Nội dung bài viết
05 ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM (TẾT NGUYÊN ĐÁN) & HÀN QUỐC (SEOLLAL)
Các quốc gia trên thế giới đón năm mới với Tết Dương lịch, tuy nhiên, đối với một số quốc gia Đông Á còn tổ chức ngày lễ Tết cổ truyền tính theo lịch Âm như: Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines. Một số quốc gia Đông Nam Á với nền văn hóa có nhiều điểm tương đồng, nhưng lại có sự khác biệt so với quốc gia Đông Á. Tiến hành một phép so sánh giữa Tết cổ truyền của Việt Nam và Hàn Quốc để thấy được điểm tương đồng và khác biệt trong ngày lễ trọng đại của hai quốc gia Châu Á này.
Ngày lễ Tết cổ truyền
Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn và quan trọng nhất trong năm đối với người Việt Nam, diễn ra vào ngày đầu tháng Giêng Giêng theo lịch Âm. Mặc dù Tết Nguyên Đán kéo dài trong một tuần lễ nhưng người Việt có truyền thống chuẩn bị cho Tết Ta từ một tháng trước đó. Mỗi năm Âm lịch của người Việt đều có biểu tượng thuộc 12 con Giáp (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọc, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi).
Hình. Tết Nguyên Đán 2023 – Xuân Quý Mão – Việt Nam
Nguồn: Internet
Tết cổ truyền tại Hàn quốc có tên gọi là Seollal diễn ra vào ngày đầu tiên của tháng 1 tương tự như Việt Nam. Đây được coi là ngày lễ quan trọng nhất của người Hàn quốc kéo dài trong 3 ngày, trước và sau ngày mùng 1.
Hình. Seollal 2023
Nguồn: Internet
Đọc thêm: Seollal – Tết Hàn Quốc và những điều bạn chưa biết
Ý nghĩa Tết cổ truyền
Tết cổ truyền được coi là dấu ấn của một năm mới đầy khao khát và ước mơ. Đối với cả hai đất nước, dịp Tết cổ truyền là khoảng thời gian những người con xa xứ trở về đoàn tụ cùng gia đình. Linh hồn của những ngày lễ Tết chính là tấm lòng hướng về cội nguồn, thể hiện sự trân trọng, tôn kính, biết ơn đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Đọc thêm: Ý nghĩa, nguồn gốc ngày Tết Nguyên đán ít người biết
Trang phục Tết cổ truyền
Hình. Áo dài – Quốc phục Việt Nam
Nguồn: Internet
Hình. Hanbok – Quốc phục Hàn Quốc
Nguồn: Internet
Tết cổ truyền là khoảng thời gian để toàn thể dân tộc hướng về cội nguồn và trân quý những giá trị hiện tại là kết quả của hành trình phát triển đất nước. Người Việt Nam thể hiện tinh thần ấy qua bộ quốc phục Việt Nam – tà áo dài thướt tha. Tại Việt Nam, hình ảnh tà áo dài luôn là nét đẹp truyền thống độc đáo được người Việt Nam trân trọng nâng niu và diện dàng mỗi khi Tết đến xuân về. Tà áo dài là minh chứng cho sự thay đổi của Việt Nam mãi trường tồn cùng năm tháng, là quốc phục của Việt Nam.
Người Hàn Quốc cũng thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc trong những ngày Tết cổ truyền qua Hanbok – quốc phục Hàn Quốc – biểu thị cho sự ấm no cũng nhưng tính cách tự do, khoáng đạt của người dân Hàn Quốc.
Phong tục Tết cổ truyền
23 tháng Chạp – Ngày Ông Công – Ông Táo
Người Việt thường có truyền thống chuẩn bị cho ngày Tết Nguyên Đán từ nửa cuối tháng 12, để đón ngày Ông Công – Ông Táo là ngày tiễn ông Công – ông Táo về chầu Trời. Theo truyền thuyết, mỗi năm một lần vào ngày 23 tháng Chạp, các quan triều đình sẽ về chầu Trời và báo cáo tình hình nhân gian một năm đã qua, đồng thời dự kiến cho những hoạt động của năm mới. Trong ngày này, người Việt Nam sẽ thả cá chép để tượng trưng cho phương tiện để các Táo lên trời.
Đọc thêm: Nghi thức cúng ông Công – ông Táo
Đào thắm, mai vàng
Hình. Hoa đào – Biểu tượng Tết cổ truyền của người miền Bắc
Nguồn: Internet
Hình. Hoa mai – Biểu tượng Tết cổ truyền của người miền Nam
Nguồn: Internet
Để chuẩn bị cho Tết cổ truyền, người miền Bắc sẽ trưng cây đào hoặc cây quất còn người miền Nam thường trưng hoa mai. Tương truyền rằng, cây đào là nơi trú ngụ của hai vị thần Trà và Uất Lũy che chở, bảo vệ cho dân chúng, do đó, người dân đặt niềm tin vào năm mới bình an. Ngoài ra, ở một số khu vực miền cao sẽ trưng hoa mận, hoa mơ với sắc trắng tinh khôi biểu thị cho mong ước năm mới tràn ngập niềm vui và nhiều may mắn.
Hình. Cây nêu ngày Tết
Nguồn: Internet
Tết xưa, người Việt còn trưng cây nêu theo “Sự tích cây nêu ngày Tết”, cây nêu mang triết lý âm dương, qua hai chữ Càn (Trời) và Khôn (Đất) nằm trong hình ảnh cái nón và cây gậy của Chử Đồng Tử và Tiên Dung. Nó bao hàm sự thống nhất và tương trợ giữa Âm và Dương hay sự không tách rời giữa Động và Tĩnh. Người Việt trưng cây nêu với mong ước một năm bình an.
Đọc thêm: Sự tích cây nêu ngày Tết – phim cổ tích Việt Nam (HD)
Trang trí nhà cửa
Một trong những “đặc sản” không thể thiếu trong dịp lễ Tết cổ truyền chính là “tuần lễ dọn dẹp nhà cửa”. Một tuần trước Tết, người người nhà nhà sẽ tiến hành tổng vệ sinh và trang hoàng nhà cửa với những màu sắc chủ đạo là đỏ – tượng trưng cho sự đầm ấm, khỏe mạnh và vàng tượng trưng cho sự sung túc.
Tảo mộ
Tảo mộ ngày Tết cổ truyền, hay còn được gọi là chạp mả, là việc dọn dẹp, sửa sang lại phần mộ của tổ tiên vào ngày trước Tết Nguyên Đán. Ngày tảo mộ không chỉ sửa sang lại phần mộ cho gọn gàng, sạch đẹp mà còn là dịp để gia đình, con cháu đoàn tụ, sum vầy, giãi bày với ông bà, tổ tiên những chuyện đã xảy ra trong một năm với gia đình, dòng họ.
Tất niên và Giao thừa
Vào đêm ngày 30 Tết, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên mâm cơm được chuẩn bị tinh tươm, mọi người sẽ cùng nhau ôn lại câu chuyện năm cũ và đưa ra những dự định cho năm mới. Sau bữa ăn Tất niên mọi người sẽ chuẩn bị cho mâm cúng Giao Thừa với gà luộc cánh tiên, xôi hoặc bánh chưng cùng hoa quả và bánh kẹo, cách sắp mâm ngũ quả đêm 30 Tết cũng là biểu thị lời cầu mong cho năm mới sung túc, thịnh vượng.
Chúc Tết
Hình. Phong tục chúc Tết trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam
Nguồn: Internet
Sebae
Hình. Sebae trong ngày Tết cổ truyền Hàn Quốc
Nguồn: Internet
세배 (sebae) là quan trọng nhất trong tất cả các truyền thống Tết cổ truyền của Hàn Quốc. Sebae là hành động quỳ trên mặt đất và cúi đầu thật sâu sao cho tay của bạn cũng đặt trên mặt đất. Những người trẻ hơn phải cúi đầu thật sâu trước những người lớn tuổi hơn và chúc họ một năm mới hạnh phúc. Cái cúi đầu sâu truyền thống này biểu thị sự tôn trọng.
Mọi người thường mặc 한복 (hanbok), trang phục truyền thống của Hàn Quốc, trong khi biểu diễn sebae. Sau khi nhận được một cái cúi chào từ người trẻ hơn, những người lớn tuổi hơn sẽ nói điều gì đó như “Tôi hy vọng bạn sẽ khỏe mạnh trong năm nay” hoặc “Tôi hy vọng bạn sẽ kết hôn trong năm nay” với người trẻ hơn của họ. Những người lớn tuổi thường thưởng tiền cho những người trẻ tuổi của họ, được gọi là 세뱃돈 (sebaetdon), cho những người trẻ tuổi của họ. Số tiền này thường được trao bên trong một phong bì.
Lì xì
Hình. Lì xì Việt Nam
Nguồn: Internet
Hình. Lì xì Hàn Quốc
Nguồn: Internet
Tương tự như Tết cổ truyền của Việt Nam đặc trưng với phong bao lì xì, ở Hàn Quốc tiền thường được chuyển trong phong bì màu trắng, hoặc phong bì trang trí. Những người lớn tuổi sẽ thưởng cho những người họ hàng chưa lập gia đình trẻ hơn của họ bằng sebaetdon sau khi nhận được lời chào của họ.
Charye
Một truyền thống quan trọng khác là 차례 (charye). Charye là thuật ngữ được sử dụng để mô tả việc thờ cúng tổ tiên của một người trong dịp Tết cổ truyền. Các món ăn được bày biện tinh tươm trên mâm cúng tổ tiên, phía sau là bài vị của gia chủ. Mọi người thực hiện cúi đầu sâu trên những chiếc bàn này để thể hiện sự tôn trọng với tổ tiên của họ. Truyền thống này vẫn được nhiều người Hàn Quốc thực hiện, nhưng nó không phổ biến như các truyền thống Seollal khác.
Món ăn Tết cổ truyền
Hình. Mâm cúng Tết cổ truyền tại Việt Nam
Nguồn: Internet
Hình. Mâm cúng Tết cổ truyền tại Hàn Quốc
Nguồn: Internet
Tục gói bánh chưng, bánh tét ngày Tết đã trở thành nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Việt, thể hiện nét đẹp của nền văn minh lúa nước. Mỗi khi Tết đến Xuân về, người miền Bắc gói bánh chưng, người miền Nam gói bánh tét ăn Tết, dâng bánh lên bàn thờ tổ tiên thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người.
Các món ăn cổ truyền được người Việt lưu giữ và truyền đời qua bao thế hệ được bày biện trong ngày Tết Nguyên Đán có sự khác nhau giữa 3 miền
Người dân miền Bắc cúng mâm cơm Tết với những món ăn truyền thống bao gồm: Bánh chưng, giò chả, nem rán, dưa hành, xôi gấc, thịt gà luộc.
Người dân miền Trung bày biện mâm cúng Tết Nguyên Đán đa dạng với các món ăn: Bánh tét, nem chua, dưa món, tôm chua, thịt ngâm mắm, giò bò.
Mâm cúng của người dân miền Nam cũng có bánh tét như người miền Trung cùng các món: thịt kho nước dừa, củ kiệu tôm khô, canh khổ qua nhồi thịt, dưa giá, củ kiệu.
Khác với Việt Nam, người Hàn Quốc bày biện mâm cúng khá cầu kỳ với 2 món ăn chính là Món ăn quan trọng nhất được ăn trong Tết Nguyên đán của Hàn Quốc là 떡국 (tteokguk) hoặc súp bánh gạo và 전 (jeon). Jeon là một món ăn giống như bánh kếp thường có hành lá (mùa xuân) hoặc 파 (pa). Hai loại jeon phổ biến nhất là 김치전 (gimchijeon) và 해물파전 (haemulpajeon), tương ứng có chứa kim chi và hải sản. Đôi khi jeon còn được gọi là 부침개 (buchimgae). Hai món chính sẽ được bày biện cùng các món phụ khác và thường sẽ theo một quy tắc cơ bản:
- Hàng 1: Trái cây. Trái cây màu đỏ đặt ở phía Đông, màu trắng ở phía Tây
- Hàng 2: Sikhye (rượu gạo) và các món làm từ rau củ
- Hàng 3: Các loại canh. Canh cá đặt ở phía Đông, canh thịt bò đặt ở phía Tây
- Hàng 4: Các món nướng, hấp hoặc các món bánh chiên. Món cá đặt ở phía Đông. Món thịt đặt ở phía Tây
- Hàng 5: Cơm và canh. Cơm đặt ở bên trái, canh đặt bên phải, bánh gạo đặt bên trái của phía mặt bên phải
Bài đọc tham khảo:
- Top 5 loài hoa mang lại may mắn, tài lộc nên có trong nhà vào ngày Tết.
- Nguồn gốc Tết Nguyên đán là gì? 5 Ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền
- Các món ăn giúp chúng ta ăn không lo béo trong 3 ngày Tết
- Top 6 địa điểm du lịch dịp Tết Nguyên Đán
- 5 phong tục ngày Tết của các dân tộc Việt Nam
Pingback: Nguồn gốc Tết Nguyên đán là gì? 5 Ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền - Easy E-commerce Class
Pingback: Tết đến cần chuẩn bị gì? 10 việc cần làm để đón một cái Tết trọn vẹn - Easy E-commerce Class