Ô nhiễm không khí mức báo động ở Tp. HCM, Hà Nội, hơn 10 nguyên nhân được báo cáo?

Trung tâm quan trắc TP.HCM bác bỏ nguyên nhân gây ô nhiễm không khí do cháy rừng Indonesia; đại diện UBND TP Hà Nội, chỉ ra 12 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Những ngày gần đây, chất lượng không khí đều ở ngưỡng kém là vấn đề đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, khó khắc phục hơn ở hai thành phố lớn này.

Tại TP.HCM

Trung tâm Quan trắc tài nguyên – môi trường bác nguyên nhân ô nhiễm không khí  do ảnh hưởng của cháy rừng ở Indonesia

Dựa vào các dữ liệu dự báo trong nước và quốc tế, Trung tâm Quan trắc tài nguyên – môi cho biết, qua tìm hiểu về tình hình phát tán khói mù do cháy rừng tại Indonesia từ 1.9 – 23.9 do Trung tâm Khí tượng Chuyên ngành ASEAN thực hiện và Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cung cấp thì chưa ghi nhận được hiện tượng mù tại các trạm quan trắc ở Phú Quốc, Thổ Chu và Côn Đảo.

Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường (Sở TN-MT TP.HCM) cho biết các thông số bụi mịn, siêu mịn ở TP những ngày qua vượt chuẩn nhiều lần. Cháy rừng tại Indonesia không phải là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng trên.

Ô nhiễm không khí do điều kiện thời tiết

Về nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng các chất gây ô nhiễm, theo Trung tâm Quan trắc Tài nguyên – môi trường, do hoạt động hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh khuếch tán sâu xuống khiến thành phố luôn nhiều mây, không có nắng. Cùng với nền nhiệt độ thấp có mưa gián đoạn trên diện rộng, độ ẩm không khí cao và trong khí quyển có các hạt nhân ngưng kết, hơi nước bám vào tạo ra lớp mù.

Ngoài ra, do trời không có nắng, không có đủ bức xạ làm nóng mặt đất tạo ra lớp nghịch nhiệt làm cho không khí ô nhiễm nằm lớp sát mặt đất không phát tán lên cao được, lớp mù ngày càng dày đặc, lâu tan.

Ba nguyên nhân ô nhiễm không khí do yếu tố con người

Trước đó, liên tiếp nhiều ngày trong tháng 9, TP HCM cũng xảy ra hiện tượng mù do ô nhiễm không khí. Tại buổi họp báo về tình hình ô nhiễm môi trường chiều 9/10, ông Cao Tung Sơn (Giám đốc Trung tâm quan trắc môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM) cho biết, nguyên nhân gây ô nhiễm không khí đến từ 3 nguồn: hoạt động giao thông, hoạt động công nghiệp và xây dựng.

Khí thải từ 10 triệu phương tiện (7,6 triệu xe máy, 700.000 ôtô, còn lại là xe của người tỉnh thành khác mang vào); 37 điểm thường xuyên kẹt xe… và 1.000  nhà máy lớn, bụi từ hoạt động xây dựng liên tục khiến không khí TP HCM ô nhiễm nặng. Theo ông Sơn, đặc thù của TP HCM là xe tải, container hoạt động mạnh cả ngày lẫn đêm khiến các chất ô nhiễm liên tục phát ra không khí.

phương tiện giao thông gây ô nhiễm
phương tiện giao thông gây ô nhiễm

Hiện, TP HCM thực hiện các phương pháp quan trắc chất lượng không khí theo phương pháp thủ công gián đoạn. Các phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm chủ yếu theo quy chuẩn của nước ngoài, độ chính xác cao nhưng không thể có ngay tức thời.

Ông Sơn có đưa ra thông tin: “Dự kiến năm 2020 thành phố xây dựng 9 trạm quan trắc tự động. Chúng tôi sẽ có rất nhanh các chỉ số về chất lượng không khí, ô nhiễm để cảnh báo người dân sớm hơn”; trong khi đó tại Hà Nội vẫn còn nhiều tranh cãi nổ ra, về việc Đại diện Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội nói các website chất lượng không khí thiếu khách quan vì lấy dữ liệu từ trạm của Đại sứ quán Mỹ, còn Đại diện AirVisual đã lên tiếng phủ nhận điều này.

Chỉ số của Air Visual lúc 10h30 ngày 21.11.19 -Ô nhiễm không khí 
Chỉ số của Air Visual lúc 10h30 ngày 21.11.19

 

Tại Hà Nội

Ô nhiễm do nghịch nhiệt và không có mưa

Sáng sớm, là khoảng thời gian gió lặng nên khả năng phát tán các chất ô nhiễm thấp. Khi có ánh sáng mặt trời đốt nóng lớp không khí gần mặt đất, không còn hiện tượng nghịch nhiệt, bụi PM2.5 được phát tán, chất lượng không khí được cải thiện hơn. Trong khi đó năm 2019 có lượng mưa thấp nhất, liên tiếp trong nhiều ngày, toàn bộ khu vực Hà Nội không có mưa.

Việc gia tăng mức độ ô nhiễm và hiện tượng sương mù quang hoá đã gây những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng. Tuy nhiên, Tổng cục Môi trường nhận định, đây là hiện tượng thường gặp trong thời gian này do đây là giai đoạn giao mùa, chất lượng không khí chịu tác động rất nhiều của các yếu tố thời tiết kết hợp với các nguồn gây ô nhiễm.

12 nguyên nhân tác động chính khiến tình trạng ô nhiễm không khí tăng cao

Theo Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Vũ Đăng Định, có 12 nguyên nhân là khí xả thải từ phương tiện giao thông; tình trạng đun bếp củi, than tổ ong còn tiếp diễn; vật liệu quản lý phá dỡ các công trình xây dựng, quá trình phá dỡ, vận chuyển chưa kiểm soát; mùi hôi thối rác thải chưa xử lý được; đốt rơm rạ còn nhiều; thu gom rác thải, bùn thải chưa được xử lý; khói bụi từ các khu vực sản xuất vùng lân cận và tình trạng chuyển mùa khiến tình trạng ô nhiễm không khí trên địa bàn trở nên trầm trọng hơn.

thành phố ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông
thành phố ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông

Ông Mai Trọng Thái- Chi cục trưởng Chi cục Tài nguyên và Môi trường cho biết thêm, ô nhiễm không khí có nguyên nhân khách quan là do thời tiết và biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng nghịch nhiệt.  “Nếu trời mưa sẽ cải thiện được chất lượng không khí trên địa bàn”- ông Thái nói.

Tuy nhiên, theo ông Thái, không khí ô nhiễm ở mức báo động không chỉ nằm ở nguyên nhân khách quan mà do các nguồn phát thải tăng, tác động từ đốt rơm rạ, thói quen đốt than tổ ong làm ảnh hưởng lớn đến tình trạng ô nhiễm không khí. Chẳng hạn hiện theo thống kê, trên địa bàn có 55.000 bếp than tổ ong, mỗi ngày đốt tới 528 tấn than, phát thải ra môi trường 1.870 tấn khí CO2 , đây là nguồn gây ô nhiễm không nhỏ.

Ô nhiễm không khí - Người dân đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa cũng là một trong những nguyên nhân gây khói bụi, ảnh hưởng đến môi trường.
Người dân đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa cũng là một trong những nguyên nhân gây khói bụi, ảnh hưởng đến môi trường.

Trong khi đó, việc gia tăng phương tiện cá nhân với lượng phát thải chưa kiểm soát được cũng khiến không khí trở nên ngột ngạt. Theo ông Bùi Danh Liên – Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, hiện Thủ đô đang có đến 6,6 triệu phương tiện, trong đó xe máy là 5,7 triệu chiếc thải khói ra môi trường mỗi ngày. Khi tắc đường kéo dài, động cơ xe vẫn phải hoạt động liên tục khiến cho lượng khí thải phát ra lớn hơn. Lượng khí thải này bao phủ trong phạm vi chật hẹp nên người dân hít phải nhiều khí độc.

Hàng loạt nhà máy ô nhiễm trong lòng thành phố Hà Nội -Ô nhiễm không khí 
Hàng loạt nhà máy ô nhiễm trong lòng thành phố Hà Nội

Trước những nguyên nhân khách quan do yếu tố tự nhiên, chúng ta cần nhìn nhận lại chủ động thay đổi từ chính thói quen cá nhân để góp phần cải thiện môi trường, bên cạnh đó cũng nên biết các biện pháp phòng tránh bảo vệ sức khỏe trước tình trạng không khí như hiện nay.

 

Nguyễn Thị Thu Hương_ MSV: 15042170