Kinh nghiệm về cuộc sống của du học sinh.
Kinh nghiệm từ một du học sinh
Trước giờ mình không chia sẻ nhiều về kinh nghiệm du học nhiều vì thấy sách báo viết khá nhiều rồi. Nhưng gần đây mình có nhận được một số yêu cầu của một số bạn muốn biết thêm kinh nghiệm về cuộc sống của du học sinh là như thế nào. Mình có cảm giác rằng dường như những bài viết chia sẻ kinh nghiệm về cuộc sống của du học sinh còn quá ít và cũng không đáp ứng đủ nhu cầu của các bạn trẻ hiện nay. Vậy nên hôm nay mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm của bản thân mình. Theo đuổi ước mơ du học là 1 quá trình rất dài để viết ra chắc thành sách mất nên mình sẽ chỉ tóm tắt lại theo ý chính và một số mục cụ thể thôi..
Đi du học ở đâu
Mình có tìm hiểu thông tin qua nhiều kênh, cũng như tham khảo nhiều bạn bè từ các nước, và một số người quen làm việc trong lĩnh vực tư vấn du học. Mình có nhận thấy đặc điểm chung cũng như xu hướng mọi người đều chọn địa điểm mình muốn đến du học thường là những nước sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính, điển hình như: Mỹ, Anh, Singapore,… Những quốc gia này đều là những nơi có nền kinh tế, giáo dục rất phát triển điều đó đi kèm với việc chi phí học tập và sinh sống ở đây rất đắt đỏ.
Học phí của mỗi nơi là khác nhau nhưng để có thể học tập tại 1 trường đại học trong số những nước này thường học phí sẽ dao động từ khoảng 20,000-60,000 USD/năm. Ngoài ra chưa kể chi phí ăn ở cho 1 năm có thể lên đến 50,000 USD, thậm chí 100,000 USD.
Săn học bổng ở những quốc gia này tuy là có thể nhưng không phải chuyện dễ dàng gì. Thay vì chăm vào một số nhỏ các quốc gia với học phí vô cùng đắt đỏ này, các bạn nên mở rộng phạm vi tìm kiếm sang các quốc gia khác với hệ thống giáo dục tốt, học phí rẻ, mà lại thân thiện. Ví dụ: Đức là một nền kinh tế mạnh nhất TG với nền giáo dục chất lượng có lẽ chỉ sau Anh và Mĩ, hoàn toàn miễn học phí ngành đại học cho sinh viên quốc tế. Ngoài ra, còn một các quốc gia Châu Âu khác như: Thụy Điển, Áo, Na Uy cũng đều miễn phí cả ngành đại học và thạc sĩ cho sinh viên quốc tế hay có học phí rẻ hơn. Ngoài các quốc gia Châu Âu còn những quốc gia như: Argentina hay Ấn Độ (UBA Arghentina hay IIT Ấn Độ đều nằm trong top 200 TG) nhưng miễn học phí hoặc chỉ 1000-2000 USD/năm.
Đi du học ở đâu?
Chọn trường
Mình thấy nhiều bạn Việt Nam khi chọn trường chỉ vào xem danh sách mấy trường top rồi xem giá mà không cần biết đến văn hóa, địa điểm của trường đó có phù hợp hay với mình hay không.
Có một số điều bạn cần lưu ý khi chọn trường dựa vào danh sách trường top đó. Một là trường top không có nghĩa là ngành nào cũng tốt có trường cực tốt về khoa học máy tính nhưng các ngành khoa học xã hội thì dở tệ, hay có trường chỉ tốt về nghiên cứu mà không tốt cho lắm về bậc đại học. Hai là nếu bạn chọn trường như thế thì bạn cũng phải hiểu là có rất nhiều người khác cũng chọn trường theo cách đó, dẫn đến việc mấy trường được coi là top tràn ngập hồ sơ mà những trường cũng tốt khác chả ai biết đến. Đây là vấn nạn mà nhiều người làm giáo dục ở Mỹ cũng đang kêu gào lên. Họ khuyên học sinh khi nộp đơn hãy chịu khó đào sâu xuống các trường không nằm trong top 20 hay top 50. Bạn cũng có thể tham khảo các danh sách những trường thay đổi cuộc sống (colleges that change lives), trường giá trị nhất (best value colleges), hay đọc tiểu sử những người bạn thành công trong những ngành nghề bạn yêu thích để xem người ta học trường gì ra thì tìm hiểu về trường đấy.
Khi học ở chỗ ít nhất là người khác, bạn có thể làm được. Bạn có thể sử dụng một số thứ khác nhau, không có gì khác nhau. Khi bạn đang chờ đợi, khi bạn đang tìm kiếm sự quan tâm của bạn.
Hàng đầu thế giới
Du học sinh
Cuộc sống du học sẽ để lại không riêng bản thân mình và bất kì bạn du học sinh nào rất nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Chính từ khoảng thời gian du học này đã đem lại cho mình rất nhiều bài học hay về cuộc sống. Cũng từ đó mình cũng có đúc kết ra được một số kinh nghiệm xương máu và mình sẽ chia sẻ cho các bạn, tuy nhiên mỗi quốc gia đều khác nhau nên mình sẽ chia sẻ một cách trung lập nhất và sẽ tổng hợp đầy đủ những khía cạnh mà các bạn thường quan tâm.
- Chuyện quần áo, thời tiết
Chắc hẳn, trước khi lên đường rời Việt Nam ai trong chúng ta cũng vẽ trong đầu 1 viễn cảnh mà thời tiết nơi chúng ta đến sẽ rất là khắc nghiệt khác xa với Việt Nam. Thì điều đó cũng khá đúng tuy nhiên thì bạn không phải quá lo lắng về vấn đề đó lắm. Vốn dĩ khí hậu ở Việt Nam cũng đã khắc nghiệt lắm rồi nên việc đem theo cả quần áo đông lẫn hè sang bất kì quốc gia nào khác đều ổn cả, nhưng cũng không nên mang quá nhiều vì khả năng là bạn sẽ phải mua thêm là rất nhiều. Mùa Đông ở đa phần các quốc gia ở Châu Âu, Mĩ hay như Nhật Bản,.. thường sẽ lạnh hơn ở Việt Nam và thường có tuyết rơi tuy nhiên độ ẩm bên này rất thấp nên chỉ cần mặc nhiều lớp áo dày thì sẽ ấm thôi, đồng thời thì vào mùa đông chúng ta cũng nên sắm những đôi giày đế cứng một chút và giày một chút vì khi đi trên tuyết, hoặc đường phố đóng băng sẽ không bị trượt chân và sẽ giữ ấm tốt hơn cho đôi bàn chân, lưu ý chút thì dù có mặc như thế nào thì vào những ngày tuyết rơi cũng không nên ra ngoài vì rất ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra ở những quốc gia phương tây size quần áo sẽ luôn lớn hơn chúng ta, do vậy khi đi mua quần áo các bạn nên chú ý một chút nhé.
- Chuyện hòa nhập
Một ảo tưởng khác có thể các bạn sẽ gặp đó chính là khi đi du học thì việc ngoại ngữ của chúng ta sẽ tự cải thiện được trong khoảng thời gian ngắn, hay như chúng ta sẽ phải sử dụng ngoại ngữ ở mọi nơi. Nhưng không, Đa số các quốc gia trên TG cũng đều có cộng đồng du học sinh Việt hay bất kì cộng đồng du học sinh từ các nước khác đến cả. Thời gian đầu, mình cũng toàn phải nói tiếng Việt và những người bạn đầu tiên của mình cũng đều là người Việt Nam. Tuy nhiên, khi ở một môi trường mới bạn nên thử trải nghiệm những điều mới mẻ, làm quen với những người ngoại quốc, mở lòng ra và tiếp nhận những xu hướng văn hóa mới,.. Nếu bạn là một người rụt rè hay e thẹn thì bạn hãy thay đổi ngay đi
- Chuyện ăn ở, đi lại
Khác với Việt Nam, việc tìm phòng trọ sẽ khó hơn một chút và chi phí cũng sẽ cao hơn. Mình nhận thấy rằng thời gian đầu nên ở tại kí túc xá 1 thời gian sẽ có lợi cho việc hòa nhập và có thời gian tìm hiểu về thông tin nơi đang sinh sống hơn.
Phòng trọ ở các nước sẽ rất khác và nếu mới ở có thể bạn sẽ thấy khó chịu và mất khá lâu để làm quen. Ví dụ, như ở Nhật vì đặc thù nhà cửa ở đây đều xây dựng để chống động đất do đó đa phần là được xây từ gỗ nên những ngày mưa gió nhà sẽ có cảm giác bị nghiêng và tiếng gió rít rất to. Còn ở bên Châu Âu, Châu Mĩ thường phòng sẽ là những căn hộ rất bé, bạn nên tìm những căn hộ có nhiều cửa sổ hoặc ít nhất ánh sáng có thể chiếu vào trong phòng. Thêm nữa thì ở bên này người ta thường không sử dụng điều hòa nhiều như ở Việt Nam nên nếu bạn là người có thói quen sống cùng điều hòa thì bạn cũng sẽ phải làm quen dần đi.
Ngoài khu vực ĐNÁ, rất ít quốc gia sử dụng gạo làm thực phẩm chính đặc biệt là các quốc gia phương Tây. Thói quen người Việt Nam thường là không thích sử dụng tinh bột trong bữa ăn cho lắm nên để làm quen với việc ăn uống nhiều tinh bột như ở Phương Tây sẽ là một thử thách. Nếu bạn là người có bụng dạ kém có thể thời gian đầu sẽ làm bạn với nhà vệ sinh rất nhiều.
Ngoài ra, ở một số nước việc làm thêm sẽ rất khó tìm nếu như bạn không có đủ khả năng về ngôn ngữ địa phương. Vậy nên trước khi nghĩ đến chuyện kiếm việc làm thêm thì bạn cần cải thiện khả năng ngoại ngữ sao cho.
Đời sống du học sinh
Tóm tắt
Nam khi đi và cuối cùng, học tập, tập tin, tập tin. Tính toán, tính toán, tính toán, tính toán, tình cảm, tình cảm, tình cảm, tình cảm
Người dân Hà Đông Hà Đông: Hà Anh Quân