Trong đời sống xã hội hiện nay, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuật lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, pháp luật là sự thể hiện của lẽ công bằng trong đời sống xã hội. Là công cụ ghi nhận quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người dân, doanh nghiệp và các tổ chức trong xã hội, nhất là quyền sống của cả nhân, quyền sở hữu tài sản, quyền tự do. Vì thế pháp luật chính là chỗ dựa để từng người dân xây dựng một cuộc sống lành mạnh văn minh.
Nội dung bài viết
I. Nâng cao ý thức người dân
Việc mỗi con người chúng ta có cho mình hành trang kiến thức và sự hiểu biết về pháp luật đời sống xã hội góp phần ngăn chặn chính bản thân chúng ta từ việc vi phạm pháp luật dù cố ý hay vô ý:
Ngoài ra việc phổ biến pháp luật cũng rất quan trọng khi mà mỗi người dân đều không thực sự biết đến, tìm hiểu, đồng tình, thực sự ủng hộ và nghiêm túc chấp hành nên việc phổ biến pháp luật là một con đường ngắn nhất có khả năng giúp cho người dân hiểu được pháp luật một cách cụ thể và ngắn gọn nhất mà không phải mất quá nhiều công sức, thời gian vào việc tìm hiểu. Ngoài ra còn góp phần tránh việc hiểu sai, hiểu lầm về pháp luật của mỗi con người.
Nhìn nhận vấn đề ở góc độ vĩ mô hơn thì việc mỗi người chúng ta tự giác chấp hành pháp luật cũng đã và đang góp phần cho việc quản lý nhà nước trở nên dễ dàng hơn, xã hội sẽ ngày càng trở nên trong sạch hơn.
II. Gần gũi hóa luật pháp đối với mỗi con người
Pháp luật có bản chất là được sinh ra từ cuộc sống thực tế, là chuẩn mực có tác dụng hỗ trợ, bảo vệ và định hướng các hoạt động cuộc sống thực tế sát sườn hàng ngày của mỗi người, tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều người luôn mặc định rằng pháp luật là một thứ gì đó rất trừu tượng, cao siêu và khó hiểu. Qua đó mỗi lần nhắc đến pháp luật là họ nghĩ ngay đến các vấn đề tiêu cực như kiện tụng, mâu thuẫn nên luôn có cho mình tâm lý né tránh không muốn tìm hiểu hoặc tiêu cực hơn là không tôn trọng, tuân thủ.
Định kiến trên xuất phát từ vai trò cổ điển của pháp luật là mệnh lệnh để trừng trị người phạm tội hình sự ngoài ra còn là ở cách truyền bá pháp luật theo phương thức bạo lực, cổ hủ. Tuy nhiên xã hội ngày nay đã thay đổi không còn mang xu hướng bạo lực như trước nữa mà đã mang tính nhân văn hơn rất nhiều. Từ đây luật pháp cũng thay đổi không còn mang tính chất răn đe mà còn là để bảo vệ quyền lợi đem lại sự công bằng cho mỗi người dân.
III. Học luật để phòng tránh rủi ro
Luật pháp sinh ra không chỉ có tác dụng để đe dọa và răn đe mà còn chứa đựng các nội dung về chính sách phát triển nhà nước vì vậy nếu bạn là một người sở hữu cho mình một doanh nghiệp hoặc một công ty tư nhân thì tìm hiểu luật pháp kinh doanh để có thể nắm bắt được thời cơ cũng như phòng tránh những rủi ro không đáng có.
IV. Bảo vệ bản thân
Trong cuộc sống này ta không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, bất đồng. Điển hình như những hoạt động hằng ngày như tham gia giao thôi cũng có thể gây ra những sự việc xô xát không đáng có nhưng đó mới chỉ là ở cấp độ nhẹ nhất, ngoài ra còn các sự việc như là tranh chấp tài sản thừa kế, đất đai hay các doanh nghiệp, công ty kiện tụng lẫn nhau. Việc có cho mình một sự hiểu biết nhất định về pháp luật bạn sẽ có được một cái nhìn chính xác về quyền lợi của mình qua đó có thể bảo vệ bản thân mình. Việc tìm hiểu về pháp luật cũng mang lại cho bạn sự chủ động cần thiết, điều này tốt hơn là khi chúng ta gặp vấn đề về pháp lý thì vội vàng tìm sự trợ giúp từ cố vấn hoặc luật sư.
Như vậy, qua những điều trên ta có thể thấy rằng luật pháp là một thứ gắn liền với đời sống và lợi ích của chính chúng ta. Cho nên việc nâng cao kiến thức về luật pháp của bản thân mình là một điều cần thiết cho dù bạn đang làm ngành nghề gì.
Đọc thêm về luật pháp tại đây
Người thực hiện
Nguyễn Tuấn Minh – 18050770