BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO? 6 ĐIỀU MÀ BẠN CẦN LƯU Ý

Hiện nay, sốt xuất huyết đang là một trong những căn bệnh truyền nhiễm vô cùng quen thuộc. Căn bệnh này thường xuất hiện theo mùa và nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Vậy bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh sốt xuất huyết nhé!

1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Bệnh sốt xuất huyết là một bệnh phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới, nguyên nhân do vi rút Dengue (dengue hemorrhagic fever) gây ra. Loại vi rút này khá nguy hiểm và 4 chủng huyết thanh bao gồm: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Người bệnh có thể nhiễm 1 đến 4 chủng vi rút này và đồng nghĩa họ có thể có khả năng tạo ra miễn dịch với chủng  mà mình mắc phải suốt đời.

Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua muỗi
Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua muỗi

Bệnh sốt xuất huyết có thể xuất hiện ở người bệnh bất kỳ thời điểm nào trong năm, đặc biệt là vào mùa mưa, bệnh có thể trở thành một đợt dịch bệnh lớn. Bởi lẽ vào thời điểm mùa mưa, môi trường ẩm thấp cũng là mùa sinh sản và là nơi trú ngụ của muỗi – nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết.

2. Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

Theo các y bác sĩ, cả người lớn và trẻ em đều có thể mắc bệnh sốt xuất huyết, tuy nhiên đôi khi sẽ có những triệu chứng bệnh khác nhau. Bên cạnh đó, triệu chứng bệnh sốt xuất huyết lại rất đa dạng và dễ nhầm lẫn, do đó để nhận diện được nhanh nhất loại bệnh truyền nhiễm này, bạn có thể lưu lại một số dấu hiệu chung dưới đây:

2.1. Dấu hiệu sốt xuất huyết nhẹ

Dấu hiệu sốt xuất huyết thường gặp:

  • Sốt cao, lên đến 40.5 độ C;
  • Đau đầu nghiêm trọng;
  • Đau phía sau mắt;
  • Đau khớp và cơ;
  • Buồn nôn và ói mửa;
  • Phát ban.
Người bị bệnh sốt xuất huyết có dấu hiệu sốt liên tục
Người bị bệnh sốt xuất huyết có dấu hiệu sốt liên tục

Có thể bạn sẽ thấy các dấu hiệu này khá quen thuộc, cũng chính vì điều đó mà dấu hiệu sốt xuất huyết nhẹ thường gây nhầm lẫn với các bệnh như sốt, cảm cúm, cảm lạnh, sốt phát ban… Tuy nhiên, triệu chứng sốt xuất huyết thường đi kèm với tình trạng đau mắt, nhức đầu, nhức mỏi cơ thể…

Các triệu chứng sốt xuất huyết sẽ kéo dài từ 4 – 7 ngày tính từ khi bị truyền nhiễm bởi muỗi. Nếu sốt xuất huyết thể nhẹ, người bệnh được chăm sóc đúng cách có thể khỏi bệnh sau khoảng 1 tuần kể từ khi sốt.

2.2. Dấu hiệu sốt xuất huyết nặng

Bệnh sốt xuất huyết nếu được phát hiện sớm và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh sẽ thuyên giảm rất nhanh. Tuy nhiên đối với trường hợp người bệnh không may để bệnh trở nặng, ở mức độ này bệnh sốt xuất huyết có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Đau bụng dữ dội – một trong những dấu hiệu sốt xuất huyết nặng
Đau bụng dữ dội – một trong những dấu hiệu sốt xuất huyết nặng

Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình xuất hiện những dấu hiệu như đau bụng dữ dội, nôn mửa liên tục (ít nhất 3 lần/1 giờ), chảy máu mũi hoặc chân năng, nôn ra máu, khó thở…hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và theo dõi kịp thời.

3. Các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết

Như đã nói ở trên, các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết rất đa dạng, dễ gây nhầm lẫn, nếu không được phát hiện và xử lý sớm có thể dẫn đến tử vong do xuất huyết. Tuy nhiên nếu hiểu rõ về các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết, bạn có thể dễ dàng nhận diện hơn rất nhiều. Về cơ bản, bệnh diễn biến qua 3 giai đoạn bao gồm:

Giai đoạn sốt: Diễn ra trong 3 ngày đầu

  • Người bệnh bị sốt cao đột ngột: giao động từ 39 – 40 độ C
  • Đi kèm theo mệt mỏi, đau đầu, nhức mắt, đau mỏi chân tay, có thể xuất hiện phát ban nhẹ
  • Chán ăn, có cảm giác buồn nôn

Giai đoạn nguy hiểm (giai đoạn xuất huyết): Diễn biến vào ngày thứ 4 – 7 của bệnh. Mặc dù người bệnh có thể đã hạ sốt nhưng lại xuất hiện những dấu hiệu xuất huyết (do giảm lượng tiểu cầu trong máu), dễ gây ra những biến chứng.

  • Người bệnh sẽ có các điểm xuất huyết dưới da, kèm theo cảm giác ngứa da.
  • Chảy máu cam, chảy máu chân răng. Ở phụ nữ có thể chảy máu không liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt
  • Xuất huyết đường tiêu hóa: đi ngoài phân đen, phân lẫn máu hay nôn ra máu tươi hoặc máu đông.
  • Nặng hơn có thể là xuất huyết não, xuất huyết trong ổ bụng nguy hiểm đến tính mạng.

Do vậy trong quá trình bị bệnh, người bệnh cần liên tục xét nghiệm tiểu cầu để bác sĩ có thể đo lường, xác định được mức độ tăng giảm tiểu cầu. Từ đó có những biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời, tránh dẫn tới những biến chứng không mong muốn.

Giai đoạn hồi phục: Có lẽ đây là giai đoạn mà bất kỳ người bệnh nào cũng chờ đợi. Tại thời điểm này, người bệnh sẽ cảm thấy đỡ mệt mỏi, cơ thể có sức hơn, có cảm giác thèm ăn và đặc biệt là hết sốt cao trên 48 giờ, chỉ số xét nghiệm tiểu cầu về mức bình thường.

Ở giai đoạn này, người thân cần lưu ý: Chăm sóc người bệnh cẩn thận và đúng cách, không được lơ là hay chủ quan về các triệu chứng bất thường cho dù người bệnh đang trong giai đoạn hồi phục. Bởi nếu không được chăm sóc kỹ người bệnh có thể bị phù phổi hoặc suy tim.

4. Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?

Vậy căn bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào? Đây có phải là căn bệnh quá nguy hiểm hay không? Đây chắc hẳn là những câu hỏi mà bạn và gia đình vẫn luôn thắc mắc.

Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào
Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào

Người bệnh sốt xuyết huyết ở mức độ nhẹ sẽ không có gì nguy hiểm bên cạnh sự mệt mỏi, khó chịu trong thời gian ngắn. Tuy nhiên khi căn bệnh này chuyển nặng, nó có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thậm chí tử vong. Các biến chứng do sốt xuất huyết gây ra mà người bệnh có thể đối mặt có thể là:

  • Sốc do mất máu hoặc bị thoát huyết tương, tình trạng kéo dài có thể gây ra phù não và các hội chứng về thần kinh dẫn đến hôn mê.
  • Viêm đường hô hấp hoặc viêm phổi do thoát huyết tương gây ra tình trạng tràn huyết tương
  • Xuất huyết não do mất máu dẫn đến việc tụt huyết áp đột ngột.
  • Suy tim, suy thận: Tình trạng này chủ yếu là do việc xuất huyết liên tục khiến tim không đủ tuần hoàn, thêm vào đó việc thoát huyết tương khiến màng tim bị tràn dịch ứ đọng, thận phải làm việc liên tục để bài tiết huyết tương dẫn đến suy thận cấp..
  • Nguy hiểm hơn đối với phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết ở mức độ nặng khiến tim thai đập nhanh, giảm tiểu cầu không chỉ ảnh hưởng tới mẹ mà còn có nguy cơ đe dọa sự sống của thai nhi.Bệnh sốt xuất huyết gây nguy hiểm cho mẹ mang thai

5. Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Bên cạnh việc tìm hiểu xem bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào thì bạn và gia đình cũng cần trang bị thêm những cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết để hạn chế những tình trạng xấu nhất xảy ra với bản thân và gia đình khi bị sốt xuất huyết.

Chăm sóc sức khỏe người bện sốt xuất huyết
Chăm sóc sức khỏe người bện sốt xuất huyết

Đối với điều trị triệu chứng ban đầu của bệnh:

  • Khi người bệnh sốt cao nên chườm khăn ấm vào trán, nách, bẹn, mặc quần áo thoáng, dễ thấm mồ hôi. Kết hợp uống hạ sốt 4 tiếng một lần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh sẽ mất nước khá nhiều, do đó cần bổ sung nước và điện giải. Có thể dùng oresol hoặc hydrit để bù điện giải. Trong trường hợp người bệnh quá mệt mỏi, dễ nôn, không uống được nước thì nên truyền NaCl 0.9% để bù.

Đối với chăm sóc người bị sốt xuất huyết:

  • Cho người bệnh uống nhiều nước, bổ sung ăn nhiều hoa quả, ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa
  • Người bệnh nên nghỉ ngơi tại giường, tránh đi lại nhiều vì rất dễ tụt huyết áp
  • Không ăn những thực phẩm có màu nâu đỏ, nâu đen để tránh bị nhầm lẫn với những dấu hiệu của xuất huyết đường tiêu hóa.
  • Không được bỏ bữa, ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng
  • Không tăm hay uống nước lạnh. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm nhiều cách chăm sóc sức khỏe người bệnh sốt xuất huyết tại nhà  tại đây.

6. Những điều cần lưu ý giúp phòng bệnh sốt xuất huyết

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết chủ yếu là do vi rút Dengue bị truyền nhiễm từ loài muỗi. Do đó, cách phòng bệnh sốt xuất huyết cũng là cách diệt muỗi, ngăn chặn việc bị muối đốt. Bạn và gia đình có thể thực các biện pháp diệt muỗi hiệu quả dưới đây:

Xịt thuốc muỗi phòng tránh bị muỗi đốt truyền nhiễm bệnh sốt xuất huyết
Xịt thuốc muỗi phòng tránh bị muỗi đốt truyền nhiễm bệnh sốt xuất huyết
  • Đảm bảo vệ sinh môi trường sống để ngăn ngừa muỗi sinh sản: Đậy kính các dụng cụ chứa nước, thu gom và dọn rác sạch sẽ, phát quang vườn rậm, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh cả trong nhà và xung quanh nhà…
  • Phòng muỗi đốt: Phun thuốc diệt muỗi định kỳ theo sự hướng dẫn của địa phương, đốt nhang muỗi hay bôi kem xua đuổi muỗi… vào mùa mưa, ẩm ướt. Mặc quần áo dài tay khi ra ngoài, ngủ trong mùng kể cả vào ban ngày và tránh đến những nơi ẩm thấp, rậm rạp – là những nơi trú ngụ của loài muỗi.
  • Phòng lây lan dịch từ người bệnh: Không để người bệnh sốt xuất huyết bị muỗi cắn bằng cách cho người bệnh ngủ trong màn.
  • Xịt thuốc muỗi phòng tránh bị muỗi đốt

Như vậy có thể thấy rằng sốt xuất huyết là một căn bệnh nguy hiểm hơn nhiều so với chúng ta tưởng tượng. Do vậy, để sốt xuất huyết không còn là nỗi sợ hãi, là mối nguy cơ đến sức khỏe và tính mạng, mỗi người cần chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân, trau dồi nhận sức về sốt xuất huyết để phân nào phòng tránh bệnh một cách tốt nhất nhé!

Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về bệnh sốt xuất huyết tại đây:

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO BÉ BỊ SỐT XUẤT HUYẾT – 5 THỰC ĐƠN BỔ DƯỠNG MẸ CẦN GHI NHỚ!

Tại sao nên sử dụng đèn bắt muỗi?

7 THÓI QUEN TỐT GIÚP BẠN KHOẺ HƠN MỖI NGÀY

 

Người thực hiện: Hoàng Thảo My

Mã sinh viên: 19051527

Bài tập lớn_INE3104 1

 

 

1 thoughts on “BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO? 6 ĐIỀU MÀ BẠN CẦN LƯU Ý

  1. Pingback: CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO BÉ BỊ SỐT XUẤT HUYẾT - 5 THỰC ĐƠN BỔ DƯỠNG MẸ CẦN GHI NHỚ! - Easy E-commerce Class

Comments are closed.