2 ĐIỀU PHẢI BIẾT-PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

LUẬT MẪU UNCITRAL (luật mẫu về pháp luật TMĐT)

Có một thực tế rằng, rất nhiều quy định pháp lý, liên quan tới hợp đồng và những giao dịch thương mại khác, đưa ra dạng tài liệu phải ở dạng văn bản, được ký hoặc dưới hình thức bản gốc. Trong những giao dịch TMĐT, thông điệp dữ liệu hoặc hợp đồng được ký kết bằng phương thức số

pháp luật thương mại điện tử

hóa tạo nên một giao dịch điện tử hoàn chỉnh. Để giải quyết vấn đề này Ủy Ban của Liên hợp quốc về pháp luật thương mại quốc tế (UNCIRAL) đã đề ra luật mẫu về TMĐT.

Nguyên tắc cơ bản của Luật Mẫu UNCITRAL:

  1. Tương đương thuộc tính: Truyền thông điện tử được coi có những thuộc tính tương đương việc trao đổi tài liệu ở dạng văn bản. Một khi có những tiêu chuẩn xác định, tài liệu điện tử có thể được coi có giá trị pháp lý như tài liệu dạng văn bản.
  2. Tự do thỏa thuận hợp đồng: Các bên trong một hợp đông có thể thỏa thuận hình thức hợp đồng ở dạng thông điệp dữ liệu. Tuy nhiên, điều này dẫn tới việc thay đổi những điều khoản cơ bản của hợp đồng.
  3. Tôn trọng việc sử dụng tự nguyện phương thức truyền thông điện tử: Các bên có thể tự do lựa chọn việc tham gia một giao dịch điện tử hay không. Điều không mang tính bắt buộc.
  4. Giá trị pháp lý cảu hợp đồng và tính ưu việt của những quy định pháp lý về hình thứ hợp đồng: Những đòi hỏi về giá trị hợp đồng để có giá trị pháp lý và khả năng được thi hành thì phải được tôn trọng.
  5. Áp dụng về mặt hình thức hơn là quan tâm tới nội dung: Luật phải được áp dụng với hình thức hợp đồng, mà không đề cập đến nội dung, trên cơ sở thỏa mãn những đòi hỏi pháp lý nhất định.
  6. Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng phải đi trước: Pháp luật bảo về người tiêu có thể phải được hình thành trước những quy định của Luật Mẫu.

Luật Mẫu xác minh cho cái gì?

Luật Mẫu nhằm đưa ra sự đầy đủ về mặt pháp lý cho những tổ chức, cá nhân mong muốn tham gia TMĐT. Nó đảm bảo rằng những giao dịch TMĐT được thừa nhận giá trị pháp lý và nếu cần thiết thì sẽ có những hành động thích hợp được tiến hành để tăng cường khả năng thi hành cho những giao dịch được cam kết bằng phương tiện điện tử.

>>Để hiểu rõ và sâu hơn về Luật Mẫu UNCITRAL>>

NHỮNG KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ CHO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

Đặc tính quan trọng nhất của phương tiện truyền thông đó là tính không bị giới hạn về mặt không gian. Đặc tính này đã tạo nên tính cách mạng cho truyền thông cùng với thương mại. Điều này dẫn tới tranh chấp và vụ án, điểm khó giải quyết ở đây là việc xác định nơi giao dịch.

Pháp Luật về giao dịch điện tử

pháp luật thương mại điện tử

Luật về giao dịch điện tử tại Việt Nam được thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/03/2006. Mảng phạm vi điều chỉnh khá rộng: Giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và giao dịch điện tử trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại.

Điều luật này bao gồm:

  • Thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử và chứng thực điện tử
  • Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
  • An ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử
  • Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong giao dịch điện tử

Điều luật này ghi nhận nguyên tắc giao dịch điện: Tự nguyện, được tự thoả thuận về việc lựa chọn công nghệ để thực hiện giao dịch, trung lập về công nghệ, bảo đảm sự bình đẳng và an toàn.

Điều đáng lưu ý về chữ ký điện tử là một nội dung được đề cập đến trong Luật Giao dịch điện tử. Luật công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, quy định nghĩa vụ của bên ký, bên chấp nhận chữ ký và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.

Tính đến nay tại Châu Á đã có hơn 9 nước ban hành về luật Thương mại điện tử, tăng gần 167% từ trước năm 2000.

Luật thương mại

pháp luật thương mại điện tử

Luật Thương mại (sửa đổi) được thông qua ngày 14.06.2005 và có hiệu lực từ ngày 01.01.2006 là cơ sở quan trọng đối với các hoạt động thương mại, bao gồm Thương mại điện tử.

Luật này quy định: Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.  Ngoài ra, việc trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ trên Internet cũng được coi là một hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ.

Luật công nghệ thông tin

Về phạm vi điều chỉnh hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, các biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

pháp luật thương mịa điện tử

Một số hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia thương mại điện tử:

  • Cản trở hoạt động hợp pháp hoặc hỗ trợ hoạt động bất hợp pháp về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; cản trở bất hợp pháp hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia; phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin, phá hoại thông tin trên môi trường mạng.
  • Quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm đã được pháp luật quy định.
  • Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động công nghệ thông tin; sản xuất, lưu hành sản phẩm công nghệ thông tin trái pháp luật; giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác; tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền của tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên miền đó.
  • Đánh cắp, sử dụng, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan bí mật kinh doanh mà chưa có sự đồng ý của các bên liên quan.

MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬpháp luật thương mại điện tử

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch S&B Law có những trao đổi về những quy định hiện hành, những đánh giá về bản dự thảo Nghị định sửa đổi thương mại điện tử tại Việt Nam ngày 1/1/2012 cho biết trong những năm gần đây, thương mại điện tử phát triển nhanh, cũng có những mặt hạn chế, nhiều doanh nghiệp kinh doanh không nghiêm túc, có những hành vi lừa dối người tiêu dùng.

Về khía cạnh luật pháp, hoạt động thương mại điện tử cũng đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, cụ thể là chúng ta có những văn bản pháp luật để điều chỉnh hoạt động này-Nghị định 57/2006 gồm 5 chương và 19 điều, có điều chỉnh trực tiếp hoạt động về thương mại điện tử, gồm 4 chương:

Chương 1: Những quy định chung
Chương 2: Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử.
Chương 3: Chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại
Chương 4: Xử lý vi phạm
Chương 5: Điều khoản thi hành.

>>Lý do bạn cần một luật sư<<

Tìm hiểu thật sâu về luật thương mại điện tử: “click here”

Người thực hiện

Vũ Trường Giang – 18050704