Tràn dầu – 6 hậu quả môi trường bạn cần biết.

Tràn du là sự giải phóng hydrocarbon dầu mỏ lỏng vào môi trường do các hoạt động của con người và gây ra ô nhiễm môi trường. Thuật ngữ này thường được sử dụng để đề cập đến các vụ tràn dầu xảy ra trong môi trường biển hoặc sông. Theo đánh giá của Viện Khoa học và Tài nguyên Môi trường biển – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam: Từ năm 1989 đến nay, vùng biển Việt Nam có khoảng 100 vụ tràn dầu do tai nạn, ước tính đổ ra biển từ vài chục đến hàng trăm tấn dầu. Mỗi năm, con số này lại không ngừng gia tăng. Vậy tràn dầu ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? Easy Ecommerce Class sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

1. Bãi biển, đầm lầy, hệ sinh thái thủy sinh bị phá hủy

Tràn dầu - Hậu quả môi trường bạn cần biết
Vụ tràn dầu Deepwarter Horizon khiến quần thể san hô tại vịnh Mexico bị phá hủy

Sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rặng san hô.

Ô nhiễm dầu làm giảm khả năng chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các hệ sinh thái. Hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các màng dầu làm giảm khả năng trao đổi oxi giữa không khí và nước, làm giảm oxi trong nước, cán cân điều hòa oxi trong hệ sinh thái bị đảo lộn.

Ngoài ra, dầu tràn chứa độc tố làm tổn thương hệ sinh thái, có thể gây suy vong hệ sinh thái. Bởi dầu chứa nhiều thành phần khác nhau, làm biến đổi, phá hủy cấu trúc tế bào sinh vật, có khi gây chết cả quần thể. Dầu thấm vào cát, bùn ở ven biển có thể ảnh hưởng trong khoảng thời gian rất dài.

2. Các loài chimTràn dầu - Hậu quả môi trường bạn cần biết

Những con chim bị bao phủ bởi dầu

Những con chim bị bao phủ bởi dầu là một biểu tượng phổ biến của hậu quả môi trường do sự cố tràn dầu trên biển gây ra. Một số loài chim đã phải thoát khỏi sự cố này bằng cách bay từ nơi này sang nơi khác khi chúng cảm nhận được sự nguy hiểm.

Tuy nhiên, nhiều loại chim biển bơi và lặn dưới nước để tìm thức ăn đã bị dầu bao trùm. Sự cố tràn dầu làm hỏng các tổ cư trú của chúng, đảo lộn nhịp sống hằng ngày và gây ảnh hưởng lâu dài đối với tất cả các loài vật. Cho dù chỉ với một lượng rất nhỏ dầu cũng đủ gây ra cái chết cho một con chim. Bằng cách phủ kín lông chúng, dầu không chỉ khiến chúng không bay được mà còn phá hủy khả năng chống thấm, cách nhiệt tự nhiên của chim, khiến chúng dễ dàng bị hạ thân nhiệt hoặc bị quá nóng. Khi chim cố gắng làm sạch lông để khôi phục khả năng tự bảo vệ tự nhiên kia của chúng, chúng thường nuốt cả dầu, điều này gây tổn thương nghiêm trọng đến cơ quan nội tạng bên trong và dẫn đến chết.

3. Động vật biển có vú

Thảm họa tràn dầu giết chết những con cá heo to lớn

Tràn dầu giết chết cả những động vật to lớn như cá voi, cá heo, hải cẩu và rái cá biển. Dầu có thể làm tắc nghẽn lỗ thở của cá voi và cá heo, khiến chúng không thể hô hấp bình thường và làm gián đoạn khả năng giao tiếp của chúng. Dầu phủ kín lông của rái cá và hải cầu khiến chúng bị hạ thân nhiệt.

Ngay cả khi động vật có vú ở biển thoát khỏi những tác động tức thời, một sự cố tràn dầu cũng có thể gây ô nhiễm nguồn thực phẩm của chúng. Động vật biển có vú ăn cá và các loại thức ăn nhiễm dầu khác sẽ bị ngộ độc bởi dầu và chết hoặc gặp phải những vấn đề hệ lụy kéo theo khác.

Sự kiện ô nhiễm dầu mỏ ở San Francisco (Mỹ) vào năm 1969 đã khiến 5 con cá voi, 4 con hải cẩu và một số voi biển, sư tử biển,.. bị chết ngạt. Nhiệt độ nước trên bề mặt ở khu vực này sau sự kiện đó xảy ra thấp hơn 20 độ C so với nhiệt độ trung bình 10 năm trước.

4.

Đối với các loài cá (trứng, cá và cá con) và các loài động vật khác, nếu hàm lượng dầu trong biển cao có khả năng sẽ tích tụ lại trong cơ quan nội tạng như gan, mật gây rối loạn quá trình trao đổi chất, ức chế quá trình sinh sản, thay đổi tập tính di cư và tìm kiếm thức ăn của chúng. Nếu dầu thấm vào mang cá thì cũng có thể làm cá chết dù sự ô nhiễm dầu ở mức độ nhẹ. Một số loại trứng cá nhiễm dầu, tuy chúng vẫn có thể nở thành con nhưng sẽ bị dị dạng, rất yếu ớt và hầu như chỉ sống sót được vài ngày.

Tràn dầu - Hậu quả môi trường bạn cần biết
Cá chết hàng loạt sau thảm họa tràn dầu trên biển.

5. Nơi sống và môi trường nuôi dưỡng một số động vật hoang dã 

Tràn dầu - Hậu quả môi trường bạn cần biết

Rùa biển gặp nguy hại sau sự cố tràn dầu.

Những tác động lâu dài làm hủy hoại nơi sống và môi trường sống của một số loài động vật hoang dã là một trong những hậu quả nặng nề nhất mà tràn dầu gây ra. Rất nhiều loài rùa biển phải tìm đến bờ biển để đẻ trứng, nó có thể bị nguy hại khi dầu tràn vào vùng nước hoặc vùng biển nơi chúng đẻ trứng. Trứng của chúng sẽ bị hư hại bởi dầu và những con rùa mới nở có thể bị bôi kín bởi dầu khi chúng cố gắng bò về phía đại dương qua một bãi biển ngập dầu.

6. Ô nhiễm môi trường đấtTràn dầu - Hậu quả môi trường bạn cần biết

Đất bị ô nhiễm nặng sau sự cố tràn dầu.

Tràn dầu không chỉ ảnh hưởng đến môi trường biển mà còn ảnh hưởng đến môi trường đất. Bất cứ sự tiếp xúc nào với dầu đều có thể làm tổn hại đến những tính chất tự nhiên của đất và hệ sinh thái trong và trên mặt đất bị nhiễm dầu. Khi trên bề mặt đất có một lớp dầu mỏng, dù chỉ cần từ 0,2 đến 0,5 mm cũng đủ làm cho đất “ngạt thở” vì thiếu không khí do quá trình trao đổi chất bị cắt đứt.

Kết quả là các vi sinh vật, động thực vật đều bị thiếu oxi và nước, cuối cùng dẫn đến chết. Lớp dầu này còn ngăn cản quá trình trao đổi năng lượng mặt trời của môi trường đất. Như vậy, tác hại của dầu đối với môi trường đất là rất lớn, chúng có thể biến những vùng đất đang sản xuất thành những vùng đất chết.

Tóm lại, tràn dầu có thể được xem là sự cố gây ra hậu quả to lớn nhất đối với môi trường biển nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các loài sinh vật mà còn để lại hệ lụy đối với các thế hệ sau. Việc khắc phục sau sự cố đang là bài toán cấp thiết đòi hỏi chính phủ các nước trên thế giới khẩn trương thực hiện.

Thực hiện: Nguyễn Thị Hằng (17050321)