7 mẹo dễ dàng để bảo dưỡng máy tính tại nhà.
Máy tính là một công cụ không thể thiếu trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày, đáp ứng được vô số nhu cầu như học tập, làm việc, liên lạc, giải trí,… Để có thể hoạt động hiệu quả, máy tính cần phải được kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên.
Mặc dù hiện nay có rất nhiều dịch vụ bảo trì và vệ sinh máy tính, không phải ai cũng có đủ thời gian và tiền bạc để đem máy tính cá nhân của mình đi bảo dưỡng thường xuyên. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tự bảo dưỡng máy tính của mình tại nhà mà lại không hề tốn kém với những mẹo nhỏ sau đây.
Nội dung bài viết
1. Cập nhật firmware và driver
Các bản cập nhật firmware có thể giúp cho hệ thống chính và các hệ thống phụ hiện thời có khả năng làm việc tốt nhất. Tuy nhiên trước khi triển khai các bản cập nhật firmware chúng ta cần phải kiểm thử chức năng của nó, và lưu trữ các bản phân phối firmware đang sử dụng hay đã sử dụng trước đó để sử dụng khi cần thiết.
Tuy nhiên, bạn không nên thực hiện nâng cấp BIOS bo mạch chủ, nếu không có kinh nghiệm thực hiện việc này. Việc flash BIOS rất khó và nếu làm không đúng bạn sẽ gặp sự cố.
Các bản cập nhật driver cũng có thể tối ưu hóa khả năng thực thi của máy tính. Chúng ta cũng cần lưu lại các phiên bản driver đã và đang sử dụng. Cũng như firmware có thể chúng ta sẽ cần đến một phiên bản lưu trữ trong những trường hợp cần thiết.
2. Cập nhật Windows
Máy tính của bạn không thể nào vận hành trơn tru nếu thiếu hệ điều hành. Hầu hết các máy tính hiện nay đều sử dụng hệ điều hành Windows. Cập nhật Windows sẽ giúp cho máy tính của bạn hoạt động nhanh nhất, tối ưu nhất cũng như có khả năng tích hợp đối với nhiều phần mềm hơn. Bạn có thể cho phép Windows tự động tải và cài đặt bản cập nhật mới hoàn toàn miễn phí với dịch vụ Windows Update hoặc cài đặt những bản cập nhật Windows một cách thủ công.
3. Sử dụng phần mềm antivirus, anti-spyware, antimalware,…
Virus, Malware hẳn là những cái tên không còn xa lạ với người dùng. Đây là những chương trình cực kỳ nguy hiểm. Khi máy tính của bạn bị virus hoặc malware tấn công, chúng sẽ bắt đầu tàn phá máy tính của bạn. Máy tính của bạn cần phải có những phần mềm bảo mật để chống lại những chương trình này.
Bạn có thể sử dụng các phần mềm diệt virus, anti-malware để loại bỏ Trojan, Virus, Worm…, ví dụ như MalwareBytes’ Anti-Malware và Avast. Những phần mềm này sẽ tự động quét máy tính của bạn để kiểm tra và phát hiện những chương trình độc hại, sau đó loại bỏ những chương trình này.
Ngoài ra, bạn cũng có thể phát hiện và loại bỏ virus, malware một cách thủ công. Tuy nhiên, cách bảo dưỡng máy tính này không hiệu quả bằng các phần mềm tự động và để diệt virus thủ công, bạn cũng cần phải có lượng kiến thức nhất định về công nghệ.
4. Gỡ bỏ những phần mềm không cần thiết
Trong quá trình sử dụng máy tính, có rất nhiều các phần mềm khác nhau đã được bạn cài đặt. Tuy nhiên, không phải phần mềm nào cũng hữu ích và được bạn sử dụng thường xuyên. Cứ vài tháng một lần hãy xem qua giao diện Add or Remove Programs trong Control Panel để kiểm tra những ứng dụng bạn không sử dụng nữa và gỡ bỏ nó. Tuy nhiên hãy kiểm tra cẩn thận vì trong danh sách này có những driver hệ thống, xóa nó có thể khiến hệ thống ngừng hoạt động.
5. Dọn dẹp file rác
Máy tính của bạn có khả năng chứa một lượng file khổng lồ, từ các file văn bản cho đến hình ảnh hoặc âm thanh, thậm chí có thể là file còn sót lại từ những phần mềm mà bạn đã gỡ bỏ. Nếu không được dọn dẹp thường xuyên, những file rác mà bạn không dùng đến sẽ chiếm dung lượng trong máy tính, khiến khả năng xử lí của máy tính chậm hơn.
Vậy nên bạn cần phải thường xuyên xóa bỏ những file không cần thiết bằng cách sử dụng công cụ Storage Sense có sẵn trong máy tính hoặc cài đặt các phần mềm dọn dẹp tự động như CCleaner để bảo dưỡng máy tính.
6. Sao lưu dữ liệu
Những dữ liệu trong máy tính của bạn, dù là dữ liệu cá nhân hay dữ liệu làm việc, đều vô cùng quan trọng. Trong trường hợp ổ cứng máy tính của bạn bị hỏng hóc hay không hoạt động, bạn sẽ có nguy cơ mất sạch dữ liệu quý giá của mình nếu không sao lưu từ trước.
Bạn có thể thiết lập một hệ thống sao lưu dữ liệu tự động dễ dàng bằng tính năng Windows Backup của hệ điều hành Windows. Ngoài ra, còn có rất nhiều công cụ khác để sao lưu như công cụ File History có sẵn trên máy tính hay One Drive trên Windows 10.
7. Vệ sinh máy tính thường xuyên
Làm sạch máy tính thường xuyên cũng là một bước không thể thiếu trong quy trình bảo dưỡng máy tính.
Để vệ sinh máy tính, hãy đảm bảo rằng máy tính của bạn đã tắt và rút phích cắm/tháo pin. Sau đó, hãy tháo các thiết bị trên hệ thống, loại bỏ bụi bẩn và lau chùi bề mặt bên trong và bên ngoài máy tính.
Ngoài ra các thiết bị cần được vệ sinh khác gồm: Chuột, bàn phím, ổ đía CD-ROM, các thiết bị hiển thị (màn hình, máy chiếu, v.v…).
Bạn sẽ dễ dàng loại bỏ những bụi bẩn trên máy tính của mình với một miếng vải sạch và dung dịch vệ sinh được làm từ cồn isopropyl và nước.
Tham khảo thêm: Những thao tác bảo trì máy tính đơn giản
Bí kíp để chọn cho mình 1 chiếc smartphone như ý