Thái Lan từ lâu đã trở thành điểm đến quen thuộc của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên đặc sắc, những công trình kiến trúc, chùa chiền đẹp mắt mà còn có nền văn hóa vô cùng đa dạng, đầy màu sắc với nhiều lễ hội náo nhiệt quanh năm. Hãy cùng điểm qua 5 lễ hội ở Thái Lan vô cùng độc đáo và cảm nhận sự hấp dẫn không thể cưỡng lại khi vi vu xứ sở chùa Vàng này nhé!
Nội dung bài viết
Lễ hội té nước – Songkran (Tháng 4)
Songkran hay còn gọi là Lễ hội té nước, được biết đến là một trong những lễ hội ở Thái Lan được tổ chức vào ngày đầu năm (13 – 15/04 dương lịch) theo Phật lịch để đón chào năm mới. Lễ hội được tổ chức vào ngày mặt trời thay đổi vị trí trong cung hoàng đạo, đánh dấu kết thúc những ngày nóng nhất ở Thái Lan và bắt đầu thời điểm mưa gió.
Lễ hội té nước diễn ra bao gồm 2 phần: phần lễ và phần hội, phần lễ người dân thực hiện những nghi thức trang trọng tắm tượng Phật, còn phần hội là lúc mọi người cùng đổ ra các con đường té nước vào nhau. Để tham dự lễ tắm Phật, bạn có thể đến các ngôi chùa tại Chiang Mai như: chùa Phra Buddha Sihing, chùa Wat Phrathat Doi Suthep,…Tới các ngôi chùa những ngày này bạn có thể dùng nước hoa nhài tự tay té nước vào tượng Phật để lấy may mắn.
Sau lễ tắm Phật, người dân hào hứng chào mừng năm mới bằng lễ hội té nước truyền thống. Các tuyến phố ngập tràn sự sôi động bởi các nhóm biểu diễn ca múa nhạc truyền thống theo phong cách Lanna, đây cũng là dịp bạn thưởng thức các món ăn địa phương đặc sắc dọc các tuyến phố và hòa mình vào dòng người tham gia hội té nước. Tại lễ hội Songkran, bạn có thể té nước vào bất kỳ ai và bạn cũng chuẩn bị tinh thần bị ướt bởi những người hoàn toàn lạ mặt, với quan niệm càng được té nhiều nước bạn càng nhận được nhiều may mắn,…
Lễ hội ma xó – Phi Ta Khon (Tháng 7)
Lễ hội Ma Xó Phi Ta Khon, hay còn gọi là “Ghost Festival,” là một trong những lễ hội ở Thái Lan được nhiều người quan tâm. Theo truyền thuyết, lễ hội ở Thái Lan Phi Ta Khon này bắt nguồn từ câu chuyện về hoàng tử Vessantara, một hóa thân của Đức Phật, khi trở về từ chuyến hành trình dài, đã được dân làng chào đón nồng nhiệt. Sự vui mừng và hân hoan của họ được thể hiện qua việc hóa trang thành những hồn ma và quỷ dữ, tạo nên một không khí sôi động và đầy màu sắc.
Lễ hội Phi Ta Khon kéo dài 3 ngày với có một số hoạt động thú vị, bao gồm cuộc diễu hành diễn ra vào thứ Sáu (hóa trang thành ma), với các cuộc thi và âm nhạc vào thứ Bảy và các nghi lễ Phật giáo vào Chủ nhật. Trong lễ hội này, người dân Thái Lan sẽ đeo một chiếc mặt nạ ghê rợn được trang trí thủ công bằng giấy dán và nhiều vật liệu tự nhiên, có màu sắc và hình thù vô cùng kỳ quái để trưng diện.
Lễ hội này thể hiện sự tôn kính đối với tổ tiên và các vị thần linh, đồng thời là cơ hội để người dân cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Những chiếc mặt nạ và trang phục ma quái tượng trưng cho sự xua đuổi tà ma và đem lại sự may mắn, bình an cho cộng đồng.
Lễ hội ma xó Phi Ta Khon được tổ chức vào cuối tuần của ngày rằm tháng 6 âm lịch. Với lịch sử lâu đời và những hoạt động đặc sắc, lễ hội ma xó là một minh chứng sống động cho sự đa dạng và phong phú của lễ hội ở Thái Lan. Mặc dù đây là một lễ hội địa phương ở tỉnh Loei nhưng lại rất được quan tâm và nhiều người tham gia.
Lễ hội đua trâu – Wing Kwai (Tháng 10)
Lễ hội đua trâu Wing Kwai đã có truyền thống hơn 100 năm, ban đầu, các cuộc đua trâu được tổ chức như một phần của các nghi lễ cầu mùa màng bội thu, tạ ơn các vị thần linh đã ban cho đất đai màu mỡ và thời tiết thuận lợi. Dần dần, Wing Kwai trở thành một sự kiện lớn hơn, không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là nơi vui chơi giải trí đặc sắc, góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa lễ hội ở Thái Lan.
Trường đua trong lễ hội có chiều dài khoảng 100m, nằm ngay trước Ủy ban tỉnh Chonburi. Những chú trâu mạnh mẽ nhất sẽ được chọn để tham gia cuộc đua. Các chủ trâu và người điều khiển sẽ trang trí trâu của mình bằng những dải lụa màu sắc rực rỡ, tạo nên một không khí rộn ràng và đầy màu sắc.
Đua trâu là điểm thu hút chính của lễ hội, nhưng bên cạnh cuộc đua căng thẳng thì du khách tham gia lễ hội ở Thái Lan có thể bắt gặp nhiều hoạt động thú vị khác, chẳng hạn như cuộc thi làm đẹp cho trâu, trang trí trâu và biểu diễn Muay Thái, hội chợ và các trò vui chơi có thưởng rất hấp dẫn. Với những trải nghiệm khó quên mà lễ hội mang lại, Wing Kwai chắc chắn là một trong những lễ hội đáng tham dự nhất khi khám phá các lễ hội ở Thái Lan.
Lễ hội ăn chay – Phuket (Tháng 10)
Lễ hội ăn chay ở Thái Lan được tổ chức theo lịch âm, còn dương lịch sẽ rơi vào tháng 9 hoặc tháng 10 tùy năm, là một trong những lễ hội ở Thái Lan thu hút sự quan tâm của toàn thế giới bởi sự độc đáo và thú vị.
Các điểm tổ chức lễ hội ăn chay thường thấy nhất là ở Yarowat hay phố người Hoa ở Bangkok, ngoài ra Phuket cũng là tâm điểm của lễ hội vì ở đây cũng có tới 30% dân số gốc Hoa. Lễ hội ăn chay là một lễ quan trọng trong văn hóa Trung Quốc và ảnh hưởng rất nhiều đến văn hóa lễ hội ở Thái Lan. Để làm sạch cơ thể, những người sùng đạo tuân theo chế độ ăn thuần chay nghiêm ngặt bằng cách bỏ thịt gia súc, thịt gia cầm, hải sản, trứng sữa, cũng như tỏi, hành tây và hẹ Trung Quốc.
Nếu chỉ nhắc đến ăn chay thì lễ hội này quả thực không có gì đặc sắc, nhưng có một vài lý do khiến lễ hội ăn chay Phutket trở nên “hot hòn họt” trong số những lễ hội ở Thái Lan, thu hút đông đảo bạn bè quốc tế theo dõi. Tiêu điểm là các hành động “hành xác” gây ám ảnh của người địa phương. Một số hành động như dùng kiếm và các vật nhọn cắt xuyên qua má và các bộ phận cơ thể khác của người tham gia hay đi bộ trên than nóng khiến cho lễ hội trở nên viral hơn rất nhiều so với những lễ hội ở Thái Lan khác.
Lễ hội Loy Krathong và Yi Peng (Tháng 11)
Lễ hội Loy Krathong diễn ra vào đêm trăng tròn tháng 11 hàng năm, tính theo lịch âm của Thái Lan sẽ vào ngày 15/12. Lễ hội diễn ra với mục đích tỏ lòng tôn kính với nữ thân với nữ thần nước đã ban cho người dân nguồn nước dồi dào và cầu mong sự ân xá của nữ thần cho những hành động làm vẩn đục nguồn nước.
Trong nghi lễ thả đèn hoa đăng, người ta thường cắt một ít móng tay và để đồng xu bỏ vào chiếc đèn với niềm tin rằng như vậy sẽ xua đuổi những điều không may mắn, thả trôi đi những phiền muội và cầu mong phước lành. Đây là một trong những lễ hội ở Thái Lan thu hút rất nhiều du khách quốc tế tham gia.
Bên cạnh lễ hội ở Thái Lan – Loy Krathong, lễ hội thả đèn trời Yi Peng cũng là một sự kiện quan trọng trong văn hóa lễ hội ở Thái Lan, đặc biệt của người dân ở Chiang Mai, là tâm điểm thu hút du khách đến với xứ sở chùa Vàng. Lễ hội thả đèn Chiang Mai diễn ra vào tháng 11 hàng năm bên bờ sông Peng, vào buổi tối ngày lễ, hàng ngàn chiếc đèn sẽ được được thả lên trời và bay đi trong làn gió, tạo thành một khung cảnh vô cùng mãn nhãn.
Trong suốt lễ hội, sẽ có một số hoạt động khác như diễu hành, một số nghi lễ tôn giáo, bắn pháo hoa nhưng phần lớn mọi người yêu thích và quan tâm nhất vẫn là nghi thức thả đèn trời bởi vì khung cảnh tuyệt đẹp chỉ có trong phim xuất hiện trước mặt khiến ai cũng cảm thấy có phần khó tin nhưng hào hứng không thể che giấu.
Có thể thấy rằng, những lễ hội ở Thái Lan đều chứa đựng những giá trị văn hóa sâu sắc, phản ánh đậm nét phong tục và tín ngưỡng của xứ sở chùa Vàng. Từ những lễ hội đua trâu sôi động của Wing Kwai, lễ hội té nước Songkran tràn đầy niềm vui, đến lễ hội Loy Krathong lung linh ánh đèn, tất cả đều mang đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời và khó quên khi tham gia các lễ hội ở Thái Lan.
Ngoài ra còn một số lễ hội ở Thái Lan cũng đặc sắc không kém, chẳng hạn như Lễ hội Hoàng gia, Tiệc buffet cho khỉ, Lễ hội voi Surin,… đều là các lễ hội địa phương vô cùng đặc sắc được nhiều du khách quan tâm khi đến tham dự lễ hội ở Thái Lan.
Một số lưu ý khi tham dự lễ hội ở Thái Lan
Khi tham dự lễ hội ở Thái Lan, có một số lưu ý quan trọng để bạn có trải nghiệm tốt nhất và tôn trọng văn hóa địa phương. Dưới đây là một số điểm cần ghi nhớ:
- Tôn trọng trang phục: Khi tham gia lễ hội ở Thái Lan, đặc biệt là các lễ hội tôn giáo, bạn nên ăn mặc lịch sự và kín đáo. Đối với phụ nữ, việc mặc váy dài hoặc quần áo che kín vai và đầu gối là rất quan trọng. Đàn ông cũng nên tránh mặc quần đùi và áo ba lỗ để thể hiện sự tôn trọng với văn hóa và tín ngưỡng địa phương.
- Giữ gìn vệ sinh và môi trường: Trong lễ hội ở Thái Lan, hãy luôn giữ gìn vệ sinh, không xả rác bừa bãi và tôn trọng không gian công cộng. Thái Lan rất coi trọng việc bảo vệ môi trường, nên việc giữ gìn vệ sinh là điều cần thiết, đặc biệt là trong lễ hội đèn trời Yi Peng.
- Cẩn trọng với đám đông: Lễ hội ở Thái Lan thường thu hút rất đông người tham gia, vì vậy hãy cẩn thận với tài sản cá nhân, tránh mang theo quá nhiều đồ giá trị. Đồng thời, nên chú ý đến tình hình xung quanh để tránh bị lạc hoặc gặp sự cố.
- Tham gia các hoạt động một cách hòa nhã: Khi tham gia lễ hội ở Thái Lan, hãy tham gia một cách lịch sự và vui vẻ. Không nên có những hành động gây rối hoặc làm phiền người khác. Đặc biệt, trong những không gian linh thiêng như chùa chiền, việc giữ im lặng và thể hiện sự tôn kính là rất quan trọng.
- Tôn trọng các nghi thức và phong tục: Mỗi lễ hội ở Thái Lan đều có những nghi thức và phong tục riêng, hãy tìm hiểu trước và tôn trọng chúng. Ví dụ, trong lễ hội Songkran (Tết Thái Lan), việc tạt nước là một phần của truyền thống, nhưng bạn nên làm điều này một cách lịch sự và không gây phiền hà cho người khác.
- Tham gia các hoạt động với tinh thần học hỏi: Lễ hội ở Thái Lan không chỉ là dịp vui chơi mà còn là cơ hội tuyệt vời để bạn hiểu thêm về văn hóa và lịch sử của đất nước này. Hãy tham gia các hoạt động với tinh thần học hỏi và khám phá. Ví dụ, trong lễ hội Loy Krathong, bạn có thể tham gia thả hoa đăng trên sông và tìm hiểu ý nghĩa của việc này đối với người Thái.
- Thưởng thức ẩm thực địa phương một cách văn minh: Lễ hội ở Thái Lan thường có rất nhiều món ăn đường phố hấp dẫn. Tuy nhiên, hãy chú ý chọn những quầy hàng sạch sẽ và tuân thủ các quy tắc vệ sinh khi ăn uống. Tránh việc lãng phí thức ăn và luôn giữ gìn vệ sinh công cộng.
Trên đây là những thông tin bổ ích về lễ hội ở Thái Lan giúp bạn hiểu rõ hơn về nền văn hóa phong phú và đa dạng của đất nước này. Hy vọng bài viết này có thể làm giàu thêm hiểu biết cho hành trình du lịch sắp tới của bạn, giúp bạn có một trải nghiệm tuyệt vời khi tham gia lễ hội ở Thái Lan!
Một số chủ đề khác liên quan đến lễ hội bạn có thể quan tâm:
- Top 9 lễ hội âm nhạc lớn nhất thế giới có thể bạn chưa biết
- Top 8 lễ hội âm nhạc sôi động giúp kéo “mood” oi bức ngày hè
- Top 10 lễ hội truyền thống đặc sắc ở Nhật Bản
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngân Hạ
Mã sinh viên: 21050848
Lớp QH2021E KTQT CLC 4
Lớp học phần: INE3104 2