Trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam đã và đang được đánh giá là một trong những quốc gia thu hút được nhu cầu đầu tư cao nhất trên thế giới. Trong những năm tiếp theo, dự báo nhu cầu đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục có xu hướng tăng. Vậy nguyên nhân do đâu mà Việt Nam lại có sức hút đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài đến vậy?
Qua tìm hiểu và thu thập dữ liệu thông tin về nhu cầu đầu tư vào Việt Nam, tôi có thể đưa ra một số nguyên nhân quan trọng như sau:
Nội dung bài viết
1. Việt Nam có địa thế chiến lược đặc biệt
Nằm ở ví trí trung tâm khu vực Đông Nam Á – một trong những khu vực có nền kinh tế trẻ và năng động, lại gần với các khu vực châu Á khác. Thêm vào đó, nước ta còn sở hữu đường bờ biển dài, gần với các tuyến giao thông đường biển thế giới, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa giao thông đường biển, đáp ứng yêu cầu quan trọng trong thương mại, nhu cầu đầu tư vào Việt Nam tăng lên.
2. Tốc độ tăng trưởng duy trì đều đặn qua các năm
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, chỉ số về tổng sảp lượng quốc dân (GDP) tăng trưởng đều đặn trong những năm gần đây. Gần đây nhất, chỉ số GDP của nước ta trong năm 2018 tăng 7,08%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2008 trở lại đây. Điều này giúp cho các nhà đầu tư cảm thấy tin tưởng, gia tăng nhu cầu đầu tư vào Việt Nam.
3. Việt Nam có thể là “Trung Quốc kế tiếp”?
Chỉ trong ba thập kỷ qua, Việt Nam đã có sự thay đổi vượt bậc từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, nếu mỗi năm tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục ổn định ở con số gần 7%, sự phát triển kinh tế của Việt Nam có thể được so sánh với những gì nền kinh tế Trung Quốc đã trải qua cách đây một thập kỉ. Những, con số về tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm gần đây đang dần chứng minh cho điều đó.
Ngoài ra, chi phí lao động gia tăng ở Trung Quốc cũng làm cho sản phẩm nước này tăng giá, tạo cơ hội để Việt Nam ở thành trung tâm sản xuất hàng hóa tiếp theo nhờ lực lượng công nhân phổ thông. Các ngành công nghiệp đã từng phổ biến ở Trung Quốc đang chuyển hướng dần sang Việt Nam. Nhu cầu đầu đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc đang chuyển hướng dần sang Việt Nam.
4. Sự gia tăng dân số và cơ cấu dân số trẻ
Dân số Việt Nam hiện nay là hơn 97 triệu dân, hiện đang đứng thứ 14 thế giới. Theo dự báo từ Worldometers, trước năm 2030, dân số Việt Nam sẽ tăng đến 105 triệu Trái ngược với Trung Quốc, cơ cấu dân số Việt Nam đang trẻ hóa, độ tuổi trung bình của người Việt là 31. Theo ước tính, khoảng 60% người Việt ở dưới độ tuổi 35. Thêm vào đó, nước ta cũng quan tâm đầu tư nhiều hơn và giáo dục và đào tạo tay nghề cho nguồn lao động.
5. Việt Nam mở cửa đối với các nhà đầu tư nước ngoài
Nhà nước và chính phủ đã có nhiều sửa đổi quy định của mình để quá trình đầu tư vào nội địa diễn ra minh bạch hơn, ban hành một số ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một số khu vực địa lý hoặc lĩnh vực đặc biệt quan tâm, ví dụ như các doanh nghiệp công nghệ cao hoặc chăm sóc sức khoẻ.
Thêm vào đó, chi phí thành lập tại Việt Nam tương đối thấp bởi doanh nghiệp không bị yêu cầu về vốn tối thiểu cho hầu hết các ngành nghề kinh doanh. Bạn có thể bắt đầu một doanh nghiệp mà không cần một số vốn điều lệ lớn trong túi.
Và kết quả là, đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/12/2018 thu hút 3.046 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 17.976,2 triệu USD, tăng 17,6% về số dự án và giảm 15,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017. Bên cạnh đó, có 1.169 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 7.596,7 triệu USD, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong năm 2018 đạt 25.572,9 triệu USD, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm 2017. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2018 ước tính đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2017.
Để tìm hiểu kỹ những lý do tại sao Việt Nam có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các bạn có thể tham khảo thêm tại:
https://longhau.com.vn/truyen-thong/tin-tuc-su-kien/11-ly-do-vi-sao-nen-dau-tu-o-viet-nam
Nhờ tất cả những lý do trên mà cái tên về thị trường Việt Nam ngày càng trở nên đáng quan tâm hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên điều đó có phải là đã đủ? Ngoài những tin tức đầy sức thu hút như vậy thì đầu tư vào Việt Nam còn phải quan tâm những vấn đề gì? Đặc biệt, luật pháp Việt Nam hiện nay đang có những lợi ích và khó khăn gì đối với nhà đầu tư? Thủ tục để đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu về những vấn đề này qua những phần tiếp theo sau đây:
http://ezcomclass.com/wp-admin/post.php?post=1241&action=edit
http://ezcomclass.com/wp-admin/post.php?post=1644&action=edit
http://ezcomclass.com/wp-admin/post.php?post=1248&action=edit
Nguyễn Thị Hương Giang
Mã sinh viên: 16052347
Cá nhân mình thấy không đồng ý với luận điểm Việt Nam có thể là “Trung Quốc kế tiếp”. Chúng ta không cần, và không nên trở thành Trung Quốc kế tiếp cả về góc độ phát triển lẫn góc độ thu hút đầu tư. Tốc độ phát triển nhanh là một dấu hiệu tích cực nhưng nó không cho thấy bức tranh toàn cảnh, bản thân nền kinh tế Trung Quốc bên trong nó tồn tại rất nhiều vấn đề, vấn đề thu hút đầu tư cũng không thể và không nên lấy Trung Quốc làm quy chiếu trong khi định hướng của Việt Nam là hội nhập, khác với cái mà mình tạm gọi là chủ nghĩa bảo hộ nội địa của Trung Quốc.
Cảm ơn bạn đã quan tâm. Lúc đầu mình cũng khá đắn đo về luận điểm này, những sau đó mình lại nghĩ rằng đây chỉ là so sánh thực trạng phát triển kinh tế Việt Nam hiện tại có một vài điểm tương đồng với Trung Quốc thời kỳ trước, và đúng là ngoài điểm tích cực ra thì cũng có những tồn tại bên trong mà mỉnh chưa nêu ra được. Thêm vào đó, mình hoàn toàn không có ý mong muốn hay định hướng rằng Việt Nam sẽ giống như Trung Quốc. Còn những phần sau thì mình hoàn toàn đồng ý với bạn