm sóc sức khỏe trở nên đơn giản hơn, khi  mà các nhà cung cấp dịch vụ sức khoẻ có thể nắm được tình trạng bệnh nhân của mình thường xuyên, đều đặn, thông qua thiết bị cảm biến.

Không dừng lại ở đó, các ứng dụng của IoT còn được đánh giá cao bởi: Thiết bị có thể gửi thông báo tới cho người thân, điều dưỡng,… chăm sóc bệnh nhân để nhắc nhở lịch khám, lịch dùng thuốc,… chủ động trong việc điều trị và chăm sóc. Ngoài ra, khi bệnh nhân gặp phải sự cố bất ngờ, các thiết bị này cũng phát ra tín hiệu cảnh báo, cấp cứu để bệnh nhân nhanh chóng được giúp đỡ.

Các thiết bị IoT được sử dụng trong y tế, chăm sóc sức khoẻ như: Camera giám sát, robot phẫu thuật, thiết bị cảm biến, đo lường,… đang hỗ trợ rất nhiều cho đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng trong việc khám chữa bệnh, chăm sóc y tế.

2.2 Công nghệ xe không người lái, xe tự lái

Xe không người lái, máy bay tự lái,… nghe như các thiết bị trong bộ phim khoa học viễn tưởng. Nhưng, với sự phát triển của Internet of Things, công nghệ này đã trở thành sự thật từ nhiều năm nay.

Nhiều thiết bị không người lái hoặc tự lái được thiết kế rất thông minh, cho phép con người đạt được mục đích đặt ra. Các thiết bị này được ứng dụng hàng loạt thiết bị cảm biến, con quay hồi chuyển, internet,… nạp lượng dữ liệu lớn về con người, giao thông, xử lý tốc độ, điều kiện tự nhiên,… để có thể cài đặt và đưa ra xử lý phù hợp khi tham gia vào điều kiện giao thông thực tế.

Hiện nay, có rất nhiều hãng lớn đang thử nghiệm xe không người lái, hứa hẹn tương lai không xa, xe không người lái sẽ phủ sóng thị trường. Tiêu biểu như: Tesla, BMW, Volvo, Uber,…

2.3 Công nghiệp sản xuất

Các ví dụ ứng dụng của internet of things trong công nghiệp rất nhiều. Dây chuyền sản xuất hiện đại luôn tích hợp các thiết bị cảm ứng, có kết nối internet. Các thiết bị này được ứng dụng để đếm số lượng sản phẩm, kiểm tra, quét thông tin tự động, loại bỏ các sản phẩm lỗi, không đủ tiêu chuẩn.

hiết bị IoT trong công nghiệp sản xuất còn đóng vai trò theo dõi, giám sát và cảnh báo hệ thống sản xuất. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, hệ thống sẽ phát ra cảnh báo, gửi cảnh báo tới nhân viên kỹ thuật phụ trách và kích hoạt các biện pháp xử lý đã được thiết lập.

IoT rất quan trọng đối với ngành sản xuất. IoT cho phép con người xây dựng nhà máy tự động hóa, con người phải tham gia rất ít vào khâu sản xuất. Điều này vừa giúp tăng năng suất, giảm chi phí, vừa đảm bảo an toàn sản xuất.

Các ứng dụng của IoT trong sản xuất đã khiến cho nhiều doanh nghiệp mới đi nhanh hơn nhờ tận dụng sức mạnh công nghệ.

2.4 Trong bán lẻ

Ngành bán lẻ cũng là một ngành sử dụng rất nhiều công nghệ IoT. Thanh toán qua điện thoại di động, thanh toán qua thiết bị có kết nối internet, công cụ quét mã QR, barcode,… đều là các ứng dụng IoT.

IoT ứng dụng vào ngành bán lẻ mang lại nhiều giá trị: nâng trải nghiệm mua hàng, khách hàng hài lòng bởi sự tiện ích, thông minh và an toàn mua sắm; giảm chi phí quản lý, thống kê, báo cáo; tăng năng suất lao động do bán hàng nhanh và thông minh hơn, phục vụ được nhiều khách hàng hơn; từ đó giúp tăng doanh số, tăng lợi nhuận.

2.5 Trong chuỗi cung ứng hàng hóa

Chuỗi cung ứng dần hoạt động hiệu quả, thông minh và tối ưu nhờ có sự hỗ trợ của IoT. Các ứng dụng của iot trong chuỗi cung ứng như: thiết bị kiểm đếm tự động trong kho thông minh, quét barcode, QR code, kiểm tra thông tin sản phẩm, hàng hóa dễ dàng chỉ với một lần quét. IoT giúp nắm bắt thông tin, số lượng, vị trí lưu kho, lịch sử luân chuyển hàng hóa nhanh chóng, cắt giảm thời gian kiểm đếm cồng kềnh, tốn kém.

Tương tự kho thông minh, thiết bị IoT cũng được ứng dụng vào vận chuyển thông minh. Hàng hóa được vận chuyển và ghi lại lịch sử di chuyển thông qua các thiết bị kiểm đếm, check thông tin, check in điểm đến,… rất tiện lợi, nhanh chóng và thông minh. Thiết bị IoT được ứng dụng để kiểm tra các yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, áp suất,… từ đó đưa ra các điều chỉnh môi trường bảo quản nguyên vật liệu, hàng hóa phù hợp, đảm bảo hàng hóa không bị hư hại do yếu tố môi trường.

2.6 Trong nông nghiệp

Nông nghiệp hiện đại có sự giúp sức rất lớn từ công nghệ. Các ứng dụng của iot trong nông nghiệp có thể kể đến như: Hệ thống cấp nước, chăm bón phân thuốc tự động, điều khiển thông qua thiết bị di động, máy tính kết  nối từ xa. Hiện đại hơn đó là các khu canh tác kiểm soát nhiệt độ, ánh sáng, điều chỉnh điều kiện môi trường phù hợp với giống cây trồng, vật nuôi.

3.Lợi ích của Công nghệ Internet of Things với người dùng

3.1 Ứng dụng cho doanh nghiệp

internet-of-things
Ứng dụng của internet-of-things với doanh nghiệp

Lợi ích của IoT cho doanh nghiệp phụ thuộc vào việc triển khai cụ thể, doanh nghiệp nên có quyền truy cập vào dữ liệu nhiều hơn về các sản phẩm của họ và hệ thống nội bộ của họ.

Các nhà sản xuất đang thêm các cảm biến vào các thành phần của sản phẩm để họ có thể truyền lại dữ liệu về cách chúng hoạt động. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện ra lỗi trước khi thiệt hại xảy ra.

Việc sử dụng IoT cho doanh nghiệp có thể được chia thành hai phân khúc:

+ Các dịch vụ dành riêng cho ngành như cảm biến trong nhà máy phát điện hoặc thiết bị định vị thời gian thực để chăm sóc sức khỏe.

+ Các thiết bị IoT được sử dụng trong tất cả các ngành công nghiệp, như điều hòa không khí thông minh hoặc hệ thống an ninh.

3.2 Ứng dụng cho người dùng

internet-of-things
Ứng dụng của internet-of-things với người dùng

IoT sẽ làm cho nhà, văn phòng và phương tiện của chúng ta trở nên thông minh hơn, dễ đo lường hơn và tốt hơn.

Các thết bị thông minh như Echo của Amazon và Google Home giúp phát nhạc dễ dàng hơn, đặt bộ hẹn giờ,… Máy điều hòa thông minh có thể giúp chúng ta sưởi ấm nhà trước khi chúng ta quay trở lại.Các cảm biến có thể giúp chúng ta biết được môi trường đang ồn ào hay ô nhiễm như thế nào. Xe hơi tự lái và thành phố thông minh có thể thay đổi cách chúng ta xây dựng và quản lý không gian công cộng.

Xem thêm tại: https://izisolution.vn/cac-vi-du-ung-dung-cua-internet-of-things-iot-trong-cac-linh-vuc

Qua bài viết, chúng ta đã có những kiến thức cơ bản về công nghệ . Trong tương lai, công nghệ hiện đại này sẽ được áp dụng nhiều hơn trong đời sống trên các lĩnh vực và có vai trò quan trọng trong việc thay đổi thế giới công nghệ thông tin.

Các bạn có thể cập nhật thêm các thông tin về công nghệ Internet of Things, số hóa tại: https://itviec.com/blog/cong_nghe

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Hảo

Mã sinh viên: 21050854

Lớp: QH -2021 – E – KTQT – CLC – 4

Mã học phần : IN3104 1