TOP 6 DẠNG CONTENT MARKETING HIỆU QUẢ

TOP 6 DẠNG CONTENT MARKETING HIỆU QUẢ

Content hay Content Marketing là thuật ngữ vô cùng quen thuộc đối với những người làm trong lĩnh vực Marketing. Cùng tìm hiểu những dạng Content Marketing được sử dụng nhiều nhất qua bài viết dưới đây nhé!

Định nghĩa chính xác nhất về Content Marketing 

 

Nhiều người lầm tưởng Content Marketing là thông tin dạng chữ, caption mà doanh nghiệp đưa ra. Nhưng thực chất, Content Marketing được định nghĩa là toàn bộ nội dung hữu ích mà doanh nghiệp lồng ghép trong mỗi ấn phẩm. Mục đích chính của nó là biến những người xem trở thành khách hàng. Tuy nhiên, tăng độ nhận diện cũng là 1 trong những nhiệm vụ của Content Marketing. 

Content Marketing - TOP 6 DẠNG CONTENT MARKETING HIỆU QUẢ
Mục đích của Content Marketing là thu hút, giữ chân người dùng và thúc đẩy hành vi chuyển đổi họ thành khách hàng

Social Media

 

Social Media được coi là hình thức ra đời lâu nhất và chưa từng giảm nhiệt cho đến hiện nay. Social Media tiếp cận người dùng nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hình thức này phát triển đồng thời với sự lớn mạnh của các trang mạng xã hội. Điểm đặc biệt của nó nằm ở việc người dùng có thể tương tác trực tiếp với những gì họ tiếp cận. Đồng nghĩa rằng doanh nghiệp sẽ dễ dàng, nhanh chóng phản hồi, xây dựng nội dung mà khách hàng quan tâm. 

Social Media - TOP 6 DẠNG CONTENT MARKETING HIỆU QUẢ
Đây được xem là hình thức tiếp cận người dùng nhanh chóng và hiệu quả nhất

Xây dựng Blog – Phương thức định vị thương hiệu phổ biến nhất hiện nay 

Không còn quá xa lạ với cả Marketer lẫn người xem, Blog không bị “ép khuôn” trong việc giới thiệu sản phẩm. Doanh nghiệp được phép cho xuất bản nhiều nội dung liên quan đến sản phẩm của họ như: câu chuyện, trải nghiệm… Được coi là “nhật ký online”, nhiều doanh nghiệp “mượn” KOL để tiếp thị về sản phẩm của mình. Ưu điểm khi dùng Blog của các KOL là tăng tính chân thực, dẫn dắt người dùng qua “storytelling”.

Blog - TOP 6 DẠNG CONTENT MARKETING HIỆU QUẢ
Blog là một hình thức nhật kí trên website đề cập đến một hoặc một vài lĩnh vực cụ thể

Email Marketing 

Bắt nguồn từ năm 1991, Email Marketing đã từng có thời kỳ phát triển mạnh mẽ khi người dùng chủ yếu sử dụng phương tiện này. Nhưng với sự phát triển như vũ bão của các ông lớn như: Facebook, Zalo, Instagram,.. phương thức “chào hàng” này gần như rơi vào quên lãng. Hiện nay không có quá nhiều doanh nghiệp sử dụng phương tiện này bởi dễ bị đánh spam hoặc không đạt hiệu quả ưng ý. 

 

Nếu bạn muốn thử nghiên cứu dạng Content Marketing này, hãy lưu ý rằng đừng sử dụng những từ khóa mang tính chất “lùa gà”, quá đỗi quen thuộc từ ngay tiêu đề. Email Marketing chỉ nên ngắn gọn, vừa đủ mà không mang tính “chèo kéo” 

Email Marketing - TOP 6 DẠNG CONTENT MARKETING HIỆU QUẢ
Mỗi email được gửi đến những khách hàng tiềm năng hoặc đã mua sản phẩm của doanh nghiệp

Video 

Một điều có thể nhìn thấy ngay khi khai thác Content Marketing dưới dạng Video là mất chi phí cao hơn so với các hình thức khác. Điều này được lý giải bởi khi xây dựng Video cần nhiều công đoạn hơn. Nhưng đây lại là hình thức được tập trung phát triển hiện nay bởi đánh trúng vào insight của người xem khi kết hợp được cả 2 dạng thông tin là: hình ảnh và chữ. Với sự phát triển vượt bậc của 2 nền tảng Youtube và Tiktok cho phép Marketer tự do sáng tạo đa dạng nội dung. 

 

Attention (Sự chú ý), Attractive (Thu hút), Demonstration (Sự minh chứng sản phẩm), Advise (Lời khuyên), Action (Kêu gọi hành động) là những yếu tố bạn cần lưu tâm khi thực hiện Video Marketing. 

 

Podcast – Miền đất hứa của Content Marketing 

Là hình thức mới nổi gần đây nhưng thu về lượt tương tác cao “vượt bậc”. Được coi là phiên bản nâng cấp của ebook, Podcast được xây dựng dưới nhiều hình thức. Không chỉ dừng lại ở việc kể, Podcast còn chia sẻ cùng những thắc mắc của người nghe. 

Nếu như các dạng thông tin khác chỉ đang tiếp cận người xem thì Podcast đánh vào người nghe. Không ồn ào, không xô bồ, tiết kiệm thời gian và đáp ứng nhu cầu giải trí là những tiêu chí mà Podcast hướng tới.

Podcast Marketing - TOP 6 DẠNG CONTENT MARKETING HIỆU QUẢ
Podcast có những điểm khác biệt và mức độ hấp dẫn nhất định bởi tính trực tiếp và đối thoại cao.

User-generated content (Nội dung được tạo ra từ chính người dùng)

Thay vì loay hoay “đoán ý” người xem, dạng content độc đáo này được xây dựng từ chính những gì mà người xem thể hiện. Những trend, content mới lạ được sinh ra từ phản hồi của khách hàng. 

 

Bí quyết xây dựng thương hiệu từ Content Marketing 

Nắm chắc insight khách hàng 

Marketer xây dựng content marketing từ việc phân tích insight khách hàng. Đây là lời khuyên cũ nhưng không bao giờ lỗi thời. Marketer không xây dựng content chỉ vì thỏa mãn sở thích của mình mà còn hướng tới giải quyết “điểm được che giấu” đi của khách hàng. 

 

Hiểu rõ về hành trình khách hàng 

Người tiêu dùng dù có sử dụng tiếp sản phẩm hay không cũng đều được coi là hành trình khách hàng. Doanh nghiệp cần nắm được khách hàng đang ở đâu, băn khoăn điều gì mà chưa quyết định tiếp tục sử dụng hoặc tái sử dụng. Điều này giúp người tiêu dùng cảm nhận được sự tận tâm từ nhãn hàng. 

 

Đừng để khách hàng “bội thực” thông tin trên Social Media

Nhiều doanh nghiệp khi tiếp thị thông tin tới khách hàng mắc lỗi cơ bản là nói quá nhiều. Thay vì cảm nhận độ chân thực thì người tiêu dùng lại thấy phiền hà, bị lôi kéo quá nhiều. Bản chất của việc tiếp thị thông tin nằm ở việc đáp ứng nhu cầu thông tin “vừa đủ”. Marketer nên kích thích vào sự tò mò của người dùng. 

 

Tăng tính chân thực bằng sử dụng số liệu 

Không hiếm có khi thấy những quảng cáo liệt kê những số liệu chi tiết nhất (Như quảng cáo diệt khuẩn của Lifebuoy). Dù chẳng tự xác minh được những số liệu ấy nhưng lại khiến người dùng vô cùng yên tâm. 

 

Lu bu nhưng không quên “đu trend” 

Chia sẻ thông tin, giải đáp thắc mắc hay giới thiệu sản phẩm là mục tiêu hàng đầu khi doanh nghiệp làm Content Marketing. Nhưng cũng đừng quên tăng độ nhận diện, gần khách hàng hơn với những “trendy” hàng ngày. 

Trending - TOP 6 DẠNG CONTENT MARKETING HIỆU QUẢ
Tận dụng được các trend sẽ giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi ích

 

7 bước phân tích insight giúp xây dựng Content Marketing hiệu quả

Insight khách hàng là gì?

Insight là những mong muốn sâu bên trong của khách hàng. Nhưng chính họ cũng ẩn giấu mà không muốn doanh nghiệp tìm ra. Việc tìm ra insight khách hàng như “đánh đòn” tâm lý giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu. Để tìm ra insight, Marketer cần trả lời các câu hỏi sau:

  • Mục tiêu thực sự khách hàng mong muốn là gì?
  • Thói quen của họ là gì?
  • Hành vi tiêu dùng của họ?
  • Những yếu tố nào tác động đến quyết định mua hàng của họ?

Về cơ bản, việc tìm ra insight khách hàng được thực hiện qua 7 bước như sau:

Bước 1: Xây dựng chân dung mục tiêu

Để có thể hiểu khách hàng mục tiêu cần nắm được những thông tin cơ bản của khách hàng. Những thông tin cơ bản như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân…cho đến những thông tin sâu hơn về hành vi, sở thích…sẽ là tiền đề để tìm ra insight khách hàng sau nào.

Bước 2: Phân tích nhu cầu khách hàng

Mọi hành vi mua hàng đều phải được xuất phát từ nhu cầu của chính họ. Nhu cầu đó có thể là mục đích về giải trí, hữu dụng trong cuộc sống hay thậm trí chỉ đơn giản là thỏa mãn tò mò. Vì vậy, việc nên danh sách nhóm nhu cầu của khách hàng sẽ giúp các marketer có thể tìm ra những insight khách hàng chính xác, phục vụ cho quá trình nghiên cứu của các hoạt động marketing của doanh nghiệp.

Bước 3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ cạnh tranh dựa vào những chiến lược truyền thông, quảng cáo đối thủ, phân tích và tìm xem họ đang hướng vào nhóm yêu cầu, tâm lý nào của khách hàng mục tiêu. Đây là những thông tin rất giá trị để doanh nghiệp của bạn có thể tham khảo trong việc tìm insight khách hàng chính xác. Đừng bao giờ bỏ qua bước này, vì có thể đối thủ đi trước đã có những cách tiếp cận sai hoặc thông điệp của họ chưa đủ mạnh mẽ.

Bước 4: Khảo sát thực tế giúp nắm bắt nhu cầu khách hàng 

Bởi vì insight là những gì ẩn giấu rất sâu trong vỏ bọc tâm lý và nhu cầu của khách hàng mà đôi khi họ cũng không ý thức được mong muốn thực sự của họ là gì?

Vì vậy, các chiến dịch marketing nghiên cứu và khảo sát thực tế sẽ là công cụ hữu ích cho các nhà làm marketer thu thập thông tin phục vụ cho việc xác định insight của khách hàng.

Việc tiếp xúc trực tiếp, giao tiếp, nói chuyện và tương tác, bạn có thể hiểu được tâm lý thực sự của khách hàng là gì, động lực nào thúc đẩy họ…qua việc đặt những câu hỏi , lắng nghe câu trả lời, quan sát thái độ, từ đó tổng hợp những thông tin giá trị cho quá trình nghiên cứu.

Bước 5: Tổng hợp số liệu, thông tin

Từ các bước nghiên cứu trên, nghiên cứu nhóm nhu cầu của khách, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cho đến khảo sát thực tế các marketer cần có quy trình chính xác để lưu lại thông tin dữ liệu trên hệ thống, đảm bảo số liệu này mang tính khách quan. Số liệu được tổng hợp mang tính ngẫu nhiên và đảm bảo đủ mẫu cần thiết.

Bước 6: Phân tích số liệu

Sau khi đã tổng hợp được số liệu từ các nguồn nghiên cứu, bộ phận marketing cần có những cách phân tích insight khách hàng dựa trên số liệu và tổng hợp theo từng nhóm. Quá trình phân tích số liệu càng kỹ bao nhiêu, thì những kết quả đưa ra càng chính xác bấy nhiêu.

Bước 7: Xác định insight khách hàng

Từ các kết quả thu được nhà làm marketing sẽ có cơ sở chính xác để đưa ra insight của khách hàng.

Khi ứng dụng insight này vào bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào, bạn cần kiểm chứng lại xem những gì mình đã nghiên cứu có chính xác hay không. Đừng vội vàng để mang insight đến toàn bộ các chiến dịch marketing của công ty. Vì làm gì cũng sẽ có những rủi ro nhất định.

Để xây dựng hiệu quả content marketing, doanh nghiệp cần nắm được signature của mình. Từ đó phối hợp đa dạng content để tránh gây nhàm chán cho người xem. Hy vọng những chia sẻ ở bài viết này giúp bạn nắm được cách xây dựng content hiệu quả. 

 

Xem thêm:

5 chiến lược Marketing náo loạn Mạng xã hội 

4 chuyên môn Marketing 

Định vị thương hiệu – Case study số 1 từ TP Bank

 

Người thực hiện: Trần Vũ Quỳnh Anh

Mã sinh viên: 20051222

Mã học phần: INE 3104 6