Trong một vài năm trở lại đây, trao đổi sinh viên Nhật Bản dần trở nên phổ biến tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội (UEB, VNU) nói riêng cũng như tất cả trường đại học ở Việt Nam nói chung. Đại học không còn chỉ là môi trường để học tập là còn là nơi mang đến những cơ hội, quyền lợi vô giá mà chỉ sinh viên có được.
Chương trình trao đổi sinh viên trong thời gian ngắn (từ một kỳ đến một năm) mang lại cho các bạn sinh viên cơ hội trải nghiệm cuộc sống ở nước ngoài và học hỏi nhiều điều mới. Tuy thời gian không dài như chương trình du học bậc đại học, nhưng khoảng thời gian này giống như một phép thử, giúp các bạn sinh viên trao đổi hiểu rõ hơn về bản thân mình và xác định liệu mình có thực sự phù hợp với môi trường nước ngoài hay không, từ đó có thể xác định rõ hơn mục tiêu nghề nghiệp hoặc học tập trong tương lai.
Nhật Bản là điểm đến hấp dẫn cho sinh viên trao đổi nhờ vị trí ở châu Á và múi giờ gần Việt Nam, giúp việc di chuyển thuận tiện. Phong cách sống Tây và đa dạng văn hóa thu hút nhiều sinh viên. Nếu bạn dự định chọn Nhật Bản là điểm đến trao đổi, bài viết này sẽ gợi ý một số nhu yếu phẩm cần thiết để sống tốt ở đất nước mặt trời mọc.
Nội dung bài viết
Mang gì khi đi trao đổi sinh viên Nhật Bản?
1. Mì tôm Việt Nam
Cũng như cuộc sống của sinh viên đại học thông thường, sinh viên trao đổi sẽ đối mặt với những khó khăn trong việc tự lập, đặc biệt là về ăn uống. Những ngày đầu khi đến Nhật, bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều nhà hàng để ăn ngoài, nhưng lâu dần, thùng mì tôm bạn mang theo sẽ trở thành vật cứu cánh.
Ẩm thực Nhật Bản nhìn chung không dễ thích nghi như mọi người những tưởng. Với những sinh viên kén ăn, thời gian ở Nhật có thể trở nên khó khăn khi lựa chọn thực phẩm hạn chế. Các món ăn như sushi, sashimi hay natto có thể không phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Đôi khi, tất cả những gì bạn có thể ăn chỉ là gà rán. Điều này đòi hỏi bạn phải dần làm quen và thích nghi với ẩm thực địa phương, đồng thời cũng là cơ hội để khám phá và trải nghiệm văn hóa ẩm thực phong phú của Nhật Bản. Nếu không thể thích nghi, hãy mang mì tôm.
Hình minh họa. Bảo tàng Mì cốc tại Yokohama, Nhật Bản
Đi xa mới biết không đâu có ẩm thực nào so sánh được với Việt Nam. Dù sống ở Nhật Bản, sinh viên trao đổi luôn nhớ những món ăn Việt Nam, nhớ hương vị đậm đà, phong phú của ẩm thực quê nhà, từ phở bò thơm lừng, bún chả Hà Nội đến những món ăn dân dã như bánh xèo hay nem rán.
Tuy không thể được ăn đồ Việt Nam thường xuyên như ở nhà do mức giá đắt đỏ của ẩm thực Việt Nam tại Nhật (1 bát phở có giá khoảng 200.000 VNĐ), mì tôm Việt Nam sẽ phần nào làm vơi bớt nỗi nhớ nhà cho các bạn sinh viên đang tham gia chương trình trao đổi sinh viên Nhật Bản.
Hình minh họa. Trung bình ảnh được đăng trên Story Instagram của sinh viên trao đổi Nhật Bản
Du học sinh thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát chi tiêu, với nhiều thứ mới lạ xung quanh dễ dàng thu hút sự chú ý, dẫn đến việc tiêu xài vượt quá mức dự kiến. Vì vậy, hãy mang theo nhiều mì tôm với các hương vị khác nhau để đầy một vali. Khi trở về, sinh viên trao đổi sẽ có một vali trống để đựng quà tặng cho người thân ở Việt Nam!
2. Đầu chuyển đổi phích cắm điện
Đối với những bạn sinh viên trao đổi lần đầu đi nước ngoài (hoặc các bạn hay quên), việc quên mang đầu chuyển đổi phích cắm điện là thường xuyên xảy ra! Điều này có thể gây ra nhiều bất tiện khi bạn không thể sử dụng các thiết bị điện tử cần thiết. Trên thế giới, có hơn 15 kiểu chân cắm thông dụng khác nhau, và mỗi quốc gia lại sử dụng một loại riêng. Vì vậy, khi chuẩn bị hành lý, đừng quên mang theo đầu chuyển đổi phích cắm để đảm bảo mọi thiết bị của bạn hoạt động suôn sẻ và tránh những rắc rối không đáng có.
Để có trải nghiệm đáng nhớ ở Nhật, bạn có thể quên mang đầu chuyển đổi phích cắm điện và dành cả ngày tìm kiếm nó trong 10-15 trung tâm mua sắm. Việc này không chỉ giúp bạn khám phá các khu mua sắm sầm uất và đa dạng mà còn tạo nên những kỷ niệm khó quên. Sinh viên trao đổi có thể gặp gỡ bạn mới và học hỏi về văn hóa tiêu dùng địa phương trong quá trình tìm kiếm này.
Hình minh họa. Đã mua được đầu chuyển sau 1 tuần tìm kiếm
3. Khẩu trang trắng
“Nếu ngày đầu tới Nhật, bạn đeo khẩu trang màu xanh dương, người Nhật sẽ nhận ra ngay bạn là người nước ngoài!”
Hình minh họa. Nhật vẫn sợ COVID
Ở Nhật Bản, khẩu trang y tế màu trắng rất phổ biến và được xem là tiêu chuẩn. Vì thế, sinh viên trao đổi chỉ nên mang khẩu trang trắng, tránh mang khẩu trang màu xanh dương (khẩu trang y tế). Đã qua thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch COVID19 nhưng người Nhật vẫn chủ trương giãn cách.
Sử dụng khẩu trang màu xanh dương có thể không phù hợp với quy chuẩn văn hóa và xã hội, trong khi khẩu trang màu trắng dễ nhận diện và ít gây chú ý. Màu xanh dương có thể gây hiểu lầm vì liên quan đến ngành y tế. Khẩu trang trắng giúp dễ phát hiện vết bẩn hoặc nhiễm khuẩn, đảm bảo vệ sinh tốt hơn. Vì vậy, để tuân thủ tiêu chuẩn và tránh khác biệt văn hóa, sinh viên trao đổi nên mang khẩu trang màu trắng khi đi Nhật Bản.
Hình minh họa. Sinh viên trao đổi sốc khi có một mình mình đeo khẩu trang xanh và sau đó 1 tháng
4. Gia vị Việt Nam
Hình minh họa. Tương ớt Chinsu với giá 100.000 VNĐ trên kệ của cửa hàng ở Nhật
5. Bộ dụng cụ ăn uống cơ bản
Hình minh họa. Bộ dụng cụ ăn uống cơ bản cho sinh viên trao đổi
Kết luận
Mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm ở Nhật nhờ tham khảo bài viết:
3 chính sách nhân sự quốc tế được các Công ty đa quốc gia (MNCs) sử dụng phổ biến nhất hiện nay