7 DẤU HIỆU THƯỜNG GẶP Ở BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Bệnh tiểu đường (còn gọi là đái tháo đường) đang có xu hướng trẻ hóa và có những diễn biến khó lường. Khi cảm thấy buồn nôn, khát nước, chân tay tê bì, vết thương lâu lành,… người trẻ cần chủ động đến ngay cơ sở ý tế để kiểm tra, vì đó có thể là những dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

1.Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường) là nhóm bệnh lý nội khoa, do sự rối loạn chuyển hóa hormone insulin. Cơ thể bạn không chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm bạn ăn vào hàng ngày để tạo ra năng lượng cho cơ thể dẫn đến hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu.

Bệnh tiểu đường là gì?

Ước tính cứ 20 người trưởng thành thì có một người mắc bệnh tiểu đường, gây nên những vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm mắt, thận, thần kinh, tim,…và là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 ở Việt Nam.

Bệnh tiểu đường có 3 loại chính: tiểu đường tuýt 1, tiểu đường tuýt 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ.

  • Bệnh tiểu đường tuýt 1: chỉ 5% bệnh nhân tiểu đường mắc loại này. Là chứng rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công cấc té bào tuyến tụy thay vì cac yếu tố bên ngoài. Điều này gây ra sự thiếu hụt insulin và tăng lượng đường huyết.
  • Bệnh tiểu đường tuýt 2: còn gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin, là loại tiểu đường phổ biến nhất, chiếm 90%-95% tổng số bệnh nhân được chuẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bệnh thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nhưng do tỷ lệ béo phì ngày càng cao, hiện nay ngày càng nhiều trường hợp bệnh được phát hiện ở tuổi vị thành niên và người trẻ tuổi.

Khi mắc tiểu đường tuýp 2, các tế bào của bạn trở nên đề kháng với insulin, và tuyến tụy không thể tạo ra đủ lượng insulin để vượt qua sự đề kháng này. Thay vì di chuyển vào các tế bào để tạo ra năng lượng, đường sẽ tích tụ lại trong máu của bạn.

Ngoài ra còn có các loại tiểu đường khác ít gặp hơn, nguyên nhân có thể đến từ hội chứng di truyền, phẫu thuật, thuốc, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng hoặc khi mắc các bệnh khác.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.

Để biết được tại sao mình bị bệnh, đầu tiên bạn phải hiểu được quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể.

Quá trình chuyển hóa glucose

Glucose là chất cần thiết cho cơ thể của bạn, nó đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào của cơ bắp và các mô, đặc biệt não bộ. Glucose có trong thực phẩm bạn ăn và được dự trữ trong gan (tạo thành glycogen).

Sau khi ăn, lượng glucose trongg máu cao sẽ khích thích tiết insulin, dẫn đến tăng vận chuyển glucose vào tế bào. Nếu cơ thể không vận động, insulin sẽ chuyển hóa glucose sang dạng dự trữ là glycogen.

kiểm tra đường huyết.

Bất kỳ sự bất thường nào xảy ra trong quá trình trao đổi chất này đều có thể làm cho glucose không thể đi vào các tế bào và cung cấp năng lượng. Kết quả là lượng đường vẫn còn trong máu. Sự mất cân bằng này được tích lũy qua thời gian và dẫn đến lượng đường trong máu cao đáng kể, được gọi là tăng đường huyết.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1

Nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường tuýp 1 không rõ. Theo các chuyên gia, nguyên nhân tiểu đường có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của bạn trong tuyến tụy. Điều này khiến bạn có ít hoặc không có insulin. Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 được cho là do tính nhạy cảm di truyền và các yếu tố môi trường gây ra, mặc dù các yếu tố chính xác gây bệnh vẫn chưa rõ.

vai trò của insulin trong cơ thể
vai trò của insulin trong cơ thể.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2

Ở những người bị tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2, các tế bào trở nên đề kháng với hoạt động của insulin và tuyến tụy không thể tạo đủ insulin để vượt qua sự đề kháng này. Lúc này, đường sẽ không thể đến các tế bào trong cơ thể mà tích tụ trong máu.

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ, mặc dù nhiều người tin rằng yếu tố di truyền và môi trường đóng một vai trò trong việc gây ra bệnh tiểu đường     tuýp 2. Thừa cân có liên hệ chặt chẽ với sự xuất hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng không phải ai mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân.

 

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra kích thích tố để duy trì thai kỳ của bạn. Những kích thích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn.

Thông thường, tuyến tụy đáp ứng bằng cách sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin. Khi điều này xảy ra sẽ dẫn đến lưỡng đường vẩn chuyển vào các tế bào giảm và lượng tích tụ trong máu tăng, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

3.Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường.

Cả 3 loại tiểu đường đều có thể dễ dàng phát hiện khi làm xét nghiệm máu. Quá trình xét nghiệm sẽ kiểm tra liệu nồng độ glucose trong máu có quá cao hay không.

Có một thực tế là rất nhiều người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường mà không hề hay biết, do căn bệnh này không có dấu hiệu hay triệu chứng rõ ràng. Dưới đây là một số dấu hiệu bạn có thể tham khảo:

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Dấu hiệu của bệnh tiểu đường
  • Thường xuyên buồn tiểu: khi nồng độ đường trong máu quá cáo, cơ thể sẽ tự động tìm cách loại bỏ lượng đường này. Nước đi theo đường, vì vậy cơ thể sẽ mất đi lượng nước tiểu lớn để loại bỏ đường dư thừa.
  • Thường xuyên thấy khát nước: Như đã giải thích ở trên, việc đi tiểu quá nhiều sẽ dẫn tới một khả năng là cơ thể bị mất nước. Những dấu hiệu cơ thể mất nước bao gồm nước tiểu sẫm màu, sụt cân và cảm giác khát cháy cổ.
  • Hơi thở có mùi khó chịu: Việc mất nước liên quan tới tiểu đường góp phần gây ra tình trạng khô miệng, khiến hơi thở có mùi khó chịu. Miệng khô sẽ không tiết ra đủ nước bọt để rửa trôi vi khuẩn và làm cân bằng độ pH trong miệng.
  • Thị lực bỗng nhiên mờ: Nhìn mờ là một dấu hiệu phổ biến (nhưng thường bị bỏ qua) của bệnh tiểu đường ở phụ nữ. Nguyên nhân là do chất lỏng có thể hình thành trong tròng mắt khi lượng đường gia tăng trong máu. Khi điều trị tiểu đường và kiểm soát nồng độ đường trong máu sẽ khiến tầm nhìn rõ trở lại.
  • Tê bì chân tay: hiện tượng cánh tay, bàn tay, chân, bàn chân tê bì hoặc có cảm giác châm chích xảy ra ở hơn một nửa bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2. Nguyên nhân là do tiểu đường làm giảm lượng máu lưu thông tới các chi và dần dần làm hư hại các mạch máu và dây thần kinh tại đây.
  • Các vết thương/bầm lâu lành: lượng đường trong máu tăng cao là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Tiểu đường đi kèm tình trạng huyết áp và cholesterol cao, khiến mạch máu bị thu hẹp, cản trở máu lưu thông tới vết thương khiến vết thương lâu lành.
  • Sụt cân mất kiểm soát: tế bào không cung cấp đủ năng lượng từ đường sẽ đốt cháy mỡ và cơ để tạo ra năng lượng, hệ quả dẫn đến việc sụt cân đáng kể.

Ngoài ra còn có một số dấu hiệu có thể gặp khác như: thường xuyên mệt mỏi dù ngủ đủ, nấm nhiễm âm đạo, xuất hiện những đốm tối màu trên da, thường xuyên bị ngứa,…

4. Biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường.

Biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường
Biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, với những biện pháp duy trì lối sống lành mạnh, bạn có thể hoàn toàn tránh xa nguy cơ mắc phải nó.

  • Quản lý trọng lượng. Béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục , yoga.
  • Ăn ít thức ăn chứa carbohydrate, nước ngọt,…
  • Hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
  • Ăn nhiều chất xơ, hoa quả.
  • Tránh thịt đỏ và thịt chế biến.
  • Uống cà phê.
  • Dùng bột quế để kích hoạt emzim kích thích hấp thụ insulin và giảm cholesterol.
  • Tránh căng thẳng, stress.

Trang chủ

Thực hiện: Hoàng Thị Ngọc Mai (16052232)

[contact-form to=”icyroyal9x98@gmail.com” subject=”Để lại email để nhận tư vấn thêm về bệnh tiểu đường”][contact-field label=”Để lại email để nhận tư vấn thêm về bệnh tiểu đường” type=”email” required=”1″][/contact-form]

Xem thêm: