Tam Chúc – 1 địa điểm đáng để trải nghiệm

Du thuyền Tam Chúc

Nhắc đến Hà Nam, chắc hẳn ai cũng nghĩ đến ngay địa điểm du lịch cực kỳ nổi tiếng đó là chùa Tam Chúc. Mỗi năm, chùa Tam Chúc đều tiếp đón hàng triệu lượt khách đến đây tham quan vì là khu du lịch tâm linh hấp dẫn tại Việt Nam. Vậy hãy cùng chúng mình tìm hiểu xem Tam Chúc có những gì mà thu hút đông đảo khách du lịch như vậy? Đồng thời chúng mình sẽ đưa ra các thông tin bổ ích, kinh nghiệm khi đi chùa Tam Chúc để giúp các bạn có một chuyến đi trọn vẹn và đáng nhớ nhất!

Tam Chúc

Chùa Tam Chúc ở đâu?

Tam Chúc là một khu du lịch quốc gia ở Việt Nam, được nhiều báo chí Việt Nam coi là chùa lớn nhất thế giới. Toàn khu vực rộng 5.100 ha, bao gồm hệ thống các công trình văn hóa thể thao được xây dựng mới gắn với hồ Tam Chúc nằm ở thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Từ thành phố Phủ Lý, theo đường quốc lộ 21 đến hồ Tam Chúc với diện tích tới 545ha. Đi từ Hà Nội đi Quốc lộ 1 hoặc theo tuyến đường Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính (hiện được nâng cấp thành quốc lộ 21C).

  • Cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km
  • Cách chùa Bái Đính (Ninh Bình) khoảng 30km
  • Cách thành phố Phủ Lý, Hà Nam khoảng 12km
  • Cách chùa Hương (Hà Nội) khoảng 4,5km

Tam Chúc ở đâu

Chùa Tam Chúc thờ những gì?

Chùa Tam Chúc thờ các vị Sư Tổ Đạt Ma, Thiền sư Nguyễn Minh Không, Thiền sư Khuông Việt, Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Thiền sư Đỗ Pháp Thuận… là các vị Quốc sư có công phát triển Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra ở đây còn thờ rất nhiều tượng Phật.

Tam Chúc thờ gì

  • Chùa Tam Chúc thờ Phật
  • Điện Tam Thế thờ Tam Thế Tam Thiên Phật” – Quá Khứ, Hiện Tại, Vị Lai
  • Điện Quan Âm thờ Quan Âm Bồ Tát
  • Chùa Ngọc thờ tượng A Di đà bằng ngọc nặng 1,5 tấn
  • Điện Pháp chủ thờ tượng Thích Ca Mâu Ni.

Nên đi Tam Chúc thời điểm nào?

Thời điểm du lịch chùa Tam Chúc – Hà Nam lý tưởng nhất là vào mùa xuân, những tháng đầu năm, thời điểm của mùa lễ hội. Đặc biệt là từ mùng 10 tháng Giêng cho đến hết tháng 3 âm lịch. Vì đi lễ nên không tốn quá nhiều thời gian, bạn chỉ cần tham gia tour Tam Chúc 1 ngày là có thể hoàn thành việc lễ chùa. Và tất nhiên, nếu bạn muốn vãn cảnh chùa Tam Chúc, có thể đến nơi đây vào bất cứ thời điểm nào, tránh thời điểm lễ hội lại chính là lúc du khách cảm nhận được rõ nét nhất nét đẹp thanh tao, thông thoáng, dễ chịu nơi đây.

Thời điểm đi Tam Chúc

Lễ chùa Tam Chúc nên đi vào đầu năm vì đây là thời điểm đất trời vào xuân, cảm giác linh khí tại Tam Chúc nồng đậm hơn bao giờ hết, nơi đây lại tưng bừng tổ chức lễ hội nên du khách, tăng ni phật tử nô nức đến chùa để cầu tài, lộc, bình an.

Phương tiện di chuyển đến chùa Tam Chúc

Xe đi chùa Tam Chúc Hà Nam rất nhiều, tuy nhiên bạn có thể lựa chọn các cách thức, phương tiện di chuyển khác nhau để đi du lịch chùa Tam Chúc thuận tiện:

  • Xe bus:

    Du khách ở Hà Nội có thể lựa chọn tuyến bus Hà Nội – Phủ Lý, xuất phát từ bến xe Giáp Bát với tần suất 15 phút/chuyến, giá vé 30.000 VNĐ/người/lượt.

  • Xe khách:

    Đây là phương tiện di chuyển thuận tiện đến chùa Tam Chúc, đa phần xe khách chạy cao tốc Pháp Vân – cầu Giẽ rất nhanh, chỉ mất 1 tiếng là bạn có thể đến nơi, giá vé 60.000 VNĐ/người/lượt.

  • Phương tiện cá nhân:

    Bạn có thể lựa chọn di chuyển tới chùa Tam Chúc bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân, nếu xuất phát từ Hà Nội, bạn chạy xe dọc quốc lộ 1A qua cầu Giẽ rồi cứ thế đi thẳng sẽ tới. Tiền gửi xe máy là 5.000 VNĐ/xe.

Giá vé dịch vụ

Giá dịch vụ

Chi tiết về các loại vé như sau:

Vé thuyền

Vé combo

Sơ đồ tham quan tại chùa Tam Chúc

Khi đến chùa Tam Chúc, các bạn có thể dễ dàng di chuyển dựa vào sơ đồ của chùa. Du khách có thể lựa chọn một trong 2 cách di chuyển sau như: ngắm cảnh hồ trên du thuyền hoặc đi theo đường bộ (xe điện). Tất cả cách di chuyển này đều dẫn du khách đến cổng Tam Quan Nội và bắt đầu hành trình đi đến các Điện thờ Phật ở đây.

Sơ đồ Tam Chúc

Chi tiết các công trình tại chùa Tam Chúc

Với tên gọi là chùa Tam Chúc song quy mô của chùa thì thật sự rất lớn. Không phải tự dưng mà chùa Tam Chúc được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất cả nước. Chùa Tam Chúc quy tụ nhiều công trình mà bạn muốn khám phá hết và kỹ càng thì không thể nào hoàn thành trong thời gian ngắn.

Đình Tam Chúc

Các bạn sẽ cảm nhận được khung cảnh đặc biệt nơi đây bởi Đình Tam Chúc được nằm trên một hòn đảo nhỏ ở giữa hồ Tam Chúc. Tương truyền, Đình Tam Chúc là nơi thờ hoàng hậu Dương Thị Nguyệt ở thời nhà Đinh. Không những vậy Đình được nối với chùa bằng những cầu dài. Đi bộ ở đây du khách có thể hóng những làn gió và thưởng cảnh nơi đây. Khi đến đây các du khách sẽ cảm nhận rất bình yên. Đặc biệt cảnh quan ở đây trở nên đẹp mê đắm lòng người nhất là vào mùa hoa sen.

Đình Tam Chúc Đình TC

Cổng Tam Quan Ngoại

Cổng Tam Quan Ngoại chính là cổng vào chùa Tam Chúc. Cổng Tam Quan nhìn khá đồ sộ và kiên cố. Chắc hẳn nghe tên các bạn cũng đoán được công trình này có 3 cửa rồi đúng không nào. Đây là nơi tiếp đón các phật tử và cả khách du lịch đến tham quan.

Cổng Tam Quan

Chùa Ngọc

Chùa Ngọc là nơi có thể nhìn thấy toàn cảnh Chùa Tam Chúc và hồ Tam Chúc. Bởi Ngôi chùa này có chiều cao 15m và được làm 100% từ đá granite đỏ. Được các nghệ nhân Hindu giáo chế tác và vận chuyển lắp đặt mà không cần bê tông kết dính. Được nằm ở trên đỉnh núi Thất tinh, so với mực nước biển là 200m, nặng 2.000 tấn. Với diện tích 36m2 và có 3 tầng mái cong đỏ.

Chùa Ngọc

Để di chuyển lên tới chùa Ngọc, sẽ cần phải leo khoảng 200 bậc đá ở trên một lối đi nhỏ. Có một đường lên và một đường để di chuyển xuống. Bạn cần phải lưu ý bởi đường xuống khá dốc. Trong chùa Ngọc Tam Chúc thờ một pho tượng A Di đà bằng ngọc nặng 1,5 tấn. Khi các bạn leo qua 299 bậc đá sẽ lên tới Chùa Ngọc.  Khi các bạn lên đến nơi đây có thể nhìn bao quát toàn cảnh chùa Tam Chúc.

Cổng Tam Quan Nội

Cổng Tam Quan có mái cong, kết cấu khung cột toàn bộ đều bằng bê tông cốt thép và được sơn giả gỗ. Diện tích sàn tầng 1: 1.958m2, diện tích sàn tầng 2: 1.200m2, diện tích sàn tầng 3: 400m2 và với chiều cao 28,8m. Hai bên cổng Tam Quan là 2 con đường lớn để bạn đi bộ lên từng chính điện lớn của chùa: điện Quan Âm Tam Chúc, điện Pháp Chủ Tam Chúc, điện Tam Thế Tam Chúc và chùa Ngọc. Điểm này thì khá là giống với chùa Bái Đính Ninh Bình.

Tam Quan Nội

Cổng Tam Quan Nội rất lớn, với kiến trúc đẹp nó nằm ở ngay trước bến thuyền và cùng với khu vực xe điện. Hai bên có hai đường dẫn lên chùa. Cổng Tam Quan có ba tầng mái cong, cổng được xây dựng bởi hệ thống các cọc khoan nhồi vững chắc, được xây dựng mang nét đặc trưng của Việt Nam.

Cổng Tam Quan mang ý niệm “ba cách nhìn” của Phật giáo gồm có “hữu quan”, “không quan” và “trung quan”, thể hiện cái sắc (giả), cái không (vô thường) và trung dung của cả hai. Du lịch chùa Tam Chúc các bạn nên tham quan bằng du thuyền, như vậy có thể ngắm được cảnh sông nước và vào đình Tam Chúc ở giữa hồ. Sau đó đi vào cổng Tam Quan và có thể check-in ở vườn kinh gồm 99 cột đá trông khung cảnh rất kỳ vĩ.

Điện Tam Thế

Với diện tích sàn rộng nên Điện Tam Thế có thể có 5000 Phật Tử hành lễ cùng lúc. Trong không gian rộng lớn, được chạm trổ tinh xảo của Điện Tam Thế, ba pho Tam Thế hiển thị cho Quá Khứ, Hiện Tại và Vị Lai. Điện Tam Thế có chiều cao 39m, nằm ở độ cao 45m so với mực nước biển trên trục thần đạo, diện tích sàn khoảng 5000m2. Điện Tam Thế có 03 tầng mái cong chúng được các nghệ nhân xây dựng theo lối kiến trúc đình chùa đặc trưng Việt Nam. Điện Tam Thế  được xây dựng kết cấu dầm, cột, xà, mái cong bằng bê tông cốt thép sơn giả gỗ.

Điện Tam Thế

Khi đến đây chúng ta sẽ vô cùng mãn nhãn, và cảm nhận được không khí tĩnh lặng, bình yên nơi đây. Hơn nữa ta có thể ngắm trọn 12.000 bức phù điêu trong điện, chúng được làm từ đá núi lửa Indonesia. Mỗi bức này đều được chạm khắc vô cùng tinh xảo. Khi ngắm những bức tranh này thì ta đều cảm nhận được những câu chuyện khác nhau tái hiện cuộc đời Đức phật. Chúng được làm bởi những người thợ hồi giáo Indonesia tạc.

Điện Tam Thế

Điện Quán Âm (Quan Âm)

Điện Quan Âm cũng được xây dựng giống Điện Tam Thế ở chỗ đó là kết cấu cột, dầm, xà, và mái cong nhìn có vẻ là gỗ. Nhưng thực chất được xây dựng bằng bê tông cốt thép sơn giả gỗ. Điện Quan Âm nằm ngay sau Cổng Tam Quan khi đi qua vườn cột kinh. Điện có chiều cao 30,5m với diện tích sàn 3000m2 và phía sau là Điện Pháp Chủ. Ở phía trên trục thần đạo có 02 tầng mái cong. Chúng được xây dựng theo đặc trưng của Việt Nam là lối kiến trúc đình chùa.

Điện Quan Âm

Điện Quan Âm có diện tích tầng hầm: 1.800m2. Điện Quan Âm thờ 01 pho tượng Quan Âm Bồ Tát nặng 100 tấn bằng đồng nguyên khối, do các nghệ nhân Việt Nam chế tác. Ở phía bên trong bào quang điện có 8.500 bức tranh do thợ Hồi giáo Indonesia chế tạc bằng đá núi lửa Indonesia đưa về Việt Nam. Bốn bức tranh đá khổng lồ được xem là điểm nhấn đặc biệt của Điện Quan âm chúng bao phủ toàn bộ diện tích 4 bức tường. Mỗi bức tranh này nói về các sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát họ đều rất gần gũi với người mỗi dân Việt Nam.

Điện Giáo Chủ

Điện Pháp Chủ

Khi đến tham quan Điện Giáo Chủ các bạn sẽ được thỏa thích mãn nhãn ngắm pho tượng phật Thích Ca Mâu Ni lớn nhất Đông Nam Á. Pho tượng nặng khoảng 150 tấn được làm bằng đồng nguyên khối được chế tác bởi các nghệ nhân Việt Nam. Điện có diện tích sàn 3.000m2, chiều cao 31m. Khi đến đây bạn sẽ vô cùng thích thú khi có 10.000 bức tranh được tạc bằng đá núi lửa Indonesia. Bức tranh này được thực hiện bởi thợ hồi giáo Indonesia, mỗi bức tranh đều tái hiện cuộc đời Đức Phật.

Khi đến nơi đây các bạn không ngừng kinh ngạc bởi điện tập hợp rất nhiều các bức phù điêu. Mỗi bức sẽ kể về cuộc đời Đức Phật Thích ca Mâu Ni ở từng giai đoạn khác nhau. Từ khi Ngài Đản sinh, rồi Thành Đạo, Thuyết Pháp và cho tới khi nhập Niết Bàn. Khi đến đây, các bạn sẽ thấy được một vị Phật lịch sử, không phải mà ai trong ta cũng đều am tường.

Trung tâm hội nghị quốc tế Vesak – Thủy Đình chùa Tam Chúc

Các hoạt động của Đại lễ phật đản Vesak 2019 đã diễn ra tại đây. Trung tâm Hội nghị Quốc tế được xây dựng có diện tích sàn 10.000 m2, được xây dựng nổi trên mặt hồ – trông như một Thủy đình khổng lồ. Nơi đây phục vụ 3.500 chỗ ngồi sự kiện.

Trung tâm Hhội nghị Vesak

Ăn gì ở Tam Chúc?

Khi đến đây các bạn không cần phải chuẩn bị trước đồ ăn đâu. Vì ngay cạnh bãi đỗ xe khi vào đã có các quầy bán đồ ăn nhẹ với nhiều lựa chọn. Như: bánh kẹo, mì tôm, nước uống, xúc xích,… Giá cả ở đây cũng vừa phải.

Nhà hàng Tam Chúc

Ngoài ra, các bạn cũng có thể đến Nhà hàng Tam Chúc với không gian rộng rãi, mát mẻ được trang bị nhiều cây xanh và điều hoà tất cả các phòng, có thác nước non bộ hoà cùng bản nhạc không lời du dương mang lại cảm giác nhẹ nhàng thư giãn như được hòa mình vào thiên nhiên.

Các lưu ý khi đến tham quan

Đây là địa điểm thiêng liêng. Do đó, khi đến tham quan chùa Tam Chúc, các du khách nên lưu ý là phải mặc những trang phục lịch sự, kín đáo, không mặc đồ hở hang, váy ngắn,… Ngoài ra cũng không nên  thắp hương quá nhiều và không được xả rác bừa bãi. Khách thường đến đây rất đông nhất là vào những dịp đầu năm. Do đó, mỗi người nên bảo quản đồ dùng tài sản cá nhân. Tránh trường hợp bị thất lạc đồ đạc không mong muốn.

Trên đây là những thông tin hữu ích về những nét đặc trưng cũng như khung cảnh tuyệt đẹp của chùa Tam Chúc. Với các thông tin mà chúng mình cung cấp ở bài viết này, hy vọng các bạn sẽ có được chuyến đi tuyệt vời và đáng nhớ nhé! Hãy cũng theo dõi và đón đọc thêm những bài viết của chúng mình để biết thêm nhiều thông tin hơn nữa nhé!

*** Bài viết liên quan: