Trong những khu vực bị sạt lở, đất bị xói mòn bị mất đi các dưỡng chất, nhiều con sông bị tắc nghẽn do bùn đất chảy xuống, sau một thời gian dài sẽ trở thành sa mạc. Tuy xói mòn, sạt lở đất là hoạt động của hiện tượng tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người cũng một phần làm cho hiện tượng này thêm kinh khủng hơn. Hãy cũng tôi tìm hiểu rõ hơn về tình trạng xói mòn, sạt lở đất, và từ đó có những biện pháp khắc phục.
- Xói mòn đất trong canh tác nông nghiệp
Xói mòn đất là quá trình tự nhiên làm ảnh hưởng đến tất cả các dạng địa hình, cụ thể là làm mất lớp đất trên bề mặt và phá huỷ các tầng đất bên dưới do tác động của nước mưa băng tuyết tan hoặc do gió, và nó có thể để lại tình trạng xói mòn nặng nhẹ khác nhau. Mặc dù nó là quá trình tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đã làm gia tăng tốc độ xói mòn lên 10-40 lần. Càng ngày, nếu không được phục hồi thì tình trạng ngày càng nghiêm trọng, thậm chí có thể gay ra hiện tượng sạt lở.
- Tác động
Làm giảm khả năng luân canh, xen canh
Giảm sản lượng nông nghiệp, phá vỡ hệ sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống bà con nông dân
ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sản phảm nông nghiệp: độ chắc của hạt, trọng lượng riêng hay các thành phần sinh hoá bị biến đổi
- Nguyên nhân
Những cơn mưa lớn làm cho tốc độ của dòng chảy trở nên mạnh mẽ hơn, làm nhanh chóng phá vỡ kết cấu lớp mặt, làm cho lớp mặt đất bị phân tán thành những hạt nhỏ. Khi nước mưa chảy tràn sẽ dễ dàng làm trôi lớp đất mặt đi, gây nên hiện tượng xói mòn đất.
- Giải pháp chống xói mòn đất hiệu quảTrồng cây thân gỗ chống lở đất
Rễ cây sẽ là công cụ rất hữu ích khi đất đã bị xói mòn hoặc quá dốc để có thể trồng trọt. Bạn nên trồng cây thân gỗ trên các bờ dốc đứng và bờ sông để hạn chế xói lở đất.
Để thu được kết quả tốt, bạn cũng nên trồng cỏ xung quanh các gốc cây hoặc đắp lớp phủ.
Cây có tuổi đời càng lớn thì hiệu quả đem lại càng cao.
Hạn chế cày xới
Việc thường xuyên cày xới sâu tạo nên một lớp đất nén chặt dễ bị nước làm cho xói mòn do lớp đất tơi xốp bên trên dễ bị gió cuốn đi
Cân nhắc sử dụng phương pháp canh tác cây trồng không cần cày xới như sử dụng dao cày hoặc phương pháp đánh vồng, sử dụng hệ thống lớp phủ để không chạm đến lớp đất bên dưới.
Những kỹ thuật vừa kể trên giúp hẹn chế sự di chuyển của máy móc trên mặt đất, nên đất không bị nén chặt.
Bảo vệ các cây trồng yếu bằng cách trồng theo luống
Nên trồng các loại cây thành từng luống. Trồng xen canh với các loại cây trồng có khả năng chống xói mòn như cỏ mọc dày hoặc cây họ đậu.
- Trồng cây viền theo dốc
- Trồng cây vuông góc với chiều gió. Để cho đất nghỉ vào mùa mưa
Đất chăn thả không thể phát triển tốt và giữ được tác dụng chống xói mòn nếu trâu bò được thả vào gặm cỏ quanh năm. Điều này có thể không hiệu quả nếu các bãi cỏ lân cận không đủ để cung cấp thức ăn cho trâu bò.
Sử dụng thảm phủ vườn để giữ cây trồng trên đất dốc
Thảm xơ phủ vườn, còn gọi là thảm chống xói mòn, là một lớp phủ kết dính với nhau bằng một tấm lưới gồm các sợi xơ. Kết cấu này giữ cho lớp phủ liên kết với nhau ở những khu vực mà vật liệu phủ thông thường có thể bị cuốn trôi.
Xây dựng các vật chống xói mòn dọc theo các đườn đồng mức trong canh tác trên đất dốc.
Bên cạnh việc xây dựng các vật chống xói mòn cần phải kết hợp với trồng cây (hàng cây chắn). Khi hàng cây chắn được trồng dày dọc theo đường đồng mức, bản thân chúng có thể trở thành một hàng rào sống không cần bất kỳ công trình xây dựng nào.
Trên đất dốc ít, sau nhiều năm chúng có thể góp phần tạo thành tầng đất bậc thang vì đất bị xói mòn xuống sẽ được gom giữ lại tại hàng chắn. Ngoài ra, rễ của cây giúp cho tường, rãnh và mương vững chắc, như thế chúng mới được bảo vệ khỏi sự phá huỷ của những trận mưa lớn.
Trước tình hình xói mòn đất là một trong những thảm họa nghiêm trọng đối với độ phì nhiêu của đất thì người nông dân cần hiểu rõ và vận dụng các phương pháp giảm thiểu xói mòn đất phù hợp. Giữ môi trường đất giàu dinh dưỡng cho sự phát triển cây trồng thuận lợi hơn. Nâng cao giá trị sử dụng của đất canh tác được lâu dài.
link tham khảo thêm: Sạt lở đất nguyên nhân và hậu quả
- Sạt lở đất là nguyên nhân gây thiệt hại nặng với sản xuất nông nghiệp của bà con vùng núi
- Khái niệm Sạt lở đất
Theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ gọi tắt là (United States Geological Survey, viết tắt USGS). Sạt lở đất là sự di chuyển của một khối đá, một tầng đất, những khối mãnh vụn của đất đá rời rạc nhau. Trượt xuống một con dốc trên triền núi, đồi, thậm chí một địa tầng. Sạt lở đất cũng là do biến động của một ngoại lực tác động vào khối đá, mảng vụn. Dưới tác động của các yếu tố đó làm cho độ dốc của triền núi, con đồi không ổn định và làm chúng di chuyển xuống dốc.
- Nguyên nhân của sạt lở
Địa chất: Đây là đặc tính chính của vật liệu đất đá, nơi tạo nên địa tầng của hiện trạng như đồi núi, sườn dốc. Nơi mà đất hoặc đá có thể yếu đi hoặc bị đứt gãy do các tác động của thời tiết gây nên. Các địa tầng được cấu tạo bởi các tính chất của đất đá khác nhau, và do đó chúng có từng độ cứng, sức bền của mỗi lớp khác nhau.
Hình thái: Sạt lở đất cũng liên quan đến Hình thái. Nơi chúng liên quan đến cấu trúc đất đá quyết định nên địa tầng của hiện trạng. Ví dụ như: Thảm thực vật vật bị mất đi do cháy rừng hoặc hạn hán, chặt phá rừng lấy đất canh tác, khai thác rừng bừa bãi, tạo nên đồi trọc. Nơi đó quyết định hình thái của hiện trạng của địa tầng. Nếu tác động nhiều do mưa sẽ dễ bị lở đất hơn.
Thảm thực vật đặc trưng nhất là Rừng nguyên sinh. Những cây cổ thụ lớn có thể bám rể rất nhiều lớp, từng tầng riêng biệt nhau giữ đất tốt hơn trong những trường hợp biến động của thời tiết như mưa dữ dội. Hoặc giữ vững những địa tầng khi bị động đất cấp độ nhỏ.
Hoạt động của con người: Hoạt động của con người chủ yếu là do phá rừng phát triển nông nghiệp. Xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng bên trên triền núi, triền dốc. Các công trình tưới tiêu cấp nước, tạo rảnh cho kênh mương… Làm suy yếu cấu trúc dưới chân của triền dốc. Vì vậy cũng gây ra sạt lở đất
- Thiệt hại mà sạt lở đất gây ra
Con người: gây ra thương vong cho con người. Rất nhiều người đã bị thương, bị mất đi khả năng lao động, nhiều người thiệt mạng, hoặc kèm theo đó là những sang chấn về mặt tâm lý
Kinh tế: nhà cửa đổ nát, hoa màu cuốn trôi, tài sản, ruộng vườn… biến mất chỉ sau một trận sạt lở. Hoa màu, vật nuôi cũng bị cuốn trôi, nhà cửa tài sản không còn. Đất đai bị ảnh hưởng nghiêm trọng, người dân không thể canh tác ngay được
-
- Giải pháp khắc phục
- Dùng rọ đá mạ kẽm: Rọ đá là định hình một cái lồng được đan bằng dây thép. Hoặc một cái lồng được hàn thành các khối vuông vức với nhau trong công tác kè cứng
Rọ đá mạ kẽm cũng được định hình như các loại lồng đá, với kích thước khác nhau tùy vào địa hình dự án. Ban đầu máy đan các dây thép, tối thiểu từ 1.0mm đến 3.0mm. Thành các tấm lưới được cắt theo quy cách, dài, rộng, cao. Sau đó chúng được gép nối với nhau qua định hình các góc cạnh. Chúng được xếp và đóng kiện trước khi chở đến công trình.
- Rọ đá mạ kẽm bọc nhựa PVC
là một tấm lưới thép được định hình theo khối. Ở những hình dạng thích hợp với vật liệu lấp bên trong. Dây đan mạ kẽm nhẹ hoặc mạ kẽm nặng được bọc thêm một lớp nhựa PVC bên ngoài.
Độ dày tối thiểu của dây đan rọ đá mạ kẽm bọc nhựa PVC là 1mm so với lỏi thép bên trong. Ví dụ như ta có dây đan có lỏi là 2,7mm thì bọc nhựa PVC xung quanh nó có đường kính là 3,7 đến 3,8mm.
Để hiểu rõ hơn về xói mòn, sạt lở đất, có thể tìm hiểu thêm tại đây:
Xói mòn đất – hiểm họa to lớn cho việc phát triển nông nghiệp
Xói mòn đất là gì? Những tác hại của việc xói mòn đất và giải pháp
Để biết thêm chi tiết về nóng lên toàn cầu và những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tham khảo thêm các bài viết dưới đây:
NÓNG LÊN TOÀN CẦU: KỊCH BẢN KINH KHỦNG SỐ 1 ĐANG CHỜ VIỆT NAM