Nội dung bài viết
CHÙA TAM CHÚC, 1 TRONG NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH TÂM LINH NGÀY TẾT
Chùa Tam Chúc – Hà Nam nằm ở xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách thành phố Hà Nội khoảng 70km, cách chùa Bái Đính (Ninh Bình) khoảng 30km, cách chùa Hương (Hà Nội) khoảng 4,5km. Đây là một trong những ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng nhất ở Việt Nam, đây cũng là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới tính đến hiện tại.
Chi phí đi chùa Tam Chúc Hà Nam
Chi phí đi chùa Tam Chúc sẽ bao gồm:
- Xe khách, tàu hỏa, máy bay, xăng xe máy… tùy vị trí bạn xuất phát
- Vé gửi xe
- Đi xe điện hoặc vãn cảnh trên tàu
- Chi phí ăn uống
- Công đức tùy tâm
Như vậy, Chi phí đi chùa Tam Chúc tiết kiệm nhất sẽ khoảng 500.000 đ – 1.500.000 đ.
Giá vé vào chùa Tam Chúc
Vé vào chùa Tam Chúc hoàn toàn miễn phí, nhưng du khách sẽ lựa chọn một trong những dịch vụ dưới đây để vãn cảnh chùa.
- Trẻ em dưới 1m miễn phí dịch vụ
- Trẻ em cao trên 1m tính giá như người lớn
- Gửi xe máy : 5k/xe ( bãi xe ở cổng khu du lịch )
Vé Chùa Tam Chúc 2 lựa chọn
- Đi thuyền: 200k/người/ lượt
- Đi xe điện: 90k/người/ lượt
Ngay cạnh bãi đỗ xe có các quầy bán đồ ăn nhẹ ( nước uống, mì tôm, xúc xích, bánh kẹo… giá vừa phải, nước lọc 10.000 vnđ/chai, kem 15.000 vnđ/cái …).
Đi du thuyền tại khu du lịch Tam Chúc
Buổi trưa bạn có thể lên tầng 3 trung tâm hội nghị Quốc tế Vesak – Nhà hàng Thủy Đình để dùng bữa. Tại đây sẽ có cơm suất, cơm theo mâm với mức giá từ thấp đến cao, tùy nhu cầu mỗi người. Cuối tuần, nhà hàng sẽ phục vụ Buffet chỉ 125.000 vnđ.
5 địa điểm du lịch Việt Nam tốt nhất sau đại dịch Covid-19
Toàn cảnh chùa Tam Chúc
Cổng Tam Quan ngoại (Cổng chùa Tam Chúc)
Cổng Tam Quan chùa Tam Chúc
Công vào chùa Tam Chúc chính là cổng Tam Quan ngoại. Đúng như tên gọi, công trình này mang kiến trúc tam quan (3 cửa) nhằm đón tiếp các phật tử, khách du lịch ngay khi vừa đến với quần thể danh thắng tâm linh Tam Chúc. Cổng Tam Quan khá đồ sộ, kiên cố với nhưng hoa văn mang đặc trưng của chùa Tam Chúc.
Đình Tam Chúc
Đình Tam Chúc
Tương truyền, đây là nơi thờ hoàng hậu nhà Đinh – Dương Thị Nguyệt. Trước kia, trong cuộc chiến dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã đến đây để chiêu mộ binh mã. Khi thắng trận và lên ngôi hoàng đế, nhà vua đã ra lệnh cho xây dựng công trình này.
Đình Tam Chúc là một hòn đảo tương đối biệt lập nằm giữa hồ, do đó để tham quan Đình Tam Chúc, du khách buộc phải đi tham quan bằng du thuyền.
Cổng Tam Quan nội
Cổng Tam Quan Nội
Sau khi du khách đi thuyền từ Nhà Đón Tiếp theo hồ Tam Chúc với điểm đến sẽ là khu tâm linh, bước lên bến thuyền là Cổng Tam Quan. Cổng Tam Quan nằm ở trên trục thần đạo, có ba lối vào thường thấy ở chùa chiền theo lối kiến trúc truyền thống Việt Nam.
Cổng Tam Quan mang ý niệm “ba cách nhìn” của Phật giáo gồm có “hữu quan”, “không quan” và “trung quan”, thể hiện cái sắc (giả), cái không (Vô thường) và trung dung của cả hai. Cổng Tam Quan được xây dựng trên hệ thống cọc khoan nhồi vững chắc, có 03 tầng mái cong được xây dựng theo lối kiến trúc đình chùa đặc trưng Việt Nam.
Chùa Ngọc
Chùa Ngọc Tam Chúc
Chùa Ngọc tọa lạc trên đỉnh núi Thất Tinh nằm ở cao độ 200m so với mực nước biển với chiều cao 13m, nặng tới 2.000 tấn, có 3 tầng mái cong, được xây dựng hoàn toàn bằng đá Granite đỏ do các nghệ nhân Hindu giáo đến từ Ấn Độ chế tác và vận chuyển sang lắp đặt theo phong cách kiến trúc cổ Việt Nam mà không cần bê tông kết dính – đúc kết kinh nghiệm hàng nghìn đời của người Ấn Độ.
Chỉ có một con đường duy nhất để lên tới Chùa Ngọc khi leo qua 299 bậc đá, trong chùa thờ một pho tượng A Di đà bằng ngọc nặng 1,5 tấn. Nơi đây có thể bao quát được toàn cảnh chùa Tam Chúc.
TOP 9 ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH BẮC NINH ĐẬM CHẤT VĂN HÓA LỊCH SỬ MÀ BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA
Điện Tam thế
Điện Tam Thế
Điện Tam Thế có 03 tầng mái cong được xây dựng theo lối kiến trúc đình chùa đặc trưng Việt Nam. Trong sảnh chính của điện là ba pho tượng Phật – Tam Thế bằng đồng đen đại diện cho quá khứ, hiện tại và vị lai. Mỗi pho tượng có trọng lượng khoảng hơn 80 tấn và phía sau mỗi bức tượng là một cánh sen dát vàng.
Bất kỳ ai cũng cảm thấy không khí bình yên, tĩnh lặng. Nét tinh tế với kiến trúc tại điện Tam Thế là 12 ngàn bức tranh đá được chạm khắc tinh xảo. Mỗi bức tranh đá ở đây đều là sự gửi gắm một câu chuyện vô cùng nhân văn tái hiện cuộc đời Đức Phật.
Mỗi bức tường của điện Tam Thế thể hiện một chủ điểm, và các chủ điểm được sắp đặt theo trình tự rất khoa học. Bước vào cửa điện, bạn đi một vòng từ trái qua phải theo chiều kim đồng hồ, và logic câu chuyện cũng được sắp đặt theo chiều quay đó, như một quy luật của tự nhiên.
Điện Pháp Chủ
Điện Pháp Chủ
Trước Điện Tam Thế là Điện Pháp Chủ nằm trên trục thần đạo. Điện Pháp Chủ xây dựng với kết cấu cột, dầm, xà, mái cong bằng bê tông cốt thép sơn giả gỗ.
Trong Điện Pháp Chủ thờ 01 pho tượng Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối, pho tượng nặng 150 tấn do nghệ nhân Việt Nam chế tác; và có 10.000 bức tranh tái hiện cuộc đời Đức Phật do thợ hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa Indonesia.
Điểm nhấn đặc biệt trong Điện Pháp Chủ là bốn bức phù điêu khổng lồ bao trùm toàn bộ 4 bức tường, mỗi bức phù điêu nói về một giai đoạn bước ngoặt trong cuộc đời của Đức Phật: Phật Sinh, Phật Thành Đạo, Phật Thuyết Pháp và Phật Niết Bàn.
Điện Quán Âm chùa Tam Chúc (Quan Âm)
Điện Quan Âm
Điện Quan Âm chùa Tam Chúc nằm sau Cổng Tam Quan qua vườn cột kinh, và phía sau là Điện Pháp Chủ trên trục thần đạo. Điện Quan Âm thờ 01 pho tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đồng nguyên khối, pho tượng nặng 100 tấn; và có 8.500 bức tranh về các câu chuyện về Đức Phật.
Điểm nhấn của Điện Quan Âm là 4 bức tranh đá khổng lồ bao phủ toàn bộ diện tích 4 bức tường, nói về các sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát rất gần gũi với người dân Việt Nam.
Trung tâm của các bức tranh là tượng khắc nổi của Phật Quan Âm với hình ảnh quen thuộc trong các ngôi chùa Cổ như Chùa Phật Tích, Chùa Hương: Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, Quan Âm Tọa Sơn, Quan Âm Quá Hải và Quan Âm Tống Tử.
Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam: 1 Địa điểm du lịch siêu HOT tại Việt Nam
Một số lưu ý khi du lịch chùa Tam Chúc
Khi đến tham quan chùa, du khách lưu ý mặc những trang phục kín đáo, lịch sự, không thắp hương quá nhiều và xả rác bừa bãi. Dịp đầu năm, người đến hành hương đông, du khách nên chủ động bảo quản tài sản cá nhân, tránh thất lạc đồ đạc.
Có 2 phương tiện giúp bạn tham quan chùa Tam Chúc (đến cổng Tam Quan nội):
– Nếu đi thuyền, bạn sẽ mất khoảng 20 – 25 phút vì thuyền đi khá chậm. Nhưng bù lại bạn sẽ có thể ngắm cảnh quan hồ nước mênh mông, chim muông bay rợp trời, và tham quan đình Tam Chúc ở giữa hồ. Ngồi trên thuyền cảm giác sẽ khá thi vị.
– Trong khi đi xe điện thì chưa đến 10 phút là đến đến trước cổng Tam Quan nội. Tuy nhiên, nếu đi xe điện bạn sẽ không tham quan được đình Tam Chúc.
Để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn được trải nghiệm 2 loại hình di chuyển này thì bạn có thể đi thuyền và về bằng xe điện.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Việt Nam:
Người thực hiện: Bùi Hà Vy
Mã sinh viên: 19051627
Bài tập lớn_INE3104 1
Tam Chúc rộng mà đẹp ghê á
Chưa có dịp đi Tam Chúc, mong tết này có thời gian đi ạ
Đường vào Tam Chúc đi thế nào vậy