Phát triển du lịch bền vững luôn là vấn đề được toàn ngành du lịch Việt Nam quan tâm nhiều năm trở lại đây. Đặc biệt, sau COVID-19, phục hồi và phát triển du lịch lại càng được quan tâm, được Chính Phủ cùng các Bộ-Ban-Ngành đưa ra những chính sách phù hợp.
Nội dung bài viết
Phát triển du lịch nhờ tiềm năng du lịch Việt Nam:
Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, với 125 bãi tắm biển, trong đó hầu hết là các bãi tắm rất đẹp và thuận lợi cho khai thác mà không phải quốc gia nào cũng có như: Trà Cổ, Hạ Long, Lăng Cô, Ðà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc…
Về di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh nước ta có 85 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, 3.329 di tích xếp hạng di tích quốc gia và 9.857 di tích cấp tỉnh.
Đến nay, Việt Nam có 8 di sản vật thể và danh thắng được công nhận Di sản thế giới, đó là: Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn, Khu phố cổ Hội An, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Thành Nhà Hồ, Khu danh thắng Tràng An. Rõ ràng tiềm năng du lịch của Việt Nam là rất lớn
Việt Nam có một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể lớn với 191 di sản thuộc cả 7 loại hình di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc sinh sống trên mọi miền đất nước được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Du lịch trong nước của khách nội địa: Cần chú trọng phát triển.
Lượng khách nội địa chiếm tới 80% tổng lượng du khách. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3/2020 ước đạt 449.923 lượt, giảm 63,8% so với 2/2020 và giảm 68,1% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 3 tháng năm 2020 ước đạt 3.686.779 lượt khách, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm 2019. Xem thống kê chi tiết.
Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh tren thế giới, chủ trương phát triển du lịch nội địa là mục tiêu toàn ngành hướng tới để tạo “bàn đạp” cho việc khôi phục thị trường. Theo Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu, so với mọi năm, lượng khách năm 2020 giảm sâu, song sự nỗ lực của các địa phương, đơn vị trong việc mở cửa trở lại các điểm tham quan; miễn, giảm vé tham quan, phí trung chuyển… đã phần nào kích thích nhu cầu của người dân. Phục hồi du lịch hậu Covid-19
Thực tế, đợt nghỉ lễ 30-4, 1-5 vừa qua, hoạt động lữ hành tại nhiều địa phương đã khởi sắc hơn. Thậm chí, một số điểm đến còn xảy ra tình trạng quá tải cục bộ do lượng du khách đến rất đông, như Đà Lạt, một số bãi biển của các tỉnh, thành phố miền Trung, Vũng Tàu hay Côn Đảo Tham khảo một số điểm du lịch tại Côn Đảo… Đây là động lực và là điều kiện thuận lợi để các công ty lữ hành xây dựng và giới thiệu sản phẩm mới cho mùa hè năm nay.
Thói quen du lịch của du khách trong nước thay đổi
Du khách Việt Nam đang có sự thay đổi trong xu hướng đi du lịch. Việt Nam đang chứng kiến những hình thức mới hội nhập, có tác động làm thay đổi những chuyến tham quan truyền thống, thay đổi cách tạo dựng sản phẩm du lịch, khiến cho các quan niệm trước đây dần trở nên lỗi thời.
Nếu như trước đây, người dân Việt Nam có mục đích chính là tham quan, nghỉ dưỡng thông thường thì hiện nay là nhu cầu nghỉ dưỡng chất lượng cao, muốn tìm hiểu sâu hơn về các giá trị văn hóa và cuộc sống bản địa, nhiều trải nghiệm để du khách tham gia nhằm phát triển chính bản thân hay có thể nói là du lịch bước vào thế hệ thứ 3 trong tiến trình phát triển, thế hệ của “du lịch sáng tạo”.
Du khách thay đổi thời điểm du lịch
Du khách thường chọn những chuyến đi ngắn ngày. Nếu như trước kia du khách lựa chọn tour du lịch dài tối đa trong mỗi dịp nghỉ lễ thì giờ đây chủ yếu lựa chọn những chuyến đi nghỉ dưỡng vào cuối tuần và vào bất cứ thời điểm nào. Du khách dần coi từng chuyến đi như thời gian hưởng thụ, giải tỏa cảm xúc cá nhân và nạp lại năng lượng, trải nghiệm cuộc sống bản địa nhiều hơn. Địa điểm du lịch thay đổi tâm trạng
Áp dụng công nghệ cho mỗi chuyến đi
Quay lại thời điểm 10 năm trước du khách phải mua hoặc in các bản đồ, cân nhắc tìm nhà cung cấp tour cho chuyến đi thì ngày nay mọi thứ đều có thể diễn ra với chiếc điện thoại di động hay chỉ một cái nhấp chuột máy tính. Việc lên kế hoạch cho chuyến đi du lịch khoảng vài tháng trở nên không cần thiết, giờ đây thời gian chuẩn bị cho chuyến đi đã rút ngắn rất nhiều và thậm chí xu hướng đặt dịch vụ tour du lịch ở những giờ phút chót đang khá phổ biến.
Du lịch theo nhóm nhỏ trở nên phổ biến
Du khách thay vì lựa chọn tour theo nhóm lớn gần đây đi theo từng nhóm thân thiết từ 4-10 người. Nếu như trước đây các công ty thường tổ chức các chương trình lên tới hàng trăm người thì dần thay đổi thành tham quan theo phòng – ban hay từng bộ phận phân xưởng. Đối tượng đi du lịch trải nghiệm (thường được gọi là đi “phượt”) chủ yếu là giới trẻ, đi với nhóm nhỏ từ 2-10 người. Vi vu Tam Đảo cùng hội bạn thân.
Đề xuất xây dựng những sản phẩm mới cho ngành du lịch:
- Chú trọng nâng cao dịch vụ, nâng cấp, cải tạo các điểm tham quan nhằm thu hút du khách trong nước.
- Xây dựng những sản phẩm trải nghiệm mới.
- Ứng dụng công nghệ vào du lịch.
- Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, phục vụ lớp du khách trẻ.
Người thực hiện: Nguyễn Tùng Anh – 18050666
Thiên đường du lịch ở Côn Đảo