Văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay đang là mối quan tâm số 1 trong xã hội ngày nay

    Con người vốn là sinh vật xã hội, không ai có thể tồn tại và phát triển một mình. Do đó, ứng xử là một phần thiết yếu trong đời sống của mỗi cá nhân. Ở bất kỳ không gian công cộng nào, đều có những quy tắc ứng xử phù hợp để đảm bảo sự an toàn cho mọi người, sự tiện nghi và vẻ đẹp của môi trường xung quanh. Tôn trọng nguyên tắc giao tiếp, ứng xử tốt đẹp của cộng đồng là trách nhiệm của mỗi thành viên trong xã hội. Tuy nhiên, văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay đang có những dấu hiệu đi xuống, gây nên nhiều bức xúc trong xã hội.

1. Văn hóa ứng xử là gì?

   Văn hóa ứng xử là hệ thống những nguyên tắc bao gồm hành vi, thái độ và lời nói chuẩn mực với đạo đức của mỗi cá nhân khi giao tiếp ở chốn đông người. Thể hiện qua những hành động cụ thể như: Biết cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ hay điều tốt đẹp từ người khác, biết xin lỗi khi gây ra sự phiền phức hay lỗi lầm, giữ gìn trật tự, vệ sinh chung, có thái độ hòa nhã, tôn trọng, lịch sự, cung kính với những người xung quanh, khiêm nhường trước người khác, đặc biệt là người lớn tuổi và những người có hoàn cảnh khó khăn.

2. Văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay thể hiện qua đâu

2.1. Thực trạng

    Từ xa xưa, con người đã đề cao và không ngừng nhắc nhở về phong cách thanh lịch, nhã nhặn, điềm đạm và tôn trọng nguyên tắc chung khi giao tiếp nơi đông người. Điển hình như tại Nhật Bản, việc giáo dục phép lịch sự và thái độ tôn trọng cộng đồng được chú trọng. Người dân nơi đây luôn giữ gìn vệ sinh chung, xếp hàng trật tự, ăn uống nhỏ nhẹ hoặc im lặng, tuân thủ luật lệ và hạn chế hành vi ăn cắp. Văn hóa Việt Nam cũng đề cao những đức tính tốt đẹp ấy. Tuy nhiên, gần đây, hình ảnh người Việt Nam đang dần xấu đi trong mắt bạn bè quốc tế bởi những hành vi thiếu văn hóa của một bộ phận giới trẻ.

          Văn hóa giao tiếp, ứng xử của giới trẻ hiện nay 

    Trong đời sống hàng ngày, không khó để bắt gặp những hành vi thiếu lịch sự, thiếu tôn trọng và vô văn hóa của một số cá nhân hoặc nhóm người tại nơi công cộng. Đây không chỉ là những hiện tượng lẻ tẻ mà đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

2.2. Trên mạng xã hội

    Bài báo “Cổng trời thất thủ” của tác giả Khải Đơn đã vạch trần thực trạng đáng buồn về việc giới trẻ xâm phạm sự tôn nghiêm của di tích lịch sử, chùa chiền. Cụ thể, tác giả ghi nhận hình ảnh các bạn trẻ vứt rác bừa bãi, ồn ào, nói tục chửi thề, thậm chí dẫn cả thú cưng vào nơi chánh điện.

Tương tự, trên đường phố, nhiều bạn trẻ có những hành vi phản cảm như khạc nhổ bừa bãi, ăn mặc hở hang, đua xe gây nguy hiểm, thậm chí chửi bới, xúc phạm du khách nước ngoài. Gần đây nhất, vụ việc đạo diễn phim Kong bị hành hung tại Việt Nam vì mâu thuẫn cá nhân cũng là hồi chuông cảnh tỉnh về sự thiếu tôn trọng và ứng xử văn minh của một bộ phận giới trẻ.

 2.3. Nền tảng

Ngoài ra, việc phát tán hình ảnh, thông tin cá nhân trên mạng xã hội mà không xin phép cũng là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng và thiếu văn hóa. Thay vì xây dựng hình ảnh cá nhân thông qua lối sống tích cực, một số bạn trẻ lại lựa chọn những hành vi thiếu suy nghĩ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân và cộng đồng.

Tuồi trẻ vun đắp văn hóa ứng xử trên mạng xã hội

     Nền tảng cho những hành vi thiếu văn hóa này xuất phát từ lối sống thực dụng, tinh thần vô cảm và thiếu kĩ năng sống của một bộ phận giới trẻ. Họ thờ ơ với những giá trị đạo đức, thiếu sự rung động trước cái đẹp, cái cao cả, đồng thời né tránh trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân đối với xã hội.

Văn hóa ứng xử là gì
thực trạng văn hóa ứng xử

   Vấn đề thiếu văn hóa của giới trẻ cần được quan tâm và giải quyết triệt để. Mỗi cá nhân cần ý thức được tầm quan trọng của việc ứng xử văn minh, lịch sự, tôn trọng người khác và cộng đồng. Gia đình, nhà trường và xã hội cần chung tay giáo dục, định hướng cho thế hệ trẻ về giá trị đạo đức, lối sống lành mạnh và trách nhiệm công dân.

3. Văn hóa ứng xử trong thời đại ngày nay xuất phát từ nguyên nhân nào

   Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu văn hóa ở giới trẻ hiện nay là một vấn đề phức tạp, xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau:

Sự ảnh hưởng của văn hóa mạng:

   Thứ nhất, sự ảnh hưởng của văn hóa mạng trong bối cảnh giao thoa văn hóa thế giới đang diễn ra mạnh mẽ là một tác nhân không thể xem nhẹ. Một bộ phận giới trẻ tiếp xúc với những trào lưu, xu hướng văn hóa có tính bạo lực, suy đồi, lệch lạc từ mạng internet, dẫn đến nhận thức sai lệch về chuẩn mực ứng xử. Họ đề cao cái tôi cá nhân một cách thái quá, thiếu tôn trọng cộng đồng và thể hiện bản thân bằng những hành vi lệch chuẩn.

   Văn hóa ứng xử trên mạng xã hội đang là nỗi lo của toàn xã hội

Hệ thống giáo dục của nước ta:

    Thứ hai, hệ thống giáo dục của nước ta chưa theo kịp sự phát triển của thời đại. Việc tập trung vào giáo dục tri thức, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp mà xem nhẹ giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh trong thời gian dài đã khiến một bộ phận giới trẻ thiếu định hướng, sa đà vào những hành vi thiếu văn hóa.

Sự thiếu quan tâm, giáo dục từ gia đình và xã hội:

    Thứ ba, sự thiếu quan tâm, giáo dục từ gia đình và xã hội cũng góp phần làm gia tăng tình trạng này. Thiếu sự gương mẫu từ người lớn, cha mẹ thiếu nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái, cộng đồng thờ ơ, thiếu sự nhắc nhở, can thiệp kịp thời khi chứng kiến những hành vi vi phạm đã tạo môi trường cho những hành vi thiếu văn hóa phát triển.

    Cuối cùng, các cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế trong việc xử lý vi phạm. Thiếu sự giám sát chặt chẽ, lực lượng chức năng yếu kém, mức xử phạt chưa đủ sức răn đe đã khiến nhiều người trẻ coi thường pháp luật, tiếp tục vi phạm.

4. Văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay cần có những giải pháp khắc phục nào?

     Xây dựng văn hóa giao tiếp, ứng xử là một hành vi tế nhị nhưng vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Để khắc phục hiện tượng lệch lạc trong ứng xử, cần có sự chung tay của mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội.

    Trước hết, mỗi bạn trẻ cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng xử văn minh. Biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải, tuân thủ các quy tắc ứng xử cộng đồng là những phẩm chất cần thiết để mỗi cá nhân hòa nhập và phát triển trong xã hội.

    Tại những địa điểm công cộng, cần tăng cường đặt các bảng hiệu nhắc nhở về hành vi đúng và sai. Việc này góp phần nâng cao ý thức của mọi người, tạo ra môi trường sống văn minh, thân thiện và an toàn cho cộng đồng.

   Hiện tại quá trình văn bản ứng xử văn hóa trạng thái

    Nhà trường, gia đình và xã hội cần chung tay giáo dục và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Lấy giá trị truyền thống làm nền tảng để uốn nắn con người biết yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, sống có lý tưởng và ước mơ.

    Người lớn cần gương mẫu cho trẻ em noi theo. Đây là giải pháp hiệu quả nhất để giáo dục đạo đức và lối sống cho thế hệ trẻ.

    Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng để xử lý vi phạm hành vi ứng xử thiếu văn hóa. Mức xử phạt cần nghiêm minh, răn đe để tạo hiệu quả giáo dục.

    Văn hóa giao tiếp, ứng xử là bản sắc của mỗi con người và là nền tảng cho sự phát triển của cộng đồng. Mỗi cá nhân cần ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và gìn giữ văn hóa ứng xử tốt đẹp, góp phần xây dựng một xã hội văn minh và phát triển.

  Lệch chuẩn văn hóa ứng xử

Lệch chuẩn văn hóa ứng xử là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay, đặc biệt là ở một bộ phận giới trẻ. Thay vì gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Một số bạn trẻ lại quay lưng lại với những giá trị ấy, chạy theo những trào lưu văn hóa ngoại lai một cách mù quáng. Họ dần đánh mất bản sắc văn hóa của chính mình và góp phần làm xấu đi hình ảnh của dân tộc. Hành vi này cần được lên án và chấn chỉnh một cách nghiêm minh.

   Ứng xử có văn hóa là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân. Mỗi người cần ý thức được tầm quan trọng của việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Chúng ta cần không ngừng hoàn thiện bản thân, rèn luyện lối sống. Cách nói chuyện và ứng xử phù hợp với những chuẩn mực đạo đức trong xã hội.

   Câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” của ông cha ta đã thể hiện tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức, ứng xử từ khi còn nhỏ. Đây là bài học quý giá mà mỗi người cần ghi nhớ và áp dụng vào cuộc sống.

Rèn luyện bản thân

Trong thời đại ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng. Việc nâng cao ý thức giao tiếp và ứng xử chuẩn mực càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Mỗi cá nhân cần rèn luyện cho mình cung cách ứng xử tốt đẹp, lịch sự, tôn trọng người khác để góp phần xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại.

   Bên cạnh việc nâng cao ý thức của mỗi người khi tham gia sinh hoạt văn hóa nơi công cộng. Thì việc quan tâm đầu tư về nguồn nhân lực, tài lực trong việc tạo dựng. Kiến thiết hệ thống các thiết chế văn hóa một cách đồng bộ, hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân(như hệ thống cảng, nhà ga, sân vận động, thư viện, nhà văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng, công viên, khu vui chơi giải trí…) sẽ là một giải pháp quan trọng.

Bởi chính trong không gian, môi trường văn minh, hiện đại với cách bài trí cảnh quan hài hòa, thân thiện, mang đậm sắc thái văn hóa vùng miền, tộc người, chắc chắn sẽ “kiềm tỏa”. Và hạn chế được những hành vi phi văn hóa của nhiều người, đánh thức và lan tỏa những hành động đẹp, hướng con người đến những giá trị nhân văn, tốt đẹp.

Xây dựng văn hóa ứng xử

     Xây dựng văn hóa ứng xử là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài, bắt đầu từ vấn đề giáo dục, nhận thức của mỗi người. Để kiến tạo không gian, môi trường văn hóa công cộng lành mạnh với cung cách ứng xử văn minh, lịch sự của mỗi người cần tạo dựng nền tảng văn hóa với những giá trị, chuẩn mực đạo đức và hệ thống pháp luật đủ mạnh, được thực thi một cách tự giác, nghiêm minh.

Lên án hành vi tiêu cực

Cần lên án và loại trừ những biểu hiện “lệch chuẩn” trong hành vi giao tiếp, ứng xử của một số người ở nơi công cộng. Đồng thời thường xuyên thực hành và lan tỏa những giá trị, hình ảnh đẹp để xây dựng, phát triển con người Việt Nam toàn diện – động lực quan trọng nhất để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

    Do vậy, quá trình mở rộng giao lưu, hội nhập, phát triển kinh tế này đã tạo cho giới trẻ Việt Nam có phong cách hiện đại. Lối ứng xử tự tin trong việc tiếp thu văn hóa mới. Tuy nhiên, ngoài cơ hội còn tiềm ẩn nhiều thách thức. Đó là sự suy giảm, biểu hiện lệch lạc về lối sống, nhận thức và cách thức ứng xử các mối quan hệ giữa người với nhau.

5. Kết luận

Văn hóa ứng xử ngày càng xuất hiện những biểu hiện xa rời chuẩn mực đạo đức, xa rời truyền thống dân tộc, có những quan niệm, nhận thức khác về giá trị của một bộ phận lớp trẻ, như: lối sống ích kỷ, vụ lợi, chủ nghĩa cá nhân, vô cảm,..

    Thật ra, ở góc nhìn khách quan, sự vận động và biến đổi là một quy luật tất yếu, và trong quá trình đó, hệ giá trị mới sẽ tự phát hình thành (tích cực lẫn tiêu cực). Điều đó khiến những nhà quản lý xã hội phải luôn nhận thức kịp thời, để có thể hợp lực, đề xuất định hướng lại chuẩn mực giá trị cho phù hợp.

<meta name=”msvalidate.01″ content=”12DE0A41C8828AB44D9DE3DDCFE391BB” />

Xem thêm:

Văn hóa vùng miền

https://ezcomclass.com/kho-tang-5-di-san-van-hoa-vat-the/

Vén màn bảo vật quốc gia

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hằng

MSV: 22051680