“Thăng Long Tứ Trấn” – 4 ngôi đền biểu tượng linh thiêng bậc nhất chốn kinh kỳ

Thăng Long Tứ Trấn

Thăng Long Tứ Trấn – nét đẹp văn hóa lịch sử đặc sắc

Thăng Long Tứ Trấn tọa lạc tại mảnh đất Hà Nội nghìn năm văn hiến với muôn vàn vẻ đẹp rất đỗi đơn sơmộc mạc của những ngôi chùa đến những công trình kiến trúc đồ sộ từ lịch sử lâu đời đến nay vẫn còn nguyên sơ những giá trị đẹp đẽ của nó.

Thăng Long Tứ Trấn gồm bốn ngôi đền thờ bốn vị thần trấn giữ bốn phương trời của kinh thành Thăng Long xưa. Tứ trấn Hà Nội bảo gồm: Đền Bạch Mã trấn giữ phương Đông, Đền Voi Phục trấn giữ phương Tây, Đền Kim Liên trấn giữ phương Nam, Đền Quán Thánh trấn giữ phương Bắc.

Thăng Long tứ trấn - biểu tượng tâm linh của Hà Nội có từ khi nào
Tứ đại ngôi đền thiêng liêng bậc nhất của Hà Nội

Đây còn được coi là bốn ngôi đền linh thiêng bậc nhất chốn kinh kỳ chính bởi lịch sử hình thành và vẻ đẹp văn hóa của nó trong tín ngưỡng của người Việt Nam ta, đó là nét độc đáo về tâm linh Thăng Long, là biểu tượng vẻ đẹp văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt, là nơi ta có quyền tự hào về lịch sử cha ông ta thời xưa.

1. Ngôi đền Bạch Mã – Trấn Đông

Đền Bạch Mã - Ngôi đền trấn Đông kinh thành Thăng Long
Đền Bạch Mã – Ngôi đền trấn Đông kinh thành Thăng Long

Đền Bạch Mã (hay còn gọi là “Bạch Mã tối linh từ”) xưa kia tọa lạc tại phường Hà Khẩu, tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, Thăng Long. Đền Bạch Mã được xây dựng từ thế kỷ IX đề thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng)- vị thần gốc của Hà Nội.

Tương truyền kể lại vào năm 1010, khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, định đắp thành nhưng nhiều lần thành đắp lên lại bị sụp đổ. Vua cho người cầu khấn ở đền thờ thần Long Đỗ thì thấy một con ngựa trắng từ đền đi ra. Vua lần theo vết chân ngựa, vẽ đồ án xây thành, thành mới đứng vững. Thần được vua Lý Thái Tổ phong làm Thành hoàng của kinh thành Thăng Long.

Bạch Mã, ngôi đền lâu đời nhất “Tứ trấn Thăng Long“ | Báo Pháp luật Việt Nam điện tử
Thờ ngựa trắng bên trong đền Bạch Mã

Là trấn đầu tiên trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long gắn với truyền thuyết xây La Thành, trải qua các triều đại Lý, Trần Lê và 52 vị vua định đô tại Thăng Long, có thể nói đền Bạch Mã là nơi lưu giữ đầy đủ nhất sự hình thành và phát triển của Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay.

Đền Bạch Mã không chỉ là ngôi đền thờ vị thần trấn giữ phía Đông kinh thành Thăng Long mà còn là nơi ghi dấu lại nét đặc trưng của phong cách kiến trúc thời nhà Nguyễn với quy mô kiến trúc khá lớn, quay theo hướng Nam, được bố trí hết sức hài hòa với nghi môn, phương đình, đại bái, cung cấm, thiêu hương, nhà hội đồng ở phía sau đền.

Điểm nổi bật của nét kiến trúc bên trong ngôi đền là toàn bộ khung nhà gỗ với hệ thống cột gỗ lim lớn, bộ đỡ mái đều được làm theo đúng kiểu “giá chiêng chồng rường con nhị”, nét chạm khắc tỉ mỉ, chắc, khỏe đúng kiểu thời nhà Nguyễn được tô đậm.

Hằng năm, lễ hội đền Bạch Mã tổ chức vào ngày 13/2 âm lịch hàng năm, tại khu phố cổ Hà Nội, thu hút rất đông nhân dân Thủ đô và du khách thập phương tham dự.

Lễ hội đền Bạch Mã - Ngôi đền trấn giữ phía Đông kinh thành Thăng Long
Lễ hội Đền Bạch Mã
  • Địa điểm tọa lạc: số 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hạ Long.
  • Thời gian tham quan: Đền Bạch Mã mở cửa từ 7 giờ sáng đến 6 giờ chiều hàng ngày

2. Ngôi đền Voi Phục – Trấn Tây

Đền Voi Phục trầm mặc giữa lòng thủ đô Hà Nội nhộn nhịp - iVIVU.com
Đền Voi Phục – Ngôi đền trấn Tây kinh thành Thăng Long

Đền được lập từ thời Lý Thái Tông (1028-1054) ở góc phía tây nam thành Thăng Long cũ thuộc địa phận làng Thủ Lệ nay là công viên Thủ Lệ. Thờ hoàng tử Linh Lang, con của vua Lý Thái Tông, và bà phi thứ 9 Dương Thị Quang, nhưng tương truyền vốn là con của Long Quân, tên gọi là Hoàng Châu, thác sinh, là người có công trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống, và đã hi sinh trên phòng tuyến sông Cầu vào năm 1076.

Sau khi mất, được người dân Thủ Lệ lập đền thờ và được nhà vua sắc phong là Linh Lang đại vương thượng đẳng phúc thần. Thần đã nhiều lần âm phù giúp nhà Trần trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, và nhà Lê trong cuộc phục hưng. Vì trước cửa đền có đắp hai con voi quỳ gối nên quen gọi là đền Voi Phục và vì đền ở phía tây kinh thành nên còn gọi là trấn Tây hoặc trấn Đoài (Đoài, theo bát quái thuộc phương Tây).

Đền Voi Phục có cảnh quan thoáng mát với các công trình tam quan, cổng tứ trụ, bước qua cổng tứ trụ là con đường đất rợp bóng cây xanh, dài gần trăm mét dẫn vào trong đền. Tiền đường gồm ba gian, chính điện bày bát bộ, bên trái treo hoành phi, bên phải đặt chuông đồng, hai đầu hiên có xây áp vào hai mái nhỏ treo cặp ngựa tế hồng, bạch.

Lễ hội của đền là một cuộc sinh hoạt văn hoá thường niên, mang tính chất mở, với sự tham gia của thập phương, vượt ra ngoài không gian đất Thủ Lệ, ít nhất là vùng Thuỵ Khuê, Thủ Lệ, Vạn Phúc rồi vùng Thập tam trại và cả Bồng Lai (Đan Phượng – Hà Tây) – lễ hội chính của đền Voi Phục diễn ra vào ngày 9 và 10 tháng hai âm lịch, từng năm có thể kéo dài từ 3 tới 10 ngày tuỳ theo sự đóng góp của dân, đáng kể nhất là việc rước kiệu và một vài tục lệ khác.

Đền Voi Phục - Một trong “tứ trấn” của Thăng Long xưa
Lễ hội Đền Voi Phục

Trong lịch sử, đền Voi Phục như một trấn thiêng ở phía Tây của thành Thăng Long, đền không chỉ liên quan trực tiếp với Kinh đô mà nó đã hội vào bản thân rất nhiều dòng chảy của tín ngưỡng dân gian để tồn tại với thời gian, hiện nay khó ai có thể nắm bắt được hết những ý nghĩa thiêng liêng của kiến trúc mang vẻ đẹp thánh thiện này, chỉ biết rằng, đền Voi Phục, từ nay sẽ luôn được tôn tạo xứng đáng, vì đó là một điểm sáng trong tinh thần bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc.

  • Địa điểm tọa lạc: số 362 phố Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Thời gian tham quan: Từ 8h00 đến 17h00 hằng tuần, riêng dịp giao thừa đền mở cửa suốt đêm. Từ 6h00 đến 20h00 vào các ngày mồng 1 và ngày rằm.

3. Ngôi đền Kim Liên – Trấn Nam

Đền Kim Liên 1 trong tứ trấn kinh thành Thăng Long xưa
Đền Kim Liên – Ngôi đền trấn Nam kinh thành Thăng Long

Ngôi đền Kim Liên được biết đến là một ngôi đền thiêng trong hệ thống “Tứ trấn Hà Nội” trấn giữ phía Nam kinh thành Thăng Long xưa. So với ba ngôi đền kia thì đền Kim Liên được xây dựng muộn hơn (khoảng thế kỷ 16- 17). Đền thờ thần Cao Sơn đại vương – người đã có công giúp vua Lê Tương Dực dẹp loạn, khôi phục nhà Lê và được nhà vua lập đền thờ để tương nhớ.

Đền được xây dựng trên một gò đất cao ở phía Đông, cổng đền hướng về phía Tây, bước từ sân lên phải qua chín bậc gạch, hai bên thềm là hai con sấu đá có niên đại từ thời nhà Lê, tam quan được xây giống kiểu nhà hoàn chỉnh có bốn cột trụ ở bốn góc tường. Kiến trúc của tam quan rất đặc biệt, được chạm khắc hết sức tinh xảo với nhiều lớp hình tứ linh đẹp đẽ.

Di vật quan trọng nhất tại đình Kim Liên là tấm bia đá “Cao sơn Đại Vương thần từ bi minh” do sử thần Lê Tung soạn năm 1510 nói về công lao của thần Cao Sơn trong việc ngầm giúp vua Lê giành lại ngai vàng từ tay ngoại thích và hệ thống 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn Đại Vương, trong đó có hai sáu đạo thời Lê Trung Hưng, mười ba đạo thời nhà Nguyễn, sớm nhất trong số đó là sắc phong có niên đại Vĩnh Tộ năm thứ hai (1620)

Hằng năm, nhân dân Thủ đô tổ chức lễ hội đền Kim Liên vào ngày 15, 16/3 âm lịch, để tưởng nhớ thần Cao Sơn Đại Vương

Ở Lễ hội đình Kim Liên, ngoài lễ sóc vọng hàng tháng và các lễ kỳ an, lễ hội chính của đình nhằm vào ngày mười sáu tháng ba, sau giỗ tổ Hùng Vương sáu ngày. Vào hội, có ba nơi rước kiệu tới là Quỳnh Lôi, Phương Liệt, Bạch Mai. Rồi đám rước lớn đi từ đình Kim Liên tới đến Hàng Than( thờ Linh Lang Đại Vương). Trước đó, đền Thủ Lệ (trong tứ trấn) thường cử các cụ bô lão đại biểu mang lễ vật tới dâng cúng.

Sau khi phần nghi lễ là phần tế và khách thập phương dâng hương kết thúc, hội có nhiều trò chơi như: bắt vịt dưới ao( trước đền), cầu bập bênh, nấu cơm thi trên thuyền, chọi gà, bịt mắt đập niêu và đặc biệt là có thi cỗ 7 tầng.

Tưng bừng lễ hội đền Kim Liên - ngôi đền cổ trong Thăng Long Tứ Trấn
Lễ hội Đền Kim Liên
  • Địa điểm tọa lạc: số 176 phố Kim Hoa, phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Thời gian tham quan: đền mở cửa đón khách suốt tuần, từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều

4. Ngôi đền Quán Thánh – Trấn Bắc

Đền Quán Thánh - biểu tượng linh thiêng thành Thăng Long
Đền Quán Thánh – Ngôi đền trấn Bắc kinh thành Thăng Long
Khi nói đến vẻ đẹp trữ tình, mơ màng của một sớm thu nơi Hồ Tây, chắc hẳn bạn đã từng nghe câu ca dao: “Gió đưa cành trúc la đà. Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”. Tiếng chuông Trấn Vũ gần xa đưa về ấy chính là tiếng chuông vọng từ Đền Trấn Vũ, tức Đền Quán Thánh nằm cạnh Hồ Tây, đã trở thành âm thanh huyền thoại, mê hoặc trong tiềm thức của dân Hà Nội từ ngàn xưa.
Đền Quán Thánh là một trong bốn ngôi đền linh thiêng, bảo vệ cho mảnh đất Thăng Long, và trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh của mảnh đất Kinh Kỳ. Đặc biệt, vào mỗi dịp xuân, Đền Quán Thánh thu hút một lượng người không nhỏ đến cầu an, và trong những ngày bình thường thì nơi đây là điểm du lịch ấn tượng không thể bỏ qua khi đi du lịch Hà Nội

Đền Quán Thánh có tên chữ là Trấn Vũ Quán, được xây từ thời vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028) để thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, một trong bốn vị thần trấn giữ bốn cửa ngõ Kinh thành Thăng Long khi xưa.

Đền có kiến trúc xây theo kiểu nội “đinh”, ngoại “quốc”, ngoài cùng là nghi môn tứ trụ, tiếp đến là gác chuông nơi treo quả chuông được đúc vào năm Đinh Tỵ đời Lê Hy Tông (1677), phía trong là tòa đại bái và hậu cung. Hai bên tả, hữu tòa đại bái có treo biển đồng “Đề Chân Vũ quán”, do vua Thiệu Trị ngự đề.

Trong số các bảo vật đang lưu giữ ở Di tích có pho tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ – là một công trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của các nghệ nhân làng Ngũ Xá (Hà Nội) đúc năm Đinh Tỵ 1677.Tượng cao 3,96m, chu vi 8m, nặng 4 tấn tọa trên tảng đá cẩm thạch cao 1,2m.

Tượng có khuôn mặt vuông chữ điền nghiêm nghị nhưng bình thản, hiền hậu với đôi mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xoã không đội mũ, mặc áo đạo sĩ ngồi trên bục đá với hai bàn chân để trần. Bàn tay trái của tượng đưa lên ngang ngực bắt ấn thuyết pháp, bàn tay phải úp lên đốc kiếm, kiếm chống trên lưng rùa nằm giữa hai bàn chân, quanh lưỡi kiếm có con rắn quấn từ dưới lên trên. Rùa, rắn và kiếm là biểu trưng của Huyền Thiên Trấn Vũ.

Hai pho tượng Trấn Vũ ở Hà Nội
Pho tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ

Lễ hội Quán Thánh diễn ra hằng năm có nhiều hoạt động tín ngưỡng cùng các nghi lễ đặc sắc. Nhân dân địa phương tổ chức lễ hội đền Quán Thánh vào ngày 3/3 (ngày Thánh Đản) và 9/9 âm lịch để tưởng nhớ đức thánh Trấn Vũ, giúp ôn lại truyền thống văn hiến vùng đất Thăng Long kinh kỳ. Bên cạnh đó vào những ngày mùng 1 và Rằm hàng tháng hay những dịp Lễ Tết đền vẫn thường mở cửa muộn hơn để đón khách tham quan, cầu an, chiêm bái…

Lễ hội đền Quán Thánh: Kỷ niệm ngày sinh Đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ | VTV.VN
Lễ hội Đền Quán Thánh
  • Địa điểm tọa lạc: góc đường Thanh Niên và phố Quán Thánh trông ra Hồ Tây.
  • Thời gian tham quan: Đền Quán Thánh mở cửa từ 8h đến 17h các ngày trong tuần. Vào ngày mùng 1 và ngày rằm, đền mở cửa từ 6h đến 20h. Đặc biệt, vào đêm giao thừa, đền mở cửa hết đêm để phục vụ nhu cầu dâng lễ cầu an của người dân.

Ngày nay, Thăng Long tứ trấn vẫn là những di tích lịch sử văn hóa quan trọng của thành phố Hà Nội, là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Các ngôi đền này không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng mà còn là điểm du lịch tham quan hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Tứ Trấn Hà Nội gồm những đền nào? Thứ tự đi tứ trấn - META.vn
Thăng Long Tứ Trấn

Năm mới sắp đến cùng với dự định du lịch của gia đình, thay vì lựa chọn những điểm đến với vẻ đẹp hùng vĩ được thiên nhiên ban tặng như Sapa, Hội An, Hạ Long…Bạn có xu hướng hay mong muốn có cơ hội đặt chân tới những nơi mang đậm giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc, thể hiện niềm tin, tín ngưỡng của nhân dân như các ngôi đền thờ tự các vị thần linh để cầu mong sự bình an, may mắn cho gia đình mình thì “Thăng Long tứ trấn” là một lựa chọn không thể tuyệt vời hơn nữa.

 

 

Bài viết liên quan:

Tứ Trấn Thăng Long

Chuyện ít người biết về 4 ngôi đền thiêng được xem là “Tứ trấn Thăng Long”

Khám Phá 9 Homestay Sapa Đáng Để Ở Khi Đến Trải Nghiệm

Top 10 ĐỊA ĐIỂM CHECK-IN NỔI TIẾNG TẠI PHỐ CỔ HỘI AN Mà Bạn Không Thể Bỏ qua

Du lịch Hạ Long năm 2023

 

Sinh viên thực hiện: Ngô Thùy Dung

Mã sinh viên: 21051363

Lớp: QH-2021-E KTPT CLC2