Thời gian gần đây các chuyên gia về sức khỏe liên tục lên tiếng lo ngại khi chỉ số ô nhiễm không khí tại Hà Nội ngày càng tăng cao. Vậy bạn có biết 4 sự thật về mức độ nguy hại của tình trạng này.
Theo số liệu của Tổng cục Môi trường tại 13 trạm quan trắc tự động ở Hà Nội, chỉ số ô nhiễm không khí tại Thủ đô liên tục duy trì ở mức cao có lúc lên đến ngưỡng 300 – ngưỡng gây hại cho sức khỏe.
-
Nội dung bài viết
Ô nhiễm không khí -hiểu thế nào cho đúng?
Không khí xung quanh chúng ta kể cả vùng nông thôn hay thành thì đều chứa các chất độc hại tuy nhiên khi hàm lượng các chất gây hại đó quá cao vượt mức WHO quy đinh thì sẽ gây nên những hậu quả vô cùng lớn đối với môi trường và con người.
Theo tổ chức Y tế thế giới 6 chất chính gây ô nhiễm không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người gồm: Oxit nito (NOx); oxit lưu huỳnh (SOx); cacbonmonoxit (CO); chì; ozon tầng mặt đất; các hạt vật chất khí quyển lửng lơ.
Hiện nay tại Thủ đô xuất hiện lớp bụi mịn với kích thước 2,5 PM – đây là loại bụi nguy hiểm có thể thâm nhập sâu vào phổi, gây ảnh hưởng trức tiếp đến hệ hô hấp và mạch máu.
>>> Chi tiết: Ô nhiễm không khí là gì?
-
Thực trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội
Trong khoảng hơn 1 tháng gần đây người dân Thủ đô luôn phải đón chịu bầu không khí ô nhiễm nặng kéo dài.
Bắt đầu từ cuối tháng 9/2019 chất lượng không khí ngày càng có xu hướng xấu đi. Nồng độ bụi mịn PM2.5 tại các trạm quan trắc liên tục vượt ngưỡng quy định. Nồng độ bụi mịn cao nhất trong khoảng thời gian từ nửa đêm đến sáng.
Theo thông tin chính thức từ tổng cục Môi trường cho biết vào ngày 12/11/2019, chỉ số chất lượng không khí AQI tại các điểm quan trắc Nguyễn Văn Cừ, Minh Khai hay tại Phạm Văn Đồng và Chi cục bảo vệ môi trường đã vượt ngưỡng 300- ngưỡng nguy hại. Chỉ số AQI cao nhất ghi nhận được vào 5h sáng tại điểm 555 Nguyễn Văn Cừ là 364.
Ngày 13/11 Hà Nội đón cơn mưa với kỳ vọng của người dân sẽ giúp bầu không khí trở nên trong lành hơn. Tuy nhiên, theo bản đồ trực quan đo được chỉ số ô nhiễm không khí tại Hà Nội vẫn ở mức tím và đỏ, điều đó cho thấy được tình trạng ô nhiễm này vẫn còn tiếp diễn kéo dài trong thời gian tới.
Xem ngay: Chỉ số ô nhiễm không khí tại Hà Nội hôm nay.
-
Mức độ nguy hại của ô nhiễm không khí tại Hà Nội.
Ông Vũ Văn Giáp, PGĐ Trung tâm hô hấp Bệnh viện Bạch Mai cho biết vào những thời điểm chỉ số ô nhiễm không khí AQI ở mức cao thì số ca bệnh về căn nguyên tim mạch, hô hấp bệnh viện tiếp nhận cũng tăng đột biến. Người bệnh được đưa đến thường có các biểu hiện như tức ngực, khó thở, ho nhiều, và các dấu hiệu của đợt bệnh tim cấp tính.
Đồng thời đó, các bác sĩ bên khoa da liễu và nhãn khoa cũng cho biết dạo gần đây do mức độ ô nhiễm tại Thủ đô ngày càng xấu dẫn đến số lượng người dân vào viện thăm khám về các bệnh lý về da và mắt có dấu hiệu tăng cao.
Không khí tại Hà Nội trong nhiều ngày qua bị bao bọc bởi một lớp bụi siêu mịn 2,5PM.
Giới y khoa cảnh báo: Các hạt bụi siêu mịn có thể dễ dàng lọt qua hệ miễn dịch của cơ thể; từ đó xâm nhập sâu vào hệ tuần hoàn và làm hỏng phổi, tim và não người. Ô nhiễm không khí tại Hà Nội làm gia tăng và hình thành các bệnh liên quan đến hô hấp (như là hen suyễn); các bệnh tim mạch; ung thư phổi; bệnh võng mạc, phì đại tâm thất,…
Các bác sĩ khuyến cáo có các liên hệ giữa một số bệnh nghiêm trọng với ô nhiễm không khí như: biến chứng thần kinh và tâm lý, kích ứng mắt, các bệnh ngoài da, các bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư, ảnh hưởng đến thai nhi (sinh non, sinh nhẹ cân,..). Vậy nên tất cả người dân cần chú trọng vấn đề sức khỏe trong tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội kéo dài như hiện nay.
-
Biện pháp bảo vệ sức khỏe cho người dân Hà Nội trước tình trang ô nhiễm không khí:
- Với người có bệnh về hô hấp nên hạn chế ra ngoài nếu không thực sự cần thiết.
- Với người có bệnh hen và phổi mãn tính cần tuân thủ và uống thuốc đều đặn theo sự chỉ dân của bác sĩ. Nếu có các triệu chứng bất thường kéo dài cần liên lạc với bác sĩ hoặc đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ tối đa.
- Với người dân khi đi ra đường tham gia giao thông nên đeo khẩu trang để hạn chế bớt lượng bụi bẩn trong không khí. Lưu ý phải chọn khẩu trang lọc được bụi mịn (khẩu trang y tế không lọc được bụi mịn).
- Hạn chế ra đường trong khoảng từ 5h-7h sáng vì đây là khoảng thời gian mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội được đánh giá gây ảnh hưởng nhất tới sức khỏe.
>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Hướng dẫn bảo vệ sức khỏe chống ô nhiễm không khí tại Hà Nội
Phần điều trị, phòng tránh cũng chỉ là phương pháp tạm thời vậy nên mỗi người dân cần phải góp sức hạn chế rác thải bụi bẩn giúp không khí trong lành hơn.
Hi vọng những thông tin về 4 sự thật về ô nhiễm không khí tại Hà Nội thực sự hữu ích cho bạn . Ngay từ bây giờ hãy hành động vì một môi trường trong lành hơn.
tag: ô nhiễm không khí tại Hà Nội, ô nhiễm không khí, không khí Hà Nội,..
Trần Thị Hoài An (17050309)
Bài viết hay, hữu ích!
Bài viết rất hay và nhiều thông tin bổ ích ạ
Cám ơn các bạn,bài viết rất chi tiết và hữu ích
Ô nhiễm quá, về quê trồng rau nuôi cá thôi
Thực sự ô nhiễm k khí mn đều nhận ra nhưng để mn hành động bảo vệ môi trường thì cũng k phải điều dễ dàng, nó xuất phát từ ý thức và cần sự tự giác cao