9 lưu ý khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
-
Cơ sở pháp lý khi thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam
Khi các nhà đầu tư muốn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đầu tiên phải tìm hiểu rõ ràng các quy định pháp lý, điều kiện kinh doanh tại Việt Nam, cần phải nắm được các quy định mới, các ưu đãi khi đầu tư tại Việt Nam và các hành lang, thủ tục pháp lý cho nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Các nhà đầu tư cũng cần chú ý những cam kết của Việt Nam khi gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế, và các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng cần thỏa mãn các điều kiện, các quy định (về ngành nghề đầu tư) trong cam kết quốc tế đó.
Các nhà đầu tư cần lưu ý: Cam kết WTO, Luật Doanh Nghiệp 2014, Luật Đầu Tư 2014 và các văn bản dưới luật có liên quan.
-
Loại hình kinh doanh mà các nhà đầu tư nước ngoài nên lựa chọn:
1. Công ty TNHH 100 vốn đầu tư nước ngoài
Chương III, Điều 47. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2015)
Mục I2, Chương III, Điều 73. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2015)
2. Công ty cổ phần 100% vốn đầu tư nước ngoài
Chương V, Điều 110. Công ty cổ phần (Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2015)
-
Lĩnh vực đầu tư ngành nghề kinh doanh
Nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn bất cứ ngành nghề nào mà pháp luật không cấm (tham khảo Tổng hợp mã ngành nghề kinh doanh mới nhất được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành).
Mỗi quốc gia có quy định khác nhau về ngành nghề kinh doanh phù hợp với thực trạng quốc gia, Việt Nam cũng có quy định riêng, do đó có những ngành nghề kinh doanh ở nước ngoài nhưng Việt Nam chưa có, theo quy định, nhà đầu tư phải đăng ký mã kinh doanh theo hệ thống ngành nghề quốc gia.
Các nhà đầu tư nên lựa chọn các ngành nghề đã được Việt Nam cam kết rõ ràng trong các Điều ước quốc tế (WTO) để tránh gặp rủi ro bị từ chối khi đăng ký các ngành nghề, lĩnh vực chưa được mở cửa thị trường.
-
Thẩm quyền của cơ quan đăng ký đầu tư
Theo Luật đầu tư 2014 quy định ở Điều 38 về thẩm quyền của cơ quan đăng ký đầu tư như sau:
Điều 38. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
-
Nhà đầu tư
Đa số các ngành nghề đầu tư kinh doanh thông thường đã được mở cửa toàn diện đều không hạn chế về tư cách nhà đầu tư, cho phép các nhà đầu tư có thể là cá nhân hoặc công ty thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện đặc biệt có các yêu cầu đầu tư cụ thể về tư cách đầu tư.
-
Vốn đầu tư, Vốn điều lệ để thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam
Hiện tại chỉ trong một số lĩnh vực nhất định có quy định các điều kiện hạn mức đầu tư như giáo dục, lữ hành, kinh doanh bất động sản, trung gian thanh toán, ….;
Còn lại các ngành nghề khác không có quy định giới hạn mức đầu tư thì các Nhà đầu tư cần xác định được lượng vốn đầu tư, vốn điều lệ phù hợp, vốn đầu tư tương xứng với quy mô của dự án, đảm bảo tính khả thi khi triển khai.
-
Góp vốn sau khi thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam
Việc góp vốn đầu tư và vốn điều lệ cần tuân theo đúng theo thời hạn đã đăng ký trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Điều lệ công ty và pháp luật Việt Nam. Thời hạn góp vốn đầu tư của Công ty tại Việt Nam (đối với cả Công ty TNHH và Công ty cổ phần) do các Nhà đầu tư đăng ký không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
-
Trụ sở, địa điểm đầu tư và thành lập công ty
Trụ sở thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam có địa chỉ rõ ràng, cụ thể; chọn Bên cho thuê có đủ các giấy tờ chứng minh; địa điểm/văn phòng cho thuê đảm bảo các vấn đề pháp lý (được phép cho thuê, không đang trong tình trạng có tranh chấp…).
-
Thực hiện nghĩa vụ thuế cho công ty có vốn đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài
Về cơ bản, nghĩa vụ thuế của một công ty có vốn đầu tư nước ngoài gồm:
- Thuế môn bài: là loại thuế được thu hằng năm đối với các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Được quy định cụ thể tại Thông tư 302/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế đánh vào phần thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh và phần thu nhập khác của doanh nghiệp. Từ 1/1/2016, mức thuế suất để tính thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
- Thuế giá trị gia tăng là loại thuế đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong suốt quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ xa xỉ, không cần thiết cho cuộc sống hằng ngày, hoặc các lĩnh vực bị Nhà nước hạn chế.
- Thuế xuất nhập khẩu: nếu một công ty có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hành vi xuất nhập khẩu có nghĩa vụ phải nộp.
Thực hiện: Nguyễn Thị Thanh – 17050282
Xem thêm:
Tư vấn luật thuế thu nhập cho doanh nghiệp
5 vấn đề pháp lí hàng đầu cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp
Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay