TĂNG HUYẾT ÁP – 05 ĐIỀU CẦN BIẾT

Tăng huyết áp là gì? Những nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp? Bệnh tăng huyết áp thường gặp ở những đối tượng nào? Các biến chứng thường gặp ở người mắc bệnh lý tăng huyết áp.

  1. Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp hay cao huyết áp là một bệnh lý tim mạch phổ biến và nguy hiểm, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tai biến, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và suy tim.

Bênh lý tăng huyết áp xuất hiện khi tim hoạt động bơm tống máu đi với tốc độ cao làm tăng áp lực máu lên thành động mạch, gây tổn hại đến các mô trên thành mạch máu. Cụ thể, theo chỉ dẫn của Bộ Y Tế, một người được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp khi có huyết áp tâm thu trên 140mmHg và huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg khi được tiến hành đo huyết áp theo quy trình chuẩn tại các cơ sở y tế.

Tăng huyết áp là gì?
                              Tăng huyết áp là gì?

Bệnh lý tăng huyết áp có thể xuất hiện ở một số dạng sau:

  1. Nguyên nhân tăng huyết áp

Theo thống kê, khoảng 90% số trường hợp tăng huyết áp được chẩn đoán là không rõ nguyên nhân hay còn gọi là tăng huyết áp vô căn. Dạng bệnh lý này chủ yếu do di truyền và thường phổ biến ở đối tượng nam giới.

Ngoài ra, 10% số người được chẩn đoán mắc bệnh lý huyết áp cao là do hệ quả của một số bệnh lý khác về tim mạch, nội tiết hoặc thận,… Các bệnh lý này gây ra bởi một số nguyên nhân chủ quan từ lối sống của người bệnh như:

  • Thừa cân, béo phì;
  • Ít vận động, tập thể dục;
  • Làm việc quá sức, căng thẳng thường xuyên;
  • Tuổi tác, sức khoẻ tinh thần;
  • Sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích;
  • Chế độ ăn nhiều muối và chất béo.
Một số nguyên nhân gây tăng huyết áp
             Một số nguyên nhân gây tăng huyết áp

Đối với các trường hợp huyết áp cao do các bệnh lý gây ra, cần loại bỏ dứt điểm các nguyên nhân thứ phát để điều trị bệnh.

Đối với phụ nữ mang thai, huyết áp tăng có thể xảy ra do tiền sản giật ở tuần thứ 12 của thai kỳ hoặc do thiếu máu, mang thai đầu lòng, đa thai hoặc có tiền sử bệnh tiểu đường,…

Ngoài ra, một số loại thuốc hoặc liệu pháp điều trị cũng có thể gây ra tác dụng phụ gây huyết áp cao cao như: thuốc tránh thai, thuốc giảm đau, cảm cúm, điều trị bằng hormone,… Sau khi dừng sử dụng thuốc / liệu pháp điều trị, huyết áp có thể ổn định trở lại trong thời gian vài ngày đến vài tuần tuỳ theo thể trạng bệnh nhân.

  1. Những đối tượng dễ mắc bệnh tăng huyết áp

Bệnh lý tăng huyết áp thường xuất hiện ở một số đối tượng sau:

Người cao tuổi: Có hệ thống mạch máu không còn tính đàn hồi cao, chế độ ăn uống nhiều muối và chất béo, ít vận động tập thể dục và dễ căng thẳng, nổi cáu. Người lớn tuổi dễ gặp các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường dẫn đến huyết áp cao;

Đàn ông dưới 45 tuổi: Giai đoạn này do quá trình làm việc thiếu khoa học dẫn đến căng thẳng, stress cùng với thói quen rượu bia, thuốc lá, chế độ ăn uống không cân đối dễ dẫn đến huyết áp cao;

Phụ nữ sau mãn kinh: Khả năng mắc huyết áp cao do rối loạn hóc môn sinh lý và thay đổi trong đời sống tinh thần dễ dẫn đến căng thẳng;

Người có tiền sử gia đình mắc bệnh: Người có gia đình (cha, mẹ, anh, chị,…) có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch thường dễ có nguy cơ mắc bệnh lý huyết áp do di truyền (tăng huyết áp vô căn).

Những người mắc các bệnh lý thứ phát: Bệnh tim mạch, tiểu đường, thừa cân, béo phì, suy thận, các bệnh nội tiết,… có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn so với người bình thường.

  1. Những biến chứng của bệnh tăng huyết áp

Bệnh lý tăng huyết áp thường tiến triển một cách “âm thầm” và khó nhận biết do các triệu chứng thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Trong thời gian dài, nếu không được phát hiện, kiểm soát và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng.

Biến chứng của tăng huyết áp
                           Biến chứng của tăng huyết áp
  • Xơ vữa động mạch do thành mạch dày và cứng dẫn đến tai biến, đột quy, nhồi máu cơ tim;
  • Phình động mạch, dễ gây vỡ động mạch, xuất huyết trong có thể nguy hiểm đến tính mạng;
  • Phì đại tâm thất trái do áp lực bơm máu cao làm cơ tim phình và dày lên dẫn đến suy tim;
  • Co hẹp các động mạch thận dẫn đến suy thận;
  • Vỡ các mạch máu trong mắt gây xuất huyết võng mạc, có thể suy giảm thị lực hoặc mù vĩnh viễn;
  • Rối loạn quá trình chuyển hoá trong cơ thể gây tăng cân, tăng nồng độ insulin, triglycerides,… dễ dẫn đến các bệnh lý thừa cân, béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh thận…;
  • Tai biến mạch máu não do hẹp động mạch khiến máu khó lưu thông lên não, xuất huyết, nhồi máu não.

Huyết áp cao sẽ kéo theo những nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, mỡ máu, rối loạn đường huyết, tai biến… Các biến chứng này đồng thời ảnh hưởng xấu đến quá trình kiểm soát huyết áp và điều trị của bệnh nhân.

  1. Điều trị cao huyết áp sao cho hiệu quả

Việc điều trị bệnh cao huyết áp phải tuân thủ theo nguyên tắc theo dõi thường xuyên, điều trị hàng ngày, lâu dài nhằm đạt mức “huyết áp mục tiêu” và giảm “nguy cơ tim mạch”.

Điều trị không dùng thuốc:

Trước hết người bệnh cần thay đổi lối sống:

  • Thay đổi chế độ ăn uống, giảm lượng muối và tăng cường rau xanh, hạn chế chất béo.
  • Giảm cân và duy trì trọng lượng ở mức vừa phải.
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích.
  • Duy trì thói quen tập thể dục, vận động vừa phải, tập luyện hàng ngày.
  • Duy trì trạng thái tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
  • Có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.

Điều trị bằng thuốc:

Việc điều trị cao huyết áp bằng thuốc cần phải được sự chỉ định của bác sỹ để lựa chọn các loại thuốc phù hợp với thể trạng bệnh nhân:

  • Thuốc ức chế beta: Có tác dụng giảm áp lực máu bơm qua động mạch.
  • Thuốc chặn canxi: Chặn một số gốc canxi xâm nhập vào cơ tim.
  • Thuốc lợi niệu: Giúp đào thải muối và chất dịch dư ra ngoài qua nước tiểu.
  • Thuốc chặn Alpha-2: Giúp giảm huyết áp và giãn mạch máu.
  • Chất ức chế men chuyển và thụ thể Angiotensin: Giảm áp lực máu và giãn mạch máu.

Cao huyết áp là một bệnh lý phổ biến, tiến triển âm thầm, khó nhận biết và biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ bệnh nhân. Người bệnh cần phải hiểu rõ và kiểm soát huyết áp của mình ở mức ổn định để phòng và tránh những biến chứng có thể xảy ra. Bắt đầu từ việc thay đổi chế độ ăn uống, vận động hợp lý, khoa học, cải thiện đời sống tinh thần, theo dõi và kiểm soát tình hình sức khoẻ của bản thân, người bệnh có thể duy trì mức huyết áp ổn định để có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý về huyết áp, tim mạch.

Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn phần nào hiểu thêm về bệnh lý tăng huyết áp cũng như phòng ngừa và điều trị bệnh lý này một cách hiệu quả.

Xem thêm:

Cao huyết áp nên ăn gì? 10 thực phẩm đẩy lùi bệnh tật

7 DẤU HIỆU THƯỜNG GẶP Ở BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

TẬP THỂ DỤC – TOP 5 LỢI ÍCH MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI

BÉO PHÌ LÀ GÌ? – 15 TÁC HẠI CỦA BÉO PHÌ

Thực hiện: Vũ Minh Hiếu (16050899)

10 thoughts on “TĂNG HUYẾT ÁP – 05 ĐIỀU CẦN BIẾT

  1. CSS T3 Nhom 2 says:

    Bài này được SEO: 85/100 thì có ổn không mọi người ???

  2. Admin says:

    Cần bổ sung them một link liên kết đến trang web khac để nâng điểm

  3. Pingback: Cao huyết áp nên ăn gì: 10 thực phẩm đẩy lùi bệnh tật - Easy

  4. Pingback: Bài viết chuẩn SEO trong 05 bước cơ bản. - Easy Ecommerce Class

  5. Pingback: Bệnh tiểu đường và dấu hiệu nhận biết - Easy Ecommerce Class

  6. Pingback: Tập thể dục - Top 5 lợi ích mà bạn chưa biết - Easy Ecommerce Class

  7. Pingback: BÉO PHÌ LÀ GÌ? - 15 TÁC HẠI CỦA BÉO PHÌ - Easy Ecommerce Class

  8. Pingback: 7 DẤU HIỆU THƯỜNG GẶP Ở BỆNH TIỂU ĐƯỜNG - Easy Ecommerce Class

Comments are closed.