Thực trạng phát triển logistics xanh tại Việt Nam

Logistics nói chung và logistics xanh nói riêng là một mắt xích quan trọng trong thương mại toàn cầu, dịch vụ hậu cần (logistics) cũng ngày càng phát triển và có nhiều đóng góp cho nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam. Đặc biệt với xu thế phát triển bền vững, Việt Nam giống với nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang hướng đến phát triển logistics xanh với nhiều lợi ích từ việc tiết giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng và ngăn ngừa tác hại đến môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày nay. 

Thực trạng phát triển logistics xanh tại Việt Nam là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Hiện nay trên toàn cầu đã và đang phát triển ngành hậu cần theo xu hướng phát triển logistics xanh nhằm tối thiểu hóa những ảnh hưởng từ các hoạt động vận tải, kho bãi, giao nhận của logistics. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này, các doanh nghiệp logistics Việt Nam đang cố gắng xanh hóa hoạt động logistics của mình.

Logistics xanh là gì?

Logistics là gì?

“Logistics là tất cả các hoạt động hỗ trợ cho sự vận động hai chiều của các dòng chảy trong chuỗi cung ứng hàng hóa bao gồm dòng vật chất, dòng thông tin và dòng tài chính từ điểm đầu tiên đến điểm tiêu thụ cuối cùng và ngược lại để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Các hoạt động logistics có thể được thực hiện bởi các doanh nghiệp là chủ hàng hóa hoặc được thuê ngoài các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics.” (Nguyễn Tiến Minh & Phạm Thị Phượng, 2022)

Logistics xanh là gì?

Thuật ngữ “logistics xanh” hay các thuật ngữ tương tự như “logistics bền vững”, “logistics xanh bền vững”,… lần đầu tiên được đề cập vào những năm 1980. Kể từ đó, rất nhiều tổ chức và các nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm khác nhau về logistics xanh từ nhiều cách tiếp cận khác nhau.

 

Thực trạng phát triển logistics xanh trên toàn cầu

Logistics xanh nhấn mạnh vào những nỗ lực và biện pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động logistics, từ đó đạt tới sự cân bằng bền vững giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. (Sbihi & Eglese, 2010)

Thực trạng phát triển logistics xanh tại Việt Nam

Phát triển logistics xanh qua vận tải xanh

Vận tải đường bộ

Đối với các doanh nghiệp còn hạn chế về nguồn lực trong triển khai các dự án vận tải xanh thông qua thay thế phương tiện vận tải sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang phương tiện sử dụng nhiên liệu có khả năng tái tạo thì vẫn hoàn toàn có thể đóng góp vào việc giảm phát thải khí nhà kính nhờ áp dụng các giải pháp đào tạo lái xe sinh thái. 

Vận tải đường sắt

Với những hạn chế cả về kết cấu hạ tầng và phương tiện kể trên, vận tải đường sắt cũng xả một lượng lớn khí thải độc hại và tiếng ồn ra môi trường. Vẫn còn hiện tượng, rác và chất thải đường sắt xả trực tiếp xuống hai bên đường ray, gây ra các phản ứng phá hủy thiết bị đường sắt, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng dân cư. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến thực trạng phát triển logistics xanh tại Việt Nam.

Thực trạng phát triển logistics xanh qua vận tải xanh tại Việt Nam

Vận tải đường biển và đường thủy nội địa

Theo công bố của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) về phát thải khí nhà kính lần thứ 4 vào tháng 8/2020, lượng phát thải khí nhà kính của ngành vận tải biển (quốc tế, nội địa và đánh bắt cá) đã tăng gần 9,6% trong giai đoạn 2012 – 2018 (từ 977 triệu tấn lên 1.076 triệu tấn) đã ảnh hưởng không nhỏ đến thực trạng phát triển logistics xanh tại Việt Nam. Chỉ tính riêng phát thải khí CO2 đã tăng từ 962 triệu tấn lên 1.056 triệu. Vì vậy, việc xanh hóa cảng biển đang là xu hướng của thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. 

Vận tải đường hàng không

Mặc dù vận tải hàng không là phương thức vận tải ít rủi ro nhất, khí thải từ máy bay làm ô nhiễm khu vực nhạy cảm nhất của khí quyển. Theo Tổ chức Liên chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC), khói thải từ máy bay chiếm 3,5% nguyên nhân làm cho trái đất ấm dần lên. Theo Cơ quan Môi trường châu Âu, các chuyến bay từ châu Âu tạo ra lượng khí thải lên tới 440.000 tấn mỗi ngày. Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm hoạt động vận tải phát thải khoảng 30 triệu tấn CO2 thì trong đó vận tải hàng không chiếm 5%.

Thực trạng kho bãi xanh

Hiện nay, hệ thống kho bãi của Việt Nam có chất lượng thấp hơn so với các nước Châu Á khác. Nhiều kho bãi không có sàn bê tông, chỉ được xây bằng gạch trên mặt nền cát, sàn nhà kho không bằng phẳng, dễ làm hư hỏng hàng hóa. Về năng lượng cho hệ thống kho bãi, các nhà kho chủ yếu sử dụng nguồn điện phục vụ nhu cầu thắp sáng và kiểm soát nhiệt độ của kho khi cần thiết.

Kho bãi với các tính năng thân thiện với môi trường như sử dụng năng lượng mặt trời, ánh sáng tự nhiên, diện tích phù hợp, tường và sàn dày, tái chế tại chỗ là những yêu cầu trong xây dựng và vận hành kho bãi của các doanh nghiệp Việt Nam.

Thực trạng đóng gói bao bì xanh

Bao bì xanh là một nhân tố quan trọng thực trạng phát triển logistics xanh. Mỗi ngày các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa nhưng tỷ lệ rất nhỏ các sản phẩm bao bì nhựa được tái chế, điều này gây ảnh hưởng lớn tới môi trường và lãng phí không nhỏ cho nền kinh tế.

Nhằm phát triển logistics xanh, doanh nghiệp được khuyến khích sử dụng các bao bì làm từ vật liệu tái chế hoặc dễ phân hủy trong môi trường tự nhiên.

Bao bì xanh đang dần trở nên phổ biến hiện nay

Mục đích của phát triển logistics xanh

Mục đích của logistics xanh là tối ưu hóa mối liên hệ giữa việc vận hành kho, phân phối hàng hóa và môi trường tự nhiên, phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm giảm tính sẵn có và chất lượng tài nguyên. 

Logistics xanh được coi là mục tiêu để tạo ra giá trị bền vững khi cân bằng giữa hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường trong chuỗi hoạt động từ sản xuất đến thương mại của Việt Nam. Đây cũng là một mắt xích quan trọng góp phần giảm lượng khí thải CO2, tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động kinh doanh và gia tăng giá trị thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam cả trong nước và trên thế giới.

Logistics xanh đang trở thành một xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay khi tốc độ phát triển nhanh chóng tỷ lệ thuận với tỷ lệ ô nhiễm môi trường hiện nay. Các chính phủ và các doanh nghiệp đang chạy đua để có thể nhanh chóng “xanh hóa” ngành logistics hiện nay..

Đọc thêm: Top 6 phần mềm giúp quản lý vận tải logistics dễ dàng 

Nguyễn Thị Thu Huyền

20050846

INE3104 2