5 nét văn hóa đón Tết Nguyên Đán của người Việt Nam

5 nét văn hóa đón tết Nguyên đán của người Việt Nam

Đối với người Việt Nam, Tết Nguyên đán luôn là dịp lễ quan trọng nhất trong năm, là dịp thiêng liêng đối với tất cả để tất cả mọi người trên mọi miền Tổ quốc tụ họp và sum vầy. Dù là miền quê hay phố thị, đất liền hay đảo xa, mỗi khi Tết đến Xuân về, mọi người con đất Việt đều sẽ nhớ về quê hương nguồn cội như một bản ngã tự nhiên đã in sâu vào tâm thức.

Ngoài ra, đây còn là dịp để mọi người lưu truyền và gìn giữ những nét văn hóa từ xa xưa mà cha ông đã để lại. Hãy cùng tìm hiểu 5 nét văn hóa đón Tết Nguyên đán của người Việt Nam ngay dưới bài viết này !

Tết Nguyên đán (Tết cổ truyền) là gì ?

Tết cổ truyền Việt Nam, hay còn gọi là Tết Nguyên đán, là dịp lễ đầu năm mới theo âm lịch của người Việt Nam. được tính vào đầu năm Âm lịch.Tết Nguyên đán thường có nhiều tên gọi khác nhau như: Tết Cả, Tết Âm lịch, Tết ta, Tết cổ truyền,… Đây là ngày lễ lớn nhất trong năm của Việt Nam, và là dịp để người dân nghỉ ngơi, sum họp gia đình và đón chào một năm mới an khang, thịnh vượng.

Theo phiên âm của chữ Hán – Việt thì “Tết” theo chữ Hán là tiết, “nguyên” theo chữ Hán sẽ là sự khởi đầu và “đán” là buổi sáng sớm. Do đó, cách đọc đúng nhất phiên theo âm chữ Hán Việt là Tết Nguyên đán.

Tết cổ truyền Việt Nam thường được tổ chức vào ngày mùng 1 tháng Giêng âm lịch. Trước ngày Tết, người dân thường dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa quần áo mới, mua hoa đào, hoa mai, bánh chưng, bánh tét,… để chuẩn bị đón Tết.

Thời gian của Tết Nguyên đán được tính như thế nào?

Tết Nguyên đán được tính bắt đầu vào ngày đầu tiên của năm âm lịch, thông thường sẽ muộn hơn Tết Dương lịch từ 1 đến 2 tháng do quy luật 3 năm nhuận 1 tháng của năm Âm lịch. Vậy nên thời điểm bắt đầu Tết Nguyên đán sẽ rơi vào khoảng thời gian từ ngày 21 tháng 01 đến ngày 10 tháng 02.

Tết Nguyên đán diễn ra vào thời điểm nông dân nhàn rỗi, nghỉ ngơi để chuẩn bị tiếp vụ mùa mới. Vì theo truyền thống thì hầu hết mọi người dân Việt Nam đều làm nông do đó những lúc có thời gian rảnh rỗi sẽ có tâm lý phấn khởi, bù đắp những ngày làm việc vất vả.

Ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền là gì?

Tết Nguyên đán được xem là thời điểm thể hiện cho sự giao thoa giữa trời đất, thần linh với con người. Tết trong Tết Nguyên đán có nghĩa là tiết (ở đây biểu hiện cho thời tiết) sẽ vận hành theo 4 mùa trong năm Xuân – Hạ – Thu – Đông, một chu trình kết thúc và có nghĩa đặc biệt cho nền kinh tế xưa khi còn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu.

Có thể nói đây là dịp quan trọng nhất trong năm mà con cháu trong nhà sẽ tập trung lại để chuẩn bị và dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên những mâm cơm, mâm ngũ quả trang trọng nhất.

Theo quan niệm từ xưa, vào dịp lễ này ông bà tổ tiên sẽ về nhà ăn Tết cùng con cháu và phù hộ cho gia đình mình được mạnh khỏe, hòa thuận hơn.

Từ xưa đến nay luôn có quan niệm rằng Tết Nguyên đán đến sẽ xua đuổi đi những điều không may của năm cũ và đón nhận những niềm hy vọng tốt đẹp hơn cho năm mới. Vì vậy, đây là thời điểm được nhiều người lựa chọn để mở đầu công việc cho năm và là thời điểm tốt để khởi nghiệp nhờ vào vận khí năm mới.

Cuối cùng, Tết Nguyên đán chính là thời điểm mà mọi người trong gia đình mong ngóng nhất để được đoàn tụ bên những người yêu thương, đây là thời gian để con cháu tỏ tạ ơn cho ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng bằng tình cảm chân thành nhất hay đơn giản bằng những món quà cho ngày Tết.

5 nét văn hóa đón Tết Nguyên đán của người Việt Nam

Cúng ông Công, ông Táo

5 nét văn hóa đón Tết Nguyên đán của người VIệt

Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, người dân Việt nam lại chuẩn bị sửa soạn mâm cơm cúng, tiễn ông Công, ông Táo về trời. Đây là nét văn hóa đặc sắc của người Việt được lưu truyền trong dân gian từ nhiều đời nay.

Trong tín ngưỡng dân gian Việt, sự tích ông Công, ông Táo có nguồn gốc từ ba vị thần là Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kì của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành sự tích hai ông, một bà đại diện cho thần đất, thần nhà và thần bếp núc.

Người Việt tin rằng 23 tháng Chạp hàng năm là ngày Táo Quân cưỡi cá chép lên trời để trình báo mọi việc làm ăn, cư xử xảy ra trong gia đình dưới hạ giới với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm giao thừa, Táo Quân mới trở lại nhân gian trông coi việc bếp lửa của mình.

Do vị thần bếp biết hết những chuyện hay dở của mình, nên để Táo Quân phù hộ nhiều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn ông công, ông Táo rất cẩn thận. lễ vật có thể bao gồm: Ba bộ quần áo Táo Quân cùng tiền vàng, mâm cỗ mặn, bánh kẹo, cá chép sống hay bằng giấy… Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ… tùy theo khu vực sinh sống.

Thăm mộ tổ tiên

5 nét văn hóa đón Tết Nguyên đán của người VIệt Nam

Hàng năm cứ vào ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp, nhiều gia đình người Việt tập trung đông đủ cùng nhau đi thăm, quét dọn, sửa sang mồ mả tổ tiên và đem theo hương đèn hoa quả để cúng, tỏ lòng hiếu kính mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu. Đây là nét văn hóa không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của người VIệt

Truyền thống tâm linh người Việt tin rằng, năm mới đến là sự khởi đầu của mọi điều mới, mọi thứ đều cần được sửa sang cho mới mẻ, kể cả nơi an nghỉ của ông bà, tổ tiên.

Nó thể hiện nét đẹp của đạo “hiếu” trong văn hóa Việt Nam, thắt chặt tình yêu thương, đoàn kết giữa những người còn sống với nhau và giữa những người còn sống với những người đã khuất như câu nói:
“Con người có tổ có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn”

Tảo mộ sửa sang, chăm sóc mộ phần của tổ tiên và người thân cũng là thể hiện tình cảm của con người biết hướng về nguồn cội của mình, tổ tiên, ông bà mình mà nhờ đó mình mới được làm người, mình mới có mặt trên đời và được các cụ phù hộ cho trong năm mới sắp tới.

Tảo mộ sửa sang, chăm sóc mộ phần của tổ tiên và người thân cũng là thể hiện tình cảm của con người biết hướng về nguồn cội của mình, tổ tiên, ông bà mình mà nhờ đó mình mới được làm người, mình mới có mặt trên đời và được các cụ phù hộ cho trong năm mới sắp tới.

Gói bánh chưng, bánh tét dịp Tết Nguyên đán

5 nét văn hóa đón Tết Nguyên đán của người Việt Nam

Trong xã hội hiện đại ngày nay có nhiều truyền thống đã bị mai một nhưng có một nét văn hóa đón Tết Nguyên đán của người Việt Nam vẫn luôn được lưu giữ đó là tục lệ gói bánh chưng bánh tét ngày Tết.

Đây là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu được vào mỗi dịp Tết đến thể hiện sự gắn kết, sum vầy khi các thành viên trong gia đình quây quần bên nồi bánh luộc đang bốc khói nghi ngút ấm cúng.

Bánh chưng là món bánh Tết đặc trưng của các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Tại các tỉnh miền Nam, món bánh phổ biến trong những ngày Tết là bánh tét. Tuy khác nhau về tên gọi (bánh chưng, bánh tét), hình dáng (một loại hình vuông, một loại hình trụ tròn), lá gói (một loại gói lá dong, một loại gói lá chuối) các nguyên liệu gói bánh chưng, bánh tét đều có những điểm chung như gạo nếp, thịt lợn, nhân đỗ xanh,…

Đây là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu được vào mỗi dịp Tết cổ truyền đến thể hiện sự gắn kết, sum vầy khi các thành viên trong gia đình quây quần bên nồi bánh luộc đang bốc khói nghi ngút ấm cúng.

Đây cũng là việc giữ gìn và phát huy trí sáng tạo của cha ông từ ngàn thời xưa, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn đối với cha ông, khi Hùng Vương thứ 6 quyết định chọn bánh chưng của Lang Liêu làm lễ vật tế tổ tiên.

Bữa cơm tất niên

5 nét văn hóa đón tết Nguyên đán của người Việt

Đối với những gia đình Việt có con cháu học tập hay làm việc ở xa thì Tết chính là một dịp đặc biệt nhất trong năm để đoàn tụ gia đình. Đây là nét văn hóa đón Tết Nguyên đán đặc trưng của người dân Việt Nam thể hiện sự đoàn kết, yêu thương của những người cùng một gia đình hay người thân quen.

Bữa cơm tất niên thông thường được tổ chức vào chiều 30 Tết. Lúc này mọi thứ và công việc đã xong xuôi, cả nhà cùng nhau quây quần bên mâm cơm ấm áp ngày cuối năm. Trong khói hương trầm phảng phất, cả gia đình cùng ngồi ăn cơm và trò chuyện.

Mâm cơm ngày tất niên có đủ các món ăn mang đậm hương vị ngày Tết như: Bánh chưng, giò, dưa hành… Câu chuyện xoay quanh bữa cơm tất niên là việc con cháu báo cáo với ông bà những việc đã làm trong năm, ông bà cha mẹ nhắc nhở con cháu chuyện học hành, làm ăn đến lễ nghĩa, tình cảm, nhắc nhở con cháu những ngày tới đi chúc Tết họ hàng…

Đây cũng là bữa cơm để con cháu thể hiện tấm lòng tôn kính, hiếu thảo với những ngư­ời đã khuất trong gia đình. Bữa cơm tất niên là lễ cúng xúc động nhất của mỗi gia đình Việt. Sau một năm làm lụng vất vả, mưu sinh, những người con xa quê lại trở về quây quần quanh mâm cơm tất niên, kể cho nhau nghe chuyện đời, chuyện nghề, chuyện mưu sinh khó nhọc.

Dù mâm cỗ cuối năm đầy đủ cao sang, hay nghèo khó, thì mỗi người vẫn đong đầy tình yêu thương. Mỗi địa phương nghi thức cúng khác nhau, nhưng dù người Bắc hay Nam, người miền Trung hay miền Tây sông nước, bữa cơm tất niên bao bao giờ cũng trân trọng, nghĩa tình. Bao giận hờn, oán trách được trút bỏ; bao mưu sinh nhọc nhằn gác lại vào dĩ vãng; chúc nhau bước sang một năm mới sức khỏe, làm ăn phát đạt, cuộc sống an lành, gặp nhiều may mắn.

Chúc Tết, mừng tuổi

5 nét văn hóa đón tết Nguyên đán của người VIệt Nam

Chúc Tết, Mừng tuổi là một nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Chẳng ai nhớ tục mừng tuổi chính thức có từ thời gian nào, song trải qua thăng trầm của lịch sử nó đã trở thành nét đẹp nhân sinh hướng thiện trong tâm thức mỗi người. Chúc tết và mừng tuổi không nhất thiết lễ nhiều vật trọng đắt tiền mà chủ yếu mang tinh thần tượng trưng. Có thể là đồng tiền mới giá trị không cao, cũng có thể là bao chè, đồng bánh chưng, tấm áo mới.

Con cái chúc tết mừng tuổi bố, mẹ ông bà thể hiện sự hiếu nghĩa, quí trọng, đáp đền công ơn sinh thành dưỡng dục, sống khỏe, sống lâu. Ông bà, bố mẹ chúc tết, mừng tuổi con cháu thể hiện sự yêu thương đùm bọc, mong học hành tiến bộ, ngoan ngoãn và trưởng thành. Người thân, hàng xóm chúc tết mừng tuổi nhau thể hiện mối quan hệ tôn trọng, thân cận, giao hòa trong cuộc sống. Chúc tết, mừng tuổi cũng là dịp để mỗi người thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, động viên nhau, gạt bỏ những tật hư, việc xấu, điều gở, bước sang một năm mới với tinh thần phấn chấn.

Ba ngày đầu năm mới được coi là ba ngày quan trọng nhất. Vào những ngày này mọi công việc đều được gác lại. Người người nhà nhà sẽ đi về nội, ngoại thăm hỏi ông bà, cha mẹ cũng như họ hàng hai bên, người thân và thầy cô giáo. Con cháu nói những lời chúc sức khỏe và tốt lành đến ông bà, cha mẹ, thầy cô và những người lớn tuổi. Người lớn sẽ chúc lại các cháu và kèm theo đó là lì xì cho tuổi mới thêm sức khỏe và may mắn, niềm vui.

Chúc Tết thực sự đã trở thành nếp sống, truyền thống bao đời của người Việt vào dịp Tết. Nó thể hiện lòng hiếu thảo, sự tri ân của các thế hệ sau với ông bà, cha mẹ và thầy cô, đúng với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc từ ngàn đời.

Tổng kết

Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong năm của người Việt Nam, là dịp để người dân nghỉ ngơi, sum họp gia đình và đón chào một năm mới an khang, thịnh vượng. Tết Nguyên đán mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu thương của người Việt.

Những nét văn hóa đón Tết Nguyên đán của người Việt là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Việt. Những nét văn hóa này thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu thương của người Việt, và góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có được những thông tin bổ ích để từ đó chuẩn bị được một cái Tết thật đầm ấm và trọn vẹn bên gia đình và người thân !

Để theo dõi thêm thông tin vui lòng mời bạn xem thêm các bài viết dười đây:

Tết Nguyên đán 2024: Ý nghĩa và những điều cần biết

Top 10 nét văn hóa đặc sắc ngày Tết Nguyên đán của người Việt Nam

Tết Nguyên đán 2024: Ý nghĩa và những điều cần biết

Sinh viên thực hiện :Vũ Hải Đăng

Mã sinh viên: 20050796

Lớp: QH-2020-E KTQT CLC 3

Lớp học phần : INE31041 1