NGỠ NGÀNG TRƯỚC 3 ẢNH HƯỞNG KHỦNG KHIẾP CỦA FAST FASHION LÊN MÔI TRƯỜNG

Thời trang nhanh và ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường

Thời trang nhanh (fast fashion) đứng thứ 2 về mức độ gây ô nhiễm đến môi trường và nhiều hơn rất nhiều lần lượng phát thải từ tàu thuỷ và máy bay (theo nghiên cứu của Liên Hợp Quốc). Chúng ta không thể phủ nhận những mặt lợi ích do thời trang nhanh đem lại tuy nhiên nó cũng chính là con dao 2 lưỡi có thể tước đoạt mạng sống của chúng ta bất cứ lúc nào.

I.       Thời trang nhanh (Fast fashion) là gì?

Thời trang nhanh (Fast fashion) là thuật ngữ để chỉ các loại quần áo có giá thành rẻ, được may trong thời gian ngắn bởi các thương hiệu thời trang bình dân dựa trên ý tưởng, thiết kế của các bộ sưu tập thời trang đến từ thương hiệu nổi tiếng. Lý do fast fashion trở nên phổ biến bởi vì người tiêu dùng có xu hướng mua các bộ quần áo hợp mốt nhưng giá thành phải chăng. Một số hãng thời trang nhanh nổi tiếng có thể kể đến như: Zara, H&M, UNIQLO, Shein, Mango…

Fast fashion khuyến khích sản xuất các sản phẩm thời trang trong thời gian ngắn nên chất lượng và độ bền đã bị đẩy sang một bên. Chính điều này đã gây nên hậu quả cực nghiêm trọng là nó dẫn tới số lượng quần áo khổng lồ bị vứt bỏ chất đống ở các bãi chôn rác. Theo thống kê, vào năm 2014, các bãi chôn rác ở Mỹ tiếp nhận tới 10,46 triệu tấn quần áo. Chỉ khoảng 15-20 số quần áo thừa dành cho các cửa hàng từ thiện là được sử dụng đúng mục đích vì đơn giản là số lượng của chúng quá lớn.

Thời trang nhanh (fast fashion) được nhiều người tin tưởng lựa chọn
Thời trang nhanh (fast fashion) được nhiều người tin tưởng lựa chọn

II.    Đặc điểm của thời trang nhanh (fast fashion)

Với bản chất “mì ăn liền” các sản phẩm thời trang nhanh sẽ có những đặc điểm nhất định để phù hợp với tính chất và nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Những đặc điểm nổi bật của fast fashion có thể kể đến như là:

1.    Thời gian là yếu tố được đặt lên hàng đầu

Những bộ trang phục đến từ các nhà mốt như Gucci, Chanel, Louis Vuitton, Dior, Prada… luôn là niềm mơ ước của mọi chàng trai, cô gái. Không chỉ những tầng lớp thượng lưu muốn nhanh chóng sở hữu các bộ sưu tập này để trở thành người dẫn đầu xu hướng mà ngay cả những người có thu nhập bình thường cũng muốn thật sành điệu, bắt kịp dòng chảy thời trang. Và có một sự thật là, nhóm người có thu nhập bình thường lại chiếm tỷ lệ vô cùng lớn so với tệp khách hàng thượng lưu. Các thương hiệu chỉ cần tiếp cận được ⅓ nhóm khách hàng này thì doanh nghiệp cũng đã “nở hoa”.

Các hãng thời trang nhanh (fast fashion) liên tục giới thiệu các sản phẩm mới nhằm khuyến khích khách hàng đến các cửa hàng thường xuyên hơn, đồng nghĩa với việc mua hàng nhiều hơn. Tốc độ càng nhanh, tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên các nhà bán lẻ không bổ sung kho của mình thay vào đó, họ thay thế những mặt hàng đã bán hết bằng những mặt hàng mới. Đồng nghĩa với việc người tiêu dùng phải ngay lập tức mua món hàng mình thích nếu không sẽ rất dễ hết hàng.

Ngoài ra, tốc độ di chuyển của fast fashion có xu hướng giúp các nhà bán lẻ tránh phải giảm giá các mặt hàng, dẫn đến giảm biên lợi nhuận. Nếu có bất kỳ tổn thất nào, các công ty này hoàn toàn có thể phục hồi nhanh chóng bằng cách tung ra một dòng quần áo, thiết kế hoặc sản phẩm mới.

Thương hiệu thời trang nhanh (fast fashion) H&M ra mắt bộ sưu tập Thu/Đông 2022 với cảm hứng từ kinh đô thời trang Paris
Thương hiệu thời trang nhanh (fast fashion) H&M ra mắt bộ sưu tập Thu/Đông 2022 với cảm hứng từ kinh đô thời trang Paris

2.    Chất lượng khó đảm bảo

Thời gian bày bán của các bộ sưu tập fast fashion ngắn hơn nhiều so với các bộ sưu tập gốc, vậy nên chất lượng sản phẩm là điều khó có thể đảm bảo ở những mặt hàng này. Để có thể kịp tiến độ sản xuất, các doanh nghiệp thường tận dụng những nguyên liệu có sẵn. Hoặc không, họ sẽ sản xuất cấp tốc những nguyên/phụ liệu này và hoạt động hết công suất để đảm bảo cho ra sản phẩm trong thời gian ngắn nhất.

Có nghĩa là, doanh nghiệp sẽ không có nhiều thời gian để kiểm tra chất lượng nguồn nguyên/phụ liệu đầu vào. Khâu kiểm tra chất lượng đầu ra cũng khó có thể đảm bảo 100% vì. Cho nên, khách hàng thường không kỳ vọng quá nhiều khi lựa chọn mua sắm các mặt hàng fast fashion mà chỉ chú ý đến kiểu dáng và mẫu mã hợp trend.

Thời trang nhanh theo xu hướng nhưng không bền vững
Thời trang nhanh theo xu hướng nhưng không bền vững

3.    Liên tục cập nhật các xu hướng thời trang mới nhất

Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhóm khách hàng mục tiêu và bắt kịp thị trường, các ông lớn của đế chế “thời trang nhanh” phải liên tục cho ra mắt những sản phẩm mới hợp mốt. Vậy nên có thể thấy các mặt hàng thời trang nhanh này luôn đa dạng mẫu mã, giá thành. Thậm chí, có nhiều thương hiệu ra mắt sản phẩm mới 1,2 tuần/ 1 lần. Vì vậy, nếu bạn muốn khảo sát xu hướng thời trang trên thị trường, hãy tìm đến những thương hiệu thời trang (fast fashion) nhanh nổi tiếng như: H&M, Zara, Uniqlo, GAP, Topshop….

Sự trỗi dậy nhanh chóng và thành công của các thương hiệu thời trang nhanh đã dẫn tới sự thay đổi lớn trong hành vi mua hàng của người tiêu dùng như một lẽ tất yếu. Trung bình một người vào năm 2014 sở hữu quần áo nhiều hơn so với năm 2000 là 60%, hơn thế nữa thời gian một người mặc một bộ trang phục trong năm 2014 chỉ còn bằng một nửa so với trước đây. Người Mỹ vào năm 2014 mua quần áo nhiều gấp 5 lần so với năm 1980, một con số vô cùng lớn cho thấy sự phát triển của ngành công nghiệp thời trang nhanh (fast fashion).

Thời trang nhanh (fast fashion) đa dạng mẫu mã, kiểu dáng
Thời trang nhanh (fast fashion) đa dạng mẫu mã, kiểu dáng

III.   Ảnh hưởng của thời trang nhanh (fast fashion) lên môi trường: Cái giá của việc “theo trend”

Ngành thời trang là một trong những ngành gây ô nhiễm nhất thế giới đặc biệt thời trang nhanh (fast fashion). Mặc dù giúp các doanh nghiệp thu được nguồn lợi nhuận khổng lồ nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi khi mang đến một loạt tác động xấu lên môi trường.

1.    Môi trường nước bị ô nhiễm trầm trọng

Bạn có biết để sản xuất để sản xuất ra một chiếc áo phông hay quần jeans không chỉ cần sự kết hợp giữa hàng dệt và các phương pháp may mà còn cần đến lượng lớn nước – thứ bị mọi người dễ dàng bỏ qua. Ước tính có khoảng 93 tỷ mét khối nước được tiêu thụ hàng năm trong ngành công nghiệp may mặc, đủ để đáp ứng nhu cầu của 5 triệu người dân trên trái đất.

Thêm vào đó 90% các sản phẩm may mặc này được làm từ vải cotton hoặc vải polyester.  Mặc dù polyester, là một loại sợi tổng hợp, dùng dầu để sản xuất, nhưng cotton- yếu tố chính của ngành may mặc lại cần một lượng lớn nước và thuốc trừ sâu để sản xuất. Để sản xuất ra một chiếc áo phông bạn có thể phải dùng tới 2.700 lít nước và một chiếc quần jean có thể cần dùng tới 3.781 lít. Những con số đáng báo động cho thấy sự lãng phí nguồn nước của thời trang nhanh.

Tuy nhiên việc sản xuất vải không phải là điều duy nhất ảnh hưởng đến lượng nước tiêu thụ. Có khoảng 20% lượng nước thải trên thế giới là kết quả trực tiếp của quá trình nhuộm và xử lý vải. Bạn có biết lượng nước thải chưa này sẽ được xử lý như thế nào không? Câu trả lời chính là nó được bơm ngược vào hệ thống nước của chúng ta, làm ô nhiễm nguồn nước với các chất độc và kim loại nặng.

Thời trang nhanh (fast fashion) đã và đang huỷ hoại môi trường nước
Thời trang nhanh (fast fashion) đã và đang huỷ hoại môi trường nước

2.    Lượng chất thải dệt may lớn, không được xử lý

Theo ước tính có khoảng 92 triệu tấn chất thải dệt được tạo ra mỗi năm trên toàn thế giới. Dự đoán đến năm 2030, hơn 134 triệu tấn hàng dệt mỗi năm sẽ được loại bỏ. Trong đó, 95% hàng dệt này có thể được tái chế và sử dụng, nhưng do mô hình thời trang nhanh mà điều này trở nên bất khả thi. Các xu hướng thời trang liên tục nổi lên và thao túng tâm lý người tiêu dùng khiến chúng ta tin rằng quần áo chỉ có thể dùng một lần.

Rõ ràng nếu bạn có ý định mua những sản phẩm thời trang mới nhất những bộ đồ cũ sẽ bị ném vào một xó và có khả năng cao là sẽ không bao giờ được mặc lại thậm chí bị đưa đến các bãi rác thải chờ tiêu huỷ. Vào năm 2018 có tới 17 triệu tấn chất thải dệt may đã được đưa đến các bãi rác và chúng có thể mất tới 200 năm để phân hủy.

Ngay cả việc buôn bán đồ sử dụng lại (sencond hand) trong ngành thời trang nhanh cũng đã gây ra ô nhiễm toàn cầu. Riêng tại Hoa Kỳ, quần áo chưa bán được xuất khẩu ra nước ngoài để được “phân loại” (công việc bao gồm phân loại và thay đổi kích cỡ) và bán ở các nước có thu nhập thấp hay trung bình. Thống kê cho thấy chỉ 20% đồ secondhand tại các cửa hàng của Mỹ là bán được. Số còn lại phải đổ về các bãi xử lý rác thải, hoặc xuất khẩu sang các nước đang phát triển (bao gồm Việt Nam), và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất.

Lượng chất thải dệt may chất đống chờ ngày được xử lý
Lượng chất thải dệt may chất đống chờ ngày được xử lý

3.    Lượng khí carbon lớn bị thải ra môi trường

Ngành công nghiệp may mặc là ngành công nghiệp gây ô nhiễm cao thứ hai, chiếm 10% lượng khí thải carbon toàn cầu và chỉ đứng sau ngành công nghiệp dầu. Với tốc độ này vào năm 2030 lượng khí phát thải nhà kính có thể tăng lên 50%.

Những tính toán này bao gồm lượng khí thải thải ra trong quá trình sản xuất, vận chuyển và lượng khí khi tiêu huỷ các rác thải dệt may. Như đã biết, lượng nước cần thiết để sản xuất quần jean và áo phông ngang bằng với việc thải ra 33,4 kg hàm lượng carbon.

Vẫn biết trong quá trình việc sản xuất và vận chuyển việc thải ra khí carbon là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên xét theo số lượng lớn quần áo được sản xuất, vận chuyển khiến lượng khí thải trở nên không thể chấp nhận được. Ước tính có khoảng 1,2 tỷ tấn carbon được thải ra chỉ riêng từ ngành thời trang nhanh (fast fashion). Với tỷ lệ đó, cái giá phải trả cho fast fashion là quá lớn

Ngành thời trang nhanh (fast fashion) thải ra lượng lớn khí carbon
Ngành thời trang nhanh (fast fashion) thải ra lượng lớn khí carbon

IV.       Tổng kết

Thời trang nhanh (fast fashion) đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của đông đảo người tiêu dùng. Tuy nhiên nó lại chính là một trong những nguyên nhân khiến mẹ trái đất trở nên “tức giận”. Các quốc gia lớn trên thế giới đã và đang có những hành động thiết thực để hạn chế tình trạng này tuy nhiên kết quả không đáng kể.

Trên đây là những tác động của fast fashion đến môi trường sống của chúng ta. Việc có tiếp tục ủng hộ fast fashion hay không vẫn là câu hỏi khó khi nó đang dần trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống.

Đọc thêm tại:

Thời trang nhanh (Fast Fashion) là gì? Tác hại của thời trang nhanh: tại đây

Mặt trái của thời trang nhanh và câu hỏi làm gì để cứu môi trường: tại đây

Các bài viết liên quan:

Top 5 Local Brand Việt Nam nổi tiếng