TOP 5 điều bất ngờ về văn hóa đạo Hồi của “xứ sở vạn đảo”  Indonesia mà bạn chưa biết.

TOP 5 điều bất ngờ về văn hóa đạo Hồi của “xứ sở vạn đảo”  Indonesia mà bạn chưa biết.

Nhắc đến Indonesia, mọi người sẽ liên tưởng đến những hòn đảo xinh đẹp với những bãi biển xanh ngọc thu hút hàng triệu du khách trong nước và quốc tế mỗi năm. Đây cũng là quốc gia được biết đến với nền văn hóa đặc sắc, được giao thoa bởi hơn 300 sắc tộc và các tôn giáo khác nhau. Chính điều này đã tạo nên sự độc đáo riêng biệt và đầy sức hút của riêng Indonesia.

Tuy nhiên, đạo Hồi vẫn là phổ biến hơn cả, với 87% dân số Indonesia theo tôn giáo này. Điều này cũng giúp cho Indonesia trở thành quốc gia có dân số theo đạo Hồi giáo đông nhất thế giới, xấp xỉ khoảng 229 triệu tín đồ. Sự phát triển mạnh mẽ của Hồi giáo tại Indonesia cùng với sự đa dạng sắc tộc đã làm nên những đặc trưng không một quốc gia nào có. Hãy cùng bài viết này tìm hiểu những điều khác lạ đó tại Indonesia nhé.

 

1. Đạo Hồi không được công nhận là quốc giáo tại Indonesia.

Mặc dù Indonesia là quốc giá có số lượng các tín đồ Hồi giáo đông nhất thế giới, nhưng đạo Hồi lại không phải là quốc giáo của đất nước này. Chính vì vậy, vẫn có các tôn giáo khác ở Indonesia như Ấn Độ giáo, Cơ Đốc giáo, Phật giáo,… Người dân ở Indonesia vẫn có quyền tự do tôn giáo và các tôn giáo có quyền bình đẳng.

Hiến Pháp của Indonesia không hề đề cập đến việc công nhận đạo Hồi là quốc giáo của Nhà nước Cộng hòa Indonesia, do vậy, những chính sách hay luật pháp của Indonesia không bị ảnh hưởng bởi tôn giáo. Tuy nhiên hầu hết người dân tại Indonesia đều theo đạo Hồi, cho nên những công trình, phong tục tập quán tại Indonesia bị ảnh khá nhiều từ đạo này. 

2. Không phải tất cả phụ nữ đạo Hồi tại Indonesia đều đội khăn hijab 

Nhắc đến Hồi giáo, mọi người sẽ liên tưởng đến hình ảnh các cô gái đạo Hồi đội khăn hijab. Điều này cũng không hề xa lạ khi bạn đặt chân đến Indonesia – quốc gia có dân số theo Hồi giáo đông nhất thế giới.

Từ hijab có nghĩa là “màn che” hoặc “che giấu, che khuất” trong tiếng Ả Rập. Hijab cũng có thể đề cập đến quy tắc ăn mặc của Hồi giáo, trong trường hợp nó truyền đạt mức độ khiêm tốn được thể hiện bởi một phụ nữ Hồi giáo. Theo truyền thống Hồi giáo tại Indonesia, phụ nữ đeo khăn quàng cổ (khăn trùm đầu), để che tóc và điều chỉnh khuôn mặt như một hình thức khiêm tốn khi có sự hiện diện của những người đàn ông không phải là họ hàng gần. 

Phụ nữ Hồi giáo tại Indonesia
Phụ nữ Hồi giáo tại Indonesia

Tại Indonesia, hình ảnh các cô gái Hồi giáo đội khăn hịjab để lộ ra gương mặt xinh đẹp là hình ảnh thân thuộc khi bạn đặt chân đến nơi đây. Cùng với đó, Indonesia còn là dất nước có số lượng tín đồ theo đạo Hồi giáo đông nhất thế giới cho nên việc bắt gặp phụ nữ Hồi giáo chùm khăn tại Indonesia là điều hết sức bình thường.

Theo chia sẻ của các tín đồ Hồi giáo, việc đeo hijab giúp người khác tập trung vào sự thông minh và tính cách của họ, thay vì phán xét các đặc điểm bên ngoài như sự giàu có, sắc đẹp hoặc tình dục. Quan điểm này chứa đựng gợi ý về lẽ thật trong I Phi-e-rơ 3:3-4, nói rằng, “Đừng chú trọng sự trang điểm bề ngoài như làm tóc cầu kỳ, đeo vàng, mặc áo quần lòe loẹt; nhưng hãy trang điểm con người bề trong thầm kín bằng vẻ đẹp không phai tàn của tinh thần dịu dàng, yên lặng; đó là điều quý giá trước mặt Đức Chúa Trời”.

Một phụ nữ Hồi giáo tại Indonesia được dạy rằng việc thưởng thức vẻ đẹp của cô chỉ dành cho chồng của cô ấy, vì vậy nhiều phụ nữ Hồi giáo coi hijab là một cách để tôn trọng chồng của họ cũng như thể hiện sự tôn sùng với tôn giáo của họ.  

Khi đặt chân đến Indonesia, bạn sẽ bắt gặp những người phụ nữ Indonesia tuy là tín đồ Hồi giáo nhưng họ lại không đội khăn hijab. Liệu đây có đúng với quy tắc của Hồi giáo? Thực ra, phái nữ Indonesia có thể chọn đội khăn vào bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời họ, khi họ cảm thấy thực sự muốn. Do vậy, khi bạn gặp một cô gái Hồi giáo nhưng không đội khăn tại Indonesia, thì điều đó là điều hết sức bình thường.

3. Các tín đồ Hồi giáo tại Indonesia cầu nguyện 5 lần một ngày.

Lễ cầu nguyện của người Hồi giáo tại Indonesia (Nguồn: TTXVN-VNA)

Cũng như tại các quốc gia Hồi giáo khác, tại Indonesia, việc cầu nguyện của đạo Hồi  diễn ra vào năm thời điểm khác nhau trong ngày: trước khi mặt trời mọc – hừng đông (Subuh), giờ chính ngọ 12:00 (Dzuhur), buổi chiều (Ashar), trước khi mặt trời lặn – chạng vạng (Margib) và trước bữa tối (Isya) (tính theo giờ Indonesia). 

Ngoài ra, trong mỗi lần cầu nguyện khác nhau sẽ được chia làm các “rakaat” khác nhau. “Rakaat” là một sự lặp lại đơn lẻ của các chuyển động và cầu xin theo quy định được thực hiện bởi các tín đồ Hồi giáo như một phần của nghi lễ cầu nguyện được quy định. Cụ thể, số “rakaat” ở mỗi lần cầu nguyện trong ngày đó là: 

Subuh : 2 rakaat

Dzuhur : 4 rakaat

Ashar : 4 rakaat

Magrib : 3 rakaat

Isya : 4 rakaat

Đây là lịch trình cầu nguyện hàng ngày của các tín đồ Hồi giáo tại Indonesia. Do Indonesia sở hữu số lượng tín đồ Hồi giáo đông đảo nhất thế giới, mọi hoạt động của người dân tại Indonesia đều được sắp xếp sao cho phù hợp với lịch trình cầu nguyện của các tín đồ Hồi giáo. Do vậy, khi đặt chân đến Indonesia, bạn đừng quá ngỡ ngàng khi Indonesia lại trở nên vắng vẻ vào những khung giờ kể trên. 

4. Các kỳ quan văn hóa thế giới của Indonesia được UNESCO công nhận lại không phải của đạo Hồi.

Thứ nhất, Đền Borobudur tại Indonesia là một ngôi đền Phật giáo có niên đại từ thế kỷ thứ 9 toạ lạc ở Magelang, miền trung Java, Indonesia, là một trong những ngôi đền cũng như di tích Phật giáo lớn nhất thế giới. Ngôi đền là nơi thờ Đức Phật và cũng là một địa điểm hành hương cho tín đồ Phật giáo tại Indonesia nói riêng và toàn thế giới nói chung. Đền Borobodur tại Indonesia  là nơi có tập hợp phù điêu chạm khắc lớn nhất và đầy đủ nhất trên thế giới và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1991. 

Tìm hiểu thêm về du lịch đền Borobudur tại Indonesia xem tại đây: https://phuotvivu.com/blog/kinh-nghiem-du-lich-borobudur/

Ngôi đền không phải đạo Hồi tại Indonesia
Đền Borobudur (nguồn: vietnambooking.com)

Thứ hai, Prambanan hoặc Rara Jonggrang là một tổ hợp đền thờ Hindu nằm tại tỉnh Yogyakarta, Indonesia. Đây là đền thờ dành cho Trimurti, ba vị thần tối cao của đạo Hindu gồm thần sáng tạo Brahma, thần duy trì Vishnu và thần hủy diệt Shiva. Đền thờ nằm cách thành phố Jogjakarta khoảng 17 km (11 dặm) về phía đông bắc, nằm trên ranh giới giữa hai tỉnh Trung Java và Jogjakarta, Indonesia. Đền thờ được UNESCO công nhận là Di sản thế giới như là đền thờ Hindu lớn nhất ở Indonesia và lớn thứ hai tại Đông Nam Á năm 1991.

Ngôi đền không phải đạo Hồi tại Indonesia
Đền Prambanan (nguồn: thanglongtour.com)

Mặc dù các công trình Hồi giáo tại Indonesia được xây dựng rất nhiều, nhưng để đạt đến trình độ kiến trúc được công nhận là di sản thế giới như hai ngồi đền kể trên thì Indonesia lại chưa có những ngôi đền Hồi giáo như vậy.

5. Mọi hướng cầu nguyện và đền đạo Hồi tại Indonesia đều phải hướng về hướng Tây. 

Đây là một quy tắc trong văn hóa đạo Hồi tại Indonesia mà ít người biết đến. Tại đây, tất cả các ngôi đền Hồi giáo, phòng cầu nguyện tại Indonesia hay thậm chí hướng ngồi cầu nguyện của các tín đồ Hồi giáo Indonesia đều hướng về phía Tây. Đây cũng chính là phương hướng hướng về “Kaaba” tính theo hướng từ Indonesia. “Kaaba” là tòa nhà hình hộp chữ nhật nằm trong trung tâm sân thánh đường hồi giáo Al-Masjid Al-Haram ở Mecca, Ả Rập Xê Út. Đây là trung tâm thánh địa thiêng liêng nhất của đạo Hồi. Al-Masjid Al-Haram là thánh đường Hồi giáo lớn nhất đã được xây xung quanh Kaaba.

thánh địa Hồi giáo
Thánh địa Mecca: “Trái tim linh thiêng” trong Thế giới hồi giáo (Nguồn: Internet)

Về thành phố Mecca, do là sinh quán của Muhammad và là địa điểm Muhammad lần đầu được Thượng đế tiết lộ về Quran (trong một hang đá cách Mecca 3 km), Mecca được nhìn nhận là thành phố linh thiêng nhất trong đạo Hồi và một cuộc hành hương gọi là Hajj là điều bắt buộc đối với mọi tín đồ Hồi giáo có khả năng. Mecca sở hữu Kaaba, theo đa số tín đồ thì đây là điểm linh thiêng nhất trong Hồi giáo, cũng như là nơi các tín đồ hướng đến khi cầu nguyện. 

Tìm hiểu thêm về thánh địa Hồi giáo Mecca, xem thêm tại đây: https://vnexpress.net/quy-trinh-hanh-huong-o-thanh-dia-mecca-3285191.html

Về mặt địa lý, Indonesia nằm về phía Đông của thánh địa Hồi giáo Mecca. Do vậy, mọi tín đồ Hồi giáo tại Indonesia khi cầu nguyện đều hướng về phía Tây – hướng về phía Kaaba – trung tâm của thánh địa đạo Hồi. Tương tự như vậy, mọi đền thờ Hồi giáo tại Indonesia cũng đều được xây dựng hướng về phía Tây.

Qua bài viết này, mong các bạn có thêm những thông tin hữu ích về văn hóa Hồi giáo tại Indonesia. Indonesia cũng được biết đến như một điểm đến du lịch thu hút. Nếu có cơ hội, các bạn đừng bỏ lỡ những chuyến du lịch lại đất nước Indonesia xinh đẹp này nhé.

Xem thêm những thông tin về Văn Hóa tại đây: