Nội dung bài viết
Hiện trạng nền kinh tế Trung Quốc sau Covid-19
Trung Quốc đang có dấu hiệu trở lại sau ba năm áp dụng chính sách zero-Covid để tái hoà nhập với thế giới, được dự đoán sẽ đem lại những đổi mới đối với nền kinh tế toàn cầu.
Việc nới lỏng các quy định giãn cách vốn đã khiến các doanh nghiệp bị bóp nghẹt từ lâu được kỳ vọng sẽ tiếp thêm sức sống cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm tới.
Phong toả và kiểm soát biên giới do đại dịch là nguyên nhân chủ yếu khiến đất nước này đi lệch khỏi khối liên kết trước đó, làm gián đoạn chuỗi cung ứng, gây tổn hại đến dòng chảy thương mại và đầu tư.
Với nền kinh tế toàn cầu hiện đang đối mặt với những thách thức đáng kể, bao gồm tình trạng thiếu năng lượng, tăng trưởng chậm và lạm phát cao, việc Trung Quốc mở cửa trở lại có thể mang đến một sự thúc đẩy kịp thời và cần thiết.
Tuy nhiên, theo các nhà kinh tế, quá trình mở cửa trở lại dự báo sẽ gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt trong những tháng đầu tiên của năm mới 2023. Được biết, những làn sóng sẽ tới từ cuộc suy thoái bất động sản lịch sử của Trung Quốc và suy thoái toàn cầu có thể diễn ra.
Kinh tế Trung Quốc đối mặt nhiều khó khăn
Quang cảnh vắng vẻ do giãn cách tại Bến Thượng Hải ở quận Hoàng Phố, Thượng Hải vào ngày 21 tháng 12 năm 2022.
Bo Zhuang, nhà phân tích cấp cao tại Loomis Sayles & Company, cho biết: “Trong ngắn hạn, tôi tin rằng nền kinh tế của đất nước tỷ dân sẽ gặp hỗn loạn vì một lý do đơn giản: Trung Quốc đã rất kém linh hoạt trước Covid-19”.
Trong gần ba năm, Trung Quốc kiên định với chính sách cứng rắn không khoan nhượng trước virus dù chính nó đã gây ra những thiệt hại kinh tế chưa từng có. Vào năm 2022, tốc độ tăng trưởng chậm lại đáng kể, lợi nhuận của các công ty sụt giảm và tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên tăng lên mức kỷ lục.
Với những bất ổn trong cộng đồng cùng áp lực tài chính ngày càng gia tăng, chính phủ đã đột ngột thay đổi hướng đi, áp dụng giãn cách xã hội một cách hiệu quả hơn.
Trung tâm mua sắm “vắng tanh” ở Suqian, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, ngày 26 tháng 12 năm 2022.
“Ở giai đoạn đầu, việc mở cửa trở lại có thể tạo ra làn sóng các ca nhiễm Covid-19 và gây quá tải cho hệ thống y tế, điều này sẽ làm giảm mức tiêu thụ và sản xuất”, Zhuang đề cập thêm.
Hiện tại, sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh đã buộc người dân phải ở nhà khiến các cửa hàng, nhà hàng thường trong tình trạng vắng khách. Các nhà máy và công ty cũng buộc phải đóng cửa hoặc cắt giảm sản xuất do sự lây lan của dịch bệnh.
Người dân xếp hàng để nhận thuốc giảm sốt ibuprofen miễn phí tại nhà thuốc quốc gia ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang phía đông Trung Quốc, ngày 28 tháng 12 năm 2022.
Các nhà phân tích từ Capital Economics cho biết: “Sống chung với Covid sẽ khó khăn hơn tưởng tượng” và dự đoán nền kinh tế Trung Quốc sẽ giảm 0,8% trong quý đầu tiên của năm 2023, trước khi phục hồi trong quý thứ hai.
Nhóm chuyên gia khác cũng kỳ vọng nền kinh tế sẽ phục hồi sau tháng Ba. Trong một báo cáo nghiên cứu gần đây, các nhà kinh tế của HSBC dự đoán mức giảm là 0,5% trong quý đầu tiên, nhưng mức tăng trưởng chung là 5% cho nền kinh tế năm 2023.
Thị trường bất động sản phục hồi cùng nền Kinh tế Trung Quốc
Việc bất ngờ mở cửa trở lại của Trung Quốc không phải là yếu tố duy nhất gây biến động nền kinh tế. Vào năm 2023, các chuyên gia sẽ tiếp tục theo đuổi những chính sách nhằm vực dậy ngành bất động sản, lĩnh vực chiếm gần 30% GDP của quốc gia, hiện đang trong tình trạng suy thoái trầm trọng.
Cuộc khủng hoảng trong ngành bất động sản bắt đầu vào cuối năm 2021 khi hàng loạt các nhà đầu tư không trả được nợ gây trì hoãn hoặc tạm dừng việc xây dựng.
Chính phủ Trung Quốc đã rất nỗ lực để phục hồi lĩnh vực bất động sản, bao gồm cả việc áp dụng kế hoạch 16 điểm để giảm bớt khủng hoảng tín dụng, dẫu vậy các số liệu thống kê vẫn không thu được phản hồi tốt hơn.
Doanh số bán bất động sản theo giá trị đã giảm hơn 26% trong 11 tháng đầu năm nay. Việc đầu tư vào lĩnh vực này cũng giảm 9,8%.
Tại một cuộc họp quan trọng vào đầu tháng này, chính phủ đã tuyên bố sẽ tập trung vào việc thúc đẩy nền kinh tế vào năm tới bằng việc đưa ra các biện pháp mới nhằm cải thiện tình hình tài chính của lĩnh vực bất động sản và thúc đẩy niềm tin của thị trường.
Các nhà phân tích của Capital Economics cho biết: “Các biện pháp được áp dụng cho đến nay là không đủ để thúc đẩy sự phục hồi tuy nhiên các nhà hoạch định sẽ tiếp tục với nhiều chính sách hỗ trợ trong thời gian tới ”.
“Điều này sẽ trấn an người mua nhà đủ để nâng doanh số bán hàng vào năm sau”
Nền Kinh tế Trung Quốc trước nỗi lo suy thoái toàn cầu
Một cuộc suy thoái toàn cầu tiềm ẩn là mối lo ngại quan trọng khác sẽ định hình bức tranh kinh tế của Trung Quốc vào năm 2023.
Thương mại đã thúc đẩy phần lớn tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vào đầu năm nay khi xuất khẩu được đẩy mạnh nhờ giá hàng hóa tăng và giảm giá trị đồng tiền.
Tuy nhiên trong những tháng gần đây, lĩnh vực thương mại – chiếm khoảng 1/5 GDP của Trung Quốc và cung cấp 180 triệu việc làm – đã bắt đầu xuất hiện những rạn nứt do suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tháng trước, các chuyến hàng đi nước ngoài của Trung Quốc đã giảm 8,7% so với năm 2021, tệ hơn nhiều so với mức giảm 0,3% của tháng 10. Điều này đánh dấu mức giảm tồi tệ nhất kể từ tháng 2 năm 2020, khoảng thời gian nền kinh tế Trung Quốc gần như đi vào bế tắc trong bối cảnh đợt bùng phát đầu tiên của Covid-19.
Các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với suy thoái khi các nhà hoạch định chính sách tiếp tục tăng lãi suất để chống lạm phát gia tăng.
Các nhà phân tích của Capital Economics cho biết: “Xuất khẩu đã cứu vớt nền kinh tế Trung Quốc trong thời kỳ đại dịch. Dù vậy một cuộc suy thoái toàn cầu xảy đến sẽ khiến tỷ trọng lĩnh vực này tiếp tục giảm trong vài quý tới gây khó khăn cho việc phục hồi kinh tế trong năm 2023 .”
Bài viết “Kinh tế Trung Quốc 2023 sau Covid-19. Bức tranh nào trong năm mới ?” Xem thêm các bài viết khác:
Kinh tế Việt Nam năm 2022: Thành công nhưng không chủ quan
Tình hình kinh tế Việt Nam cuối năm 2022
Kinh tế Anh 2022 bị ảnh hưởng bởi Brexit thế nào
Sinh viên thực hiện: Vũ Ngọc Ánh
Mã sinh viên: 20050216
Mã học phần: INE3104-2