Nội dung bài viết
Kinh tế vỉa hè – Kinh tế đô thị
Nói đến hè phố ở đô thị Việt Nam, chúng ta có thể liên tưởng ngay đến những gánh hàng rong, những hàng quán bên đường. Sự tận dụng không gian vỉa hè, phần nào làm cản trở lưu thông, gây khó khăn cho những người đi bộ. Nhưng phải thừa nhận rằng, kinh tế vỉa hè là một phần tất yếu không thể thiếu trong các đô thị Việt Nam
Hoạt động kinh doanh dịch vụ trên phố cổ Hà Nội. Ảnh: Chiến Công
Kinh tế Vỉa hè bắt nguồn từ đâu ?
Kinh tế vỉa hè được hình thành bắt đầu từ những hạt nhân kinh tế nhỏ lẻ vùng nông thôn. Ở vùng ngoại ô, khi những ngày nông nhàn, hoặc những vụ vào mùa với những sản vật cây trái phong phú, người nông dân thường có tư duy đưa về thành thị sẽ bán được dễ dàng với giá cao.
Từ những quang gánh, trở thành quán nhỏ, dần trở nên lâu đời và là một phần văn hóa không thể thiếu trong đô thị Việt Nam.
“Những người bán hàng trên vỉa hè là những người có chi phí thấp. Từ những quang gánh, trở thành quán nhỏ, dần trở nên lâu đời và là một phần văn hóa, một nét đặc trưng trong kinh tế đô thị không chỉ của Việt Nam mà của hầu hết quốc gia mà chúng tôi nghiên cứu”, thạc sĩ, kiến trúc sư Lê Nguyễn Hương Giang chia sẻ quan điểm tại talkshow “Nền kinh tế vỉa hè Việt Nam liệu có quan trọng”.
Thực trạng
Buôn bán, kinh doanh hay sống nhờ vỉa hè đang tạo nên một cuộc dịch chuyển trong nền kinh tế Việt Nam. Buôn bán trên vỉa hè là một phần của văn hóa. Sự tương tác xã hội khiến cho một số người muốn gắn bó với vỉa hè, nhất là những người lớn tuổi.
Thực tế, có những người không có việc làm lúc này và do đó họ có mặt trên vỉa hè để kiếm sống. Nhưng cũng có những người, truyền thống và đặc sản của gia đình làm lên tên tuổi của cửa hàng, từ đó kiếm bộn tiền hơn. Có một nhận định quan trọng về hình ảnh của đô thị Việt Nam là “Hè phố phản ánh thực trạng tình hình kinh tế, văn hóa xã hội của mỗi đô thị”.
Nói đến hè phố ở đô thị Việt Nam, chúng ta có thể liên tưởng ngay đến những gánh hàng rong, những hàng quán bên đường. Quá trình hình thành nền kinh tế vỉa hè ở nước ta cho thấy: “Kinh tế vỉa hè thực ra là một bộ phận của khu vực kinh tế phi chính thức, với sự phát triển tự nhiên từ lối sống, phương thức buôn bán thương mại nhỏ lẻ tồn tại từ lâu đời”.
Dù không được “danh chính ngôn thuận” thừa nhận ở khía cạnh tích cực trên các văn bản pháp lý nhưng sức sống và giá trị của nó vẫn bền bỉ, tồn tại do nhu cầu thực tế của người dân đô thị, đó là đáp ứng nhu cầu dịch vụ hàng hóa giá rẻ, tiện lợi và tiết kiệm thời gian.
Sự tận dụng không gian vỉa hè, phần nào làm cản trở lưu thông, gây khó khăn cho những người đi bộ. Nhưng phải thừa nhận rằng, kinh tế vỉa hè là một phần tất yếu không thể thiếu trong các đô thị Việt Nam
Kinh tế vỉa hè góp phần phát triển kinh tế
Các chuyên gia quốc tế đánh giá khu vực kinh tế phi chính thức tạo ra ít nhất 20% GDP và số lao động phi chính thức đã tham gia tích cực trong nền kinh tế quốc gia. Trong đó, kinh tế vỉa hè với số lao động phi chính thức ở khu vực thương mại chiếm 31% và dịch vụ chiếm 26%. Kinh tế phi chính thức chiếm ưu thế trong lĩnh vực kinh tế, việc làm. Năm 2007, nền kinh tế vỉa hè đã đóng góp gần 11 triệu trong tổng số 22 triệu lao động phi chính thức.
Theo điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2017 ước tính các hộ kinh doanh cá thể, bao gồm những người buôn bán trên vỉa hè, tạo ra giá trị kinh tế khoảng 11-13% GDP quốc gia.
Vỉa hè trở thành nơi tạo ra việc làm và thu nhập của số lớn dân nghèo đô thị. Vỉa hè còn là nơi nương náu của không ít công nhân mỗi khi bị loại khỏi vòng quay của nền kinh tế chính thức. Người bán, phần đông là nhóm chưa qua đào tạo, khó tiếp cận các cơ hội việc làm chính thức, dùng vỉa hè để nuôi sống bản thân và gia đình. Đồng thời, góp phần đưa hàng hóa tiêu dùng đến mọi ngóc ngách một cách nhanh chóng.
Mọi hoạt động thương mại – dịch vụ đều có thể diễn ra trên hè phố Việt Nam
Về mặt quảng bá hình ảnh du lịch, một trong những điều du khách thích thú đến Việt Nam là tận hưởng những món ăn địa phương, mua sắm những món hàng địa phương và được trao đổi, giao tiếp với lại người dân địa phương. Những hoạt động vỉa hè diễn ra phong phú tùy theo khu vực, tùy theo địa điểm và thời gian thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Xem thêm tại: Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Kinh tế vỉa hè trong quá trình phát triển không gian thương mại đô thị
Trong quá trình quy hoạch đô thị, các nhà nghiên cứu thường dùng phương pháp nghiên cứu xã hội, văn hóa và con người trên từng khu vực quy hoạch (Ethnography), giúp hiểu rõ hơn những tác động ảnh hưởng có thể xảy ra trong qua trình quy hoạch xây dựng. Vỉa hè cần phải được nghiên cứu từ người sử dụng tại khu vực đó hơn là đơn thuần tính không gian thực thể của khu vực.
Tại những khu vực khác nhau của một đô thị, có thể thấy những gánh bán hàng rong tập trung nhiều hơn, hoặc loại hình buôn bán nào ở từng con phố có sự khác biệt.
Ở phương diện tương tác của con người, xã hội và văn hóa trên các không gian vỉa hè, có thể thấy rõ hơn yếu tố sinh hoạt, về sự thỏa hiệp và thương lượng giữa con người với con người. Ví dụ, khi người bán hàng rong đặt quầy hàng tại không gian đó, tức đã có sự thỏa hiệp với chủ nhà đồng ý cho để tạm hoặc cho thuê mặt bằng để dựng quầy hàng. Hoặc cũng có thể từng thời điểm khác nhau, trên cùng một vị trí, sẽ có những quầy hàng rong khác nhau, đó chính là sự thỏa hiệp và cam kết giữa những người bán hàng rong với nhau.
Bản đồ vỉa hè – Mô hình “số hóa” hoạt động đa chức năng của hè phố
Kinh tế vỉa hè vẫn là loại hình kinh doanh không chính thức. Dù hoạt động công khai 24 giờ mỗi ngày, bền bỉ 365 ngày bất kể lễ Tết, nó chưa hề được công nhận trên bất kỳ văn bản pháp lý nào.
Vỉa hè là khu vực kinh tế vô thừa nhận. Vỉa hè là tài sản công, còn các hoạt động kinh doanh trên đó lại phục vụ lợi ích riêng, nên chính quyền không thể nào dễ dàng công nhận. Nhà quản lý không thể mặc nhiên công nhận các hoạt động kinh tế vỉa hè vì đi ngược lại chức năng giao thông vốn có, nhưng cũng không thể xoá bỏ vì những lợi ích thực tế. Việc bỏ ngỏ quản lý trong khi nhu cầu buôn bán rất lớn còn tạo ra rủi ro ngầm, khiến người bán hàng buộc phải chấp nhận các khoản “phí” không chính thức để được kinh doanh.
Khách hàng ngồi tràn ra vỉa hè trước các quán cà phê trên đường Nguyễn Siêu (quận 1, TP HCM), tối 4/10. Ảnh: Thanh Tùng
“Giành lại vỉa hè cho người đi bộ”, “dọn dẹp vỉa hè” trở thành khẩu hiệu cho nhiều chiến dịch lập lại trật tự đô thị. Thế nhưng, kết thúc những chiến dịch này, các vi phạm lại tái diễn.
Nhà nước không có nguồn thu nào từ khu vực kinh tế vỉa hè, nhưng lại phải chi nhiều ngân sách để giải quyết các hệ lụy như mất an toàn giao thông, bộ mặt đô thị nhếch nhác, nguy cơ về an toàn thực phẩm…
Theo Khảo sát của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM năm 2019 với hơn 100 người bán hàng rong nhập cư ở trung tâm thành phố cho thấy, 22% từng chịu rủi ro an ninh trật tự, bao gồm mất tiền “bảo kê”, bị trộm cắp, hoặc tranh chấp với những người bán hàng khác.
Lời kết: “Kinh tế vỉa hè” rất cần được quan tâm và vì thế, cần có những giải pháp hữu hiệu của chính quyền đô thị các cấp để vừa đảm bảo diện tích vỉa hè, vừa không làm mất đi những hoạt động kinh tế vỉa hè sôi động mà pháp luật cho phép.
“Hè phố phản ánh thực trạng tình hình kinh tế, văn hóa xã hội của mỗi đô thị”. Nói đến hè phố ở đô thị Việt Nam, chúng ta có thể liên tưởng ngay đến những gánh hàng rong, những hàng quán bên đường. Sự tận dụng không gian vỉa hè, phần nào làm cản trở lưu thông, gây khó khăn cho những người đi bộ. Nhưng phải thừa nhận rằng, kinh tế vỉa hè là một phần tất yếu không thể thiếu trong các đô thị Việt Nam.
Xem thêm các bài viết liên quan tại:
Tiết lộ 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam được UNESCO công nhận
Hành trình tìm về nguồn cội: Khám phá Top 7 Di sản Văn hóa Việt Nam
Thực hiện bởi:
Lương Thùy Linh
MSV: 22051722
Lớp học phần: INE3014_2