Ô nhiễm không khí ở Hà Nội cuối năm 2019

gợi ý từ google, ô nhiễm không khí ở Hà Nội

Thực trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội cuối 2019

Sáng nay ngày 18/11, mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội cuối 2019 đạt mức trung bình 113(số liệu cập nhật mới nhất của AQI), là mức độ không tốt dành cho những người nhạy cảm với không khí, đây là mức độ có thể nói là đã được cải thiện tương đối so với nhiều tháng nay, khi mà chỉ số ô nhiễm không khí ở Hà Nội cuối 2019 thường xuyên vượt mức 150, mức độ gây nguy hiểm với hầu hết mọi người.

Theo số liệu của WHO, ô nhiễm không khí gây ra 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm. Số liệu thống kê của Liên hợp quốc cũng cho thấy, mỗi giờ có khoảng 800 ca tử vong do ô nhiễm không khí, trung bình 13 người tử vong mỗi phút, gấp ba lần số tử vong vì sốt rét, bệnh lao và AIDS mỗi năm. Cũng theo WHO, Việt Nam có 34.232 người tử vong sớm có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Trên trang tiếng Việt của Tổ chức Y tế thế giới cũng viết : “Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh tim, đột quỵ và ung thư phổi. Cả phơi nhiễm ngắn hạn và dài hạn với các chất ô nhiễm không khí đều gây tác động về sức khỏe. Những người đang mang bệnh sẽ bị tác động nghiêm trọng hơn. Trẻ em, người già và người nghèo dễ bị tổn thương hơn. Chất ô nhiễm có hại nhất cho sức khỏe – liên quan chặt chẽ với tử vong quá sớm – là hạt mịn PM2.5 thâm nhập sâu vào đường phổi.”

Các gợi ý của google- ô nhiễm không khí ở Hà Nội
Ảnh minh hoạ tác động của khói bụi tới sức khoẻ con người

Việt Nam nằm trong khu vực chịu vấn đề ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới

Cụ thể, thứ hạng của Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh những tháng gần đây tăng khá cao, thường xuyên nằm trong top 10. Riêng Hà Nội đã có vài lần đứng top 1 những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội cuối 2019 trở nên nghiêm trọng: nguyên nhân là do đâu?

Ô nhiễm do nghịch nhiệt và không có mưa: Theo nhận định sơ bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường nguyên nhân bụi mịn tăng cao do đây là thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, khối không khí lạnh từ phía Bắc khuếch tán xuống phía Nam tạo nên dãy hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh gây hiện tượng nghịch nhiệt làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí ở Hà Nội. Lượng mưa trong năm 2019 có thể nói là thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, đều này cũng là một phần dẫn đến ô nhiễm không khí ở Hà Nội cuối 2019

Khói bụi từ ô tô và xe máy đang ngày một tăng lên: trong khi người dân địa phương không có thói quen đi bộ. Tại Hà Nội, hiện có khoảng 5 triệu xe máy và 500.000 ô tô. Mỗi ngày, thêm 1.000 ô tô và xe máy được đăng ký mới mỗi ngày. Ngoài ra, có nhiều ô tô và xe máy cũ không được bảo dưỡng đúng cách. Nhiên liệu sạch như xăng E5 ban đầu được khuyến khích sử dụng.

Các gợi ý của google, Ô nhiễm không khí ở Hà Nội
Ảnh minh hoạ

Việc đốt rơm và rơm sau thu hoạch, đốt chất thải ở khu vực ngoại thành và nông thôn đã gây ra những tác động đáng kể đến chất lượng không khí ở Hà Nội. Sự cố khói mù sau thu hoạch xảy ra thường xuyên hơn.

Ảnh minh hoạ

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội ngày một nhiêu từ việc quản lí không đúng cách xây dựng các căn hộ, tòa nhà cao tầng và các công trình trong thành phố, từ các nhà máy, xí nghiệp, các nhà máy nhiệt điện, rác thải chưa được xử lý, ….

Một số giải pháp cách phòng tránh bầu không khí ở Hà Nội bị ô nhiễm

Để phòng ngừa các bệnh lý cũng như tác hại do ô nhiễm không khí ở Hà Nội này gây ra, các chuyên gia y tế khuyến cáo, cần phải nắm được thông tin về mức an toàn trong không khí để có kế hoạch phòng vệ cho bản thân. Trong những ngày ô nhiễm không khí nguy hại, người dân đặc biệt trẻ em và phụ nữ có thai, người lớn tuổi, hạn chế ra đường  hay tham gia các hoạt động ngoài trời.

Nếu có việc bắt buộc phải ra ngoài thì mọi người cần đeo khẩu trang để ngăn ngừa khói bụi trong không khí. Các chuyên gia lưu ý, một chiếc khẩu trang thông thường như khẩu trang vải, khẩu trang y tế không thể lọc được bụi mịn mà chỉ hạn chế 30%-40% lượng bụi. Để ngăn được bụi mịn, chúng ta phải đeo hẳn hai cái khẩu trang, lúc này chúng ta có thể ngăn được đến 90%. Trường hợp chỉ muốn đeo một cái khẩu trang, người dân cần sử dụng khẩu trang chuyên dụng như N95 hoặc N99.

Khi về nhà, cũng nên rửa mặt, rửa mũi để giảm thời gian hạt bụi tiếp xúc trên đường hô hấp và trên da. Đồng thời, người dân nhớ nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý, hạn chế phơi thực phẩm, áo quần, hạn chế sử dụng nước mưa…

Ảnh minh hoạ, ô nhiễm không khí ở Hà Nội
Ảnh minh hoạ

Ngoài tính chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thì ở môi trường bệnh viện, ô nhiễm còn là việc lan truyền những mầm bệnh. Vì thế, trong bệnh viện khi có tình trạng ô nhiễm không khí thì các bệnh viện cần phải có kế hoạch riêng, phòng ngừa sự lan truyền của bệnh tật thông qua không khí.

Ngoài ra chúng ta còn có thể khắc phục ô nhiễm không khí ở Hà Nội bằng một số phương tiện

Xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học

Công nghệ “lọc sinh học” là một biện pháp xử lý ô nhiễm không khí thân thiện môi trường , vận hành rẻ và có chi phí đầu tư thấp nhất, nó là phương pháp thích hợp để xử lý hợp chất hữu cơ bay hơi có nồng độ thấp như nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, tinh bột sắn và các chất khí có mùi hôi.

Lọc không khí bằng phương pháp sinh học

Lọc sinh học là một biện pháp xử lý ô nhiễm không khí tương đối mới, đây là một phương pháp hấp dẫn để xử lý các chất khí có mùi hôi và các hợp chất bay hơi có nồng độ thấp.Các chất khí gây ô nhiễm không khí sẽ bị hấp phụ bởi một lớp màng sinh học, tại đây, các vi sinh vật sẽ phân hủy chúng để tạo nên năng lượng và các sản phẩm phụ là CO2 vànước theo phương trình sau:

Chất hữu cơ gây ô nhiễm + O2 —>  CO2 +H2O + nhiệt + sinh khối.

Máy lọc không khí

Máy sử dụng công nghệ phát ra các điện tích âm vào không khí, trung hoà với các điện tích đối xứng là những ion dương có hại trong môi trường và tạo hiệu ứng thu hút bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc…máy lọc không khí sẽ cung cấp ion âm và điều hoà không khí.

gợi ý của google,
Giải pháp cho không khí ở Hà Nội

Cuối cùng, chúng ta cũng nên khuyến cao người dân giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ bầu không khí ở Hà Nội bằng nhiều cách khác nhau như là:

+ Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và phương tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm khói bụi và các chất thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu xăng dầu trong không khí, nhất là vào giờ cao điểm.

+ Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các tuyến phố có nhiều phương tiện qua lại và hay xảy ra tình trạng ùn tắc.

> Tham khảo các bài viết tương tự tại đây 

>>hoặc tại đây

>>>hoặc đâyyy 

>>>>…….

 

Phạm Anh Đức

17050575