Trong thời điểm Digital Marketing lên ngôi, dù bạn làm trong bất kỳ lĩnh vực hay ngành nghề nào, điều quan trọng nhất là bạn đưa ra một chiến lược Marketing Online phù hợp để liên tục “chạm đến” đối tượng người dùng mục tiêu và chuyển đổi họ thành khách hàng thực sự. Nếu như bạn bỡ lỡ cơ hội tiếp cận thực hiện chiến dịch Marketing Online thì bạn đã bỏ qua cách để tối ưu hoá hiệu quả tăng doanh thu của doanh nghiệp!
Đề điều đó không xảy ra, hãy cùng nhau tìm hiểu và tiếp thu thêm bài học từ những chiến lược Marketing Online gây sốt trên mạng xã hội từ các thương hiệu nổi tiếng nhé!
Nội dung bài viết
Marketing Online là gì ?
Marketing Online – Tiếp thị trực tuyến, là tất cả hoạt động Marketing của đơn vị/cá nhân/doanh nghiệp/thương hiệu trên Internet. Chắc rằng bạn đã nghe đến một vài thuật ngữ khác như: “Digital Marketing”, “Online Marketing” hay “Internet Marketing”.
Ngược lại, những hoạt động Marketing không thực hiện trên Internet được gọi là Offline Marketing. Mục đích của nó là điều hướng người dùng đến Marketing Online.
Marketing Online gồm những gì ?
Social Media Marketing
Social Media Marketing là việc sử dụng các nền tảng social media để kết nối với khách hàng nhằm xây dựng thương hiệu, thúc đẩy lượng truy cập website và tăng doanh số bán hàng. Cụ thể, Social Media Marketing bao gồm việc tạo ra nội dung, lắng nghe và tương tác với những người theo dõi, phân tích kết quả và chạy quảng cáo trên social media
SEO web
SEO web là cách nghiên cứu thị trường, phân tích từ khóa để đưa nội dung đó vào bài viết quảng cáo cung cấp cho người tiêu dùng. Từ đó, các nhà tiếp thị có thể tiếp cận với người dùng thông qua công cụ tìm kiếm trên Google đúng với mục đích ban đầu. Nhờ vào Google, khi thực hiện SEO Web, các doanh nghiệp có thể khéo léo hướng người dùng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ mà website của họ đang bán.
Email Marketing
Email marketing là hình thức sử dụng email (thư điện tử) mang nội dung thông tin về bán hàng, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm đến nhóm khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng đến. Nó đem lại chiến lược marketing có hiệu quả cao.
Bên cạnh việc gửi thông báo bán hàng và duy trì mối quan hệ với đối tượng mục tiêu, email marketing còn giúp gửi quảng cáo, kêu gọi hành động hoặc gửi tin tức bằng blog.
Google Adwords
Google Ads là sản phẩm cung cấp dịch vụ quảng cáo trả tiền trên công cụ tìm kiếm Google’s Adword và quảng cáo hiển thị với Google’s Adsense. Kênh quảng cáo này được nhận định là mang về kết quả cao với chi phí được tối ưu.
Các công cụ khác
Ngoài 4 công cụ trên, Marketing Online còn gồm những công cụ sau: Content Marketing, quảng cáo trực tuyến, tổ chức sự kiện, hội thảo trên Web, tự động hóa Marketing….
Chiến lược Marketing Online được hiểu như thế nào ?
Chiến lược Marketing Online được hiểu là quá trình xây dựng định hướng quan trọng nhất giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tăng doanh số. Mục tiêu của chiến lược Marketing hướng tới khách hàng tiềm năng nhằm mục đích giữ chân, tăng trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ.
Cách xây dựng chiến lược Marketing Online hiệu quả
Bước 1: Xác định mục tiêu cho chiến lược Marketing Online
Trong Marketing thì mỗi chiến dịch quảng cáo đều có mục tiêu cụ thể khác nhau. Xét về mặt tổng quát mà nói thì mỗi chiến dịch quảng cáo sẽ có các mục tiêu:
- Mục tiêu thông tin: Truyền bá thông tin về sản phẩm, dịch vụ, sự kiện… đến với đối tượng, khách hàng mục tiêu. Mục tiêu thông tin được sử dụng nhiều trong các chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm mới.
- Mục tiêu thuyết phục: Thuyết phục, lôi kéo đối tượng, khách hàng mục tiêu mua sản phẩm, dịch vụ, hoặc chỉ đơn giản là suy nghĩ theo quan điểm của nội dung quảng cáo.
- Mục tiêu gợi nhớ: Cài vào bộ nhớ của đối tượng, khách hàng mục tiêu một nội dung nhất định. Nội dung ấy có thể là tên doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm, tên con người, địa danh…
- Mục tiêu so sánh và tấn công sản phẩm đối thủ cạnh tranh: So sánh lợi ích, công dụng sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Bước 2: Nghiên cứu, phân tích thị trường kinh doanh
- Phân tích, nghiên cứu khách hàng của mình.
- Phân tích, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình.
Đây là bước quan trọng để để các doanh nghiệp có đánh giá xu hướng, tính thời điểm tạo ra “thước đo” từ đó đưa ra chiến dịch tiếp thị phù hợp. Doanh nghiệp có thể dễ dàng sử dụng các công cụ nghiên cứu marketing: Ansoff, Pestle, SWOT, Porter 5 Forces,…).
Bước 3: Xây dựng ngân sách
Ngân sách chiến dịch quảng cáo gồm 2 phần:
- Chi phí thực hiện quảng cáo và lượng doanh thu nhờ vào quảng cáo.
- Chi phí thực hiện quảng cáo thường bao gồm: Chi phí thuê các Agency làm quảng cáo, chi phí phương tiện truyền thông, chi phí thuê diễn viên, chi phí đạo cụ, máy móc… Doanh nghiệp cần phải ước tính được lượng doanh thu nhờ vào quảng cáo (cả trong dài hạn, lẫn ngắn hạn) để biết được có nên tiếp tục thực hiện chiến dịch quảng cáo, đặc biệt là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến ngân sách chiến dịch quảng cáo:
- Giai đoạn hiện tại của chu kỳ sống của sản phẩm: Ví dụ như 1 sản phẩm đang trong giai đoạn triển khai cần phải có một chiến dịch quảng cáo rầm rộ, nghĩa là doanh nghiệp cần phải bỏ ra chi phí lớn cho chiến dịch quảng cáo.
- Thị phần: Trong hầu hết các trường hợp, thị phần tỉ lệ thuận với chi phí quảng cáo và lợi nhuận thu về, nghĩa là thị phần càng lớn thì chi phí bỏ ra cho quảng cáo càng lớn cũng như là lợi nhuận thu về càng cao.
Bước 4: Tạo dựng thông điệp truyền thông
Thông điệp quảng cáo chính là “linh hồn” các chiến dịch Marketing online. Dù bạn xây dựng một chiến lược truyền thông quy mô lớn, đầu tư nhiều chi phí trên các nền tảng mà thông điệp sơ sài, khó hiểu, không đi liền với chuẩn mực đạo đức, luật phát,… cũng sẽ thất bại.
Nội dung thông điệp quảng cáo nhằm mục đích quảng bá, định vị thương hiệu và thuyết phục khách hàng sử dụng. Để làm được điều đó, bạn cần xây dựng thông điệp ấn tượng, sáng tạo làm nổi bật nhãn hiệu, sản phẩm/dịch vụ. Một thông điệp hiệu quả phải đảm bảo được các yếu tố như ngắn gọn, dễ hiểu, ấn tượng, ý nghĩa.
Bước 5: Lựa chọn kênh truyền thông
Sự bùng nổ của kỹ thuật số khiến hoạt động Marketing online ngày càng đa dạng hoá với nhiều nền tảng khác nhau,đòi hỏi các doanh nghiệp phải đưa ra lựa chọn kênh phù hợp dựa vào:
- Việc phân tích thị trường
- Khách hàng hàng mục tiêu
Danh sách các kênh truyền thông phổ biến khi thực hiện chiến dịch Marketing Online:
- Tik Tok marketing – kênh marketing online bằng video ngắn
- Social marketing – kênh marketing online hiệu quả nhất hiện nay
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) giúp khách hàng hiểu về doanh nghiệp và sản phẩm
- Kênh KOL – tăng độ nhân diện cho doanh nghiệp
- Marketing truyền miệng – kênh marketing ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng
- Mobile Marketing – kênh truyền thông tin một cách đầy đủ và trực tiếp nhất
Bước 6: Theo dõi, thống kê đo lường hiệu quả chiến dịch Marketing Online
Mục tiêu cuối cùng của các chiến dịch Marketing là mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Do vậy việc đo lường từng chiến dịch cụ thể rất quan trọng để đánh giá mức độ hiệu quả từ đó có sự điều chỉnh phù hợp trong tương lai.
Việc đánh giá mức độ thành công của chiến dịch quảng cáo dựa trên các tiêu chí:
- Phản ứng khách hàng: Ủng hộ, tò mò, kích thích, phản đối, thờ ơ, ức chế…
- Doanh thu sản phẩm: Tăng nhẹ, tăng đột biến, không tăng không giảm, giảm nhẹ, giảm mạnh…
Top 5 Chiến lược Marketing Online gây “náo động” mạng xã hội
Coca Cola: Thể hiện phong cách
Coca-Cola là một thương hiệu nổi tiếng, luôn hiểu rõ họ là ai và đại diện cho điều gì, Bạn thậm chí không cần tìm kiếm thông tin trên website để cảm nhận được giá trị mà họ mang lại. Chiến lược Marketing Online của Coca Cola rất rõ ràng trong việc dịnh vị thương hiệu, đóng gói và lồng ghép trong suốt thông điệp truyền thông.
Điển hình như chiến dịch Share A Coke đã cá nhân hóa từng khách hàng, trao quyền sở hữu và sáng tạo cho khách hàng để họ có cảm giác như mình là chủ nhân thực sự của sản phẩm. Coca-Cola đã hướng tới khách hàng mục tiêu là đối tượng người trẻ tuổi, tạo dựng kết nối và khai thác hết tiềm năng từ họ thông qua mạng xã hội.
Biti’s Việt Nam: Thay đổi cách định vị thương hiệu
Chiến lược Marketing Online của Biti’s hướng đến tái định vị thương hiệu: đưa ra bộ nhận diện thương hiệu mới, và tuyên bố định vị sản phẩm là giới trẻ năng động. Điều này được thế hệ trẻ – đối tượng khách hàng mục tiêu đón nhận nồng nhiệt.
Bitis cũng đã vô cùng thông minh khi sử dụng KOLs để truyền thông cho sản phẩm của mình nhằm tăng độ nhận diện cũng như sở thích của khách hàng đối với sản phẩm. Nhắm tới đối tượng là khách hàng trẻ nên sử dụng Kols là các ngôi sao, thần tượng sẽ tạo được trào lưu đi giày mới.
Đặc biệt, với dòng sản phẩm chủ lực Biti’sHunter có thiết kế trẻ trung hơn, hiện đại hơn và Đại sứ Thương hiệu là Sơn Tùng M-TP góp phần lớn trong thành công của chiến lược. Nhờ vậy, mà giờ đây trong nhận thức của người tiêu dùng, Biti’s không còn là thương hiệu giày dép được “Các bậc phụ huynh chọn mua” mà là “Tôi muốn sở hữu” của giới trẻ.
Hubspot: Hiệu ứng hình ảnh
Hubspot là một trong những thương hiệu đã tận dụng thành công sức mạnh của hình ảnh trong chiến lược marketing online của mình. Đội ngũ của Hubspot là những người rất tin tưởng vào khả năng lan tỏa trên các mạng xã hội của một bức ảnh. Họ thường xuyên chia sẻ một lượng lớn hình ảnh và với hơn 60 giao diện có khả năng tùy biến để giúp người dùng không chuyên vẫn có thể tự tin thiết kế những hình ảnh sáng tạo.
Hubspot sử dụng những hình ảnh hấp dẫn và lôi cuốn người nhìn trong tất cả các thông tin cập nhật trên mạng xã hội. Điều này tạo thành hiệu ứng lan truyền trong cộng đồng mạng mỗi khi Hubspot đăng tải thông tin và ảnh bìa để chuẩn bị cho chiến dịch sắp ra mắt.
Red Bull: Hành động và truyền cảm hứng
Red Bull không chỉ là thương hiệu nước tăng lực được nhiều người ưa thích mà còn là một thương hiệu rất thành công trên các mạng xã hội với chiến lược marketing online đặc biệt hướng đến “hành động và truyền cảm hứng”. Red Bull tập trung vào những khách hàng hoạt động thể lực tại những địa điểm đặc biệt. Nội dung này nhanh chóng thu hút những người ưa mạo hiểm và khám phá, vận động viên và những khách hàng được truyền cảm hứng từ Reb Bull về mục tiêu cuộc sống.
Ngoài ra, Red Bull còn lan tỏa sức mạnh thương hiệu qua những trải nghiệm trên Instagram. Nếu theo dõi thường xuyên tài khoản @redbull, bạn sẽ thấy một thương hiệu thống nhất với hình ảnh và nội dung về những con người đang làm những điều đặc biệt trên khắp thế giới. Tuy nhiên, nếu đi sâu vào tìm hiểu, bạn sẽ nhận thấy rằng Reb Bull có chiến lược tiếp cận riêng cho từng nhóm khách hàng. Không chỉ nổi tiếng với các hoạt động thể thao, Red Bull còn hướng đến những hoạt động khác trong âm nhạc và nghệ thuật.
Square: Xây dựng thương hiệu từ việc kết nối hình ảnh khách hàng
Không chỉ đăng tải những thông điệp bán hàng cứng nhắc, thương hiệu Square thấu hiểu việc duy trì sự quan tâm và tương tác của người dùng trong các mạng xã hội. Vì vậy, Square vừa đem đến tính năng nổi bật về các sản phẩm thanh toán trên di động vừa quan tâm tới các sản phẩm tác động đến cuộc sống thực sự và mối quan hệ của những người đang sử dụng sản phẩm.
Thương hiệu khiến người dùng cảm thấy như được kết nối với sản phẩm hoặc dịch vụ và mong muốn gắn bó sâu sắc hơn giữa mối quan hệ của khách hàng và doanh nghiệp.
Làm sao để duy trì hiệu quả của các chiến lược tiếp thị trực tuyến ?
Để có thể duy trì hiệu quả cho một chiến lược tiếp thị trực tuyến, doanh nghiệp cần chuẩn bị một nguồn ngân sách đủ lớn và ổn định để tiếp tục thực hiện chiến dịch. Sau mỗi chiến lược marketing được thực hiện doanh nghiệp cần thực hiện việc thống kê đánh giá kết quả. Từ đó có thể đưa ra những điều chỉnh cho phù hợp.
Kết luận
Với việc tìm hiểu và tiếp thu thêm bài học từ những chiến lược Marketing Online gây sốt trên mạng xã hội, bạn đã có thể áp dụng hoặc sáng tạo ngay vào chính công việc thực tế của mình. Mạng xã hội sẽ là nơi cho bạn thấy hiệu quả của từng chiến lược. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra chiến lược nào là phù hợp và lôi cuốn người dùng. Đừng chần chừ mà hãy chia sẻ cho chúng tôi biết đâu là chiến lược truyền cảm hứng đến bạn nhất nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Marketing Manager và top 5 yếu tố không thể bỏ qua
Định Vị Thương Hiệu – Casesudy Số 1 Từ Tp Bank
Pingback: Mẫu CV chuyên biệt có 1-0-2 dành cho ngành Marketing - Easy E-commerce Class
Pingback: TOP 5 YẾU TỐ MARKETING MANAGER CẦN SỞ HỮU - Easy E-commerce Class
Pingback: ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU - CASESUDY SỐ 1 TỪ TP BANK - Easy E-commerce Class
Pingback: TOP 6 DẠNG CONTENT MARKETING HIỆU QUẢ - Easy E-commerce Class