Ô nhiễm nguồn nước và 5 giải pháp khắc phục

Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề và đang đứng top đầu thế giới về sự ô nhiễm, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước. Nguồn nước ô nhiễm kéo theo đó là những hệ lụy liên quan đến môi trường và hơn hết là mạng sống của con người. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau bàn luận về các giải pháp khắc phục hiện trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn ở Việt Nam.

Bảo vệ môi trường nước - Ô nhiễm nguồn nước
Bảo vệ môi trường nước

Những hậu quả mà ô nhiễm nguồn nước gây ra 

  • Thiếu nước sạch: Thời gian gần đây người dân Hà Nội đang phải trải qua giai đoạn thiếu nước sạch trầm trọng khi nhà máy nước sạch sông Đà có mùi khó chịu. Người dân khu đô thị Linh Đàm phải tự mình xếp hàng đi mua nước sạch về dùng cho sinh hoạt. Theo thông tin ghi nhận từ các nhân viên bán hàng tạp hóa, cứ đến cuối ngày nước lại hết hàng. Người dân đang tỏ ra vô cùng bất bình trước hiện trạng này, vì trung bình họ phải bỏ ra gần 100,000VND một ngày để mua nước dùng.
    Người dân thiếu nước sạch - Ô nhiễm nguồn nước
    Người dân thiếu nước sạch
  • Tăng nguy cơ các bệnh liên quan đến ô nhiễm nước: Theo thông tin ghi nhận, tình trạng ô nhiễm nước sạch là nguyên nhân chính gây ra nhiều loại bệnh như viêm ruột, bệnh tả, giun sán và nghiêm trọng có thể dẫn đến bệnh ung thư. Việc người dân sinh hoạt bằng nguồn nước không an toàn là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm ruột kết gây loét và bệnh nhiễm giun sán. Khi tiếp xúc với nguồn nước như vậy, các dấu hiệu của bệnh sẽ không biểu hiện ra ngay mà ngấm dần vào cơ thể người, sau đó sẽ để lại nhiều căn bệnh nguy hiểm mà chúng ta không lường trước được. Các bạn có thể nghiên cứu một số bệnh do ô nhiễm nguồn nước gây ra tại https://sonaki.vn/6-can-benh-cuc-ky-nguy-hiem-nguon-nuoc-o-nhiem-gay-ra/

Giải pháp giúp cải thiện ô nhiễm nguồn nước

    • Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường: Một trong những nguyên do chính gây ra ô nhiễm môi trường là do ý thức của người dân. Hàng ngày có quá nhiều các loại rác thải không rõ nguồn gốc xả ra, chưa kể đến tình trạng xả rác bừa bãi nơi công cộng. Vì vậy chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng túi nilong và sử dụng đồ tái chế thay thế. Ngoài ra các bậc cha mẹ cũng nên dạy dỗ con cái ngay từ nhỏ để chúng hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
Giáo dục trẻ nhỏ - Ô nhiễm nguồn nước
Giáo dục trẻ nhỏ bảo vệ môi trường 
  • Cải thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường: Dường như những hình phạt về việc vi phạm kỷ luật vẫn chưa đủ mạnh, do vậy vẫn còn rất nhiều người vi phạm nội quy nơi công cộng. Vì vậy, các cơ quan lãnh đạo cần đẩy mạnh kỷ cương, có các biện pháp hình phạt răn đe các đối tượng vi phạm.
  • Tiết kiệm nước sạch: Tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông Đà gần đây như một lời cảnh tỉnh cho người dân về hiện trạng thiếu nước. Người dân cần tự giác hơn trong việc sử dụng nguồn nước: nhớ tắt vòi nước sau khi tắm giặt, đánh răng ăn uống, và việc sử dụng nước từ nguồn nước tự nhiên (ví dụ như nước mưa) cũng đang được khuyến khích. Bên cạnh đó, các hộ gia đình cũng nên thường xuyên kiểm tra hệ thống dẫn nước tại nhà để tránh tình trạng thất thoát nước, rỉ nước và có biện pháp xử lý kịp thời.
    Tắt nước sau khi sử dụng - Ô nhiễm nguồn nước
    Tắt vòi nước sau khi sử dụng

 

  • Xử lý hệ thống rác thải: Hiện nay có quá nhiều lượng rác thải thải ra hàng ngày, trong khi đó có rất ít những phương tiện chứa rác. Do vậy, cần tăng số lượng thùng rác ở nơi công cộng như khu du lịch sinh thái, các tuyến đường lớn, khu đông dân cư sinh sống, các khu trường học để tiện cho việc vứt rác, thùng rác cũng nên có nắp đậy sạch sẽ để tránh ô nhiễm không khí. Ngoài ra, việc phân loại thùng rác thành rác vô cơ và hữu cơ cũng vô cùng cần thiết, việc phận loại rác như vậy giúp quá trình xử lý rác thải trở nên dễ dàng hơn.
  • Phân loại rác thải - Ô nhiễm nguồn nước
    Phân loại rác thải
  • Tăng cường giám sát bảo vệ môi trường: Chính phủ và các cơ quan lãnh đạo cần giáo dục để nâng cao trình độ của đội ngũ giám sát, nâng cao tăng cường các trang thiết bị cho công cuộc giám sát, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, hệ thống xử lý nước sạch cũng nên được cải thiện để tránh tình trạng thiếu nước, tắc nghẽn nguồn nước đang xảy ra ở các hộ gia đình.

Công cuộc bảo vệ môi trường là nhiệm vụ đang được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là bảo vệ môi trường nước. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước xảy ra vô cùng nghiêm trọng, nhưng nếu chúng ta chung tay nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, cùng nhau tuyên truyền về tầm quan trọng của nó thì trong một tương lai không xa, vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ được cải thiện một cách đáng kể.

Bạn đọc có thể tham khảo https://www.vietchem.com.vn/tin-tuc/nguyen-nhan-gay-o-nhiem-moi-truong-nuoc.html

Đỗ Hương Giang – MSV 16040100