NGỦ QUÁ NHIỀU: 9 TÁC HẠI CỦA NGỦ QUÁ NHIỀU VỚI CƠ THỂ CỦA BẠN ?

Ngủ đủ giấc là một điều rất quan trọng với tất cả mọi người ở tất cả mọi độ tuổi để có một sức khỏe tốt và năng lượng tích cực cho hoạt động hằng ngày. Mọi người thường giảm giấc ngủ cho công việc, gia đình thậm chí là cho các nhu cầu giải trí như chơi game, xem phim,… Nhưng có một số bộ phận người khác thì ngược lại họ ngủ quá nhiều và điều này dẫn tới hàng loạt những vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn. Nếu bạn là người trưởng thành mà vẫn ngủ nhiều hơn 8 tiếng vào mỗi đêm thì bạn cần dừng lại ngay.

01 Ngủ quá giấc: Ngủ bao nhiêu là quá nhiều?

Thời gian ngủ của bạn thay đổi rất nhiều trong cuộc đời của bạn. Thực chất, nhu cầu ngủ của mỗi người đều không giống nhau. Nó sẽ được xác định dựa trên những yếu tố như độ tuổi của bạn, sức khỏe thể chất, trong thời gian thai kỳ,…

Ví dụ, trong thời gian bạn có rất nhiều căng thẳng, lo lắng,… bạn có thể cảm nhận được là cơ thể của bạn cần ngủ nhiều hơn thường ngày mặc dù nếu cùng thể trạng nhưng ở hoàn cảnh khác thì thời gian cũng sẽ khác. Dưới đây là những khuyến cáo của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ về nhu cầu ngủ đối với mỗi độ tuổi nhất định.

Ngủ quá nhiều. Nhu cầu ngủ tại mỗi độ tuổi

 

02 Nguyên nhân khiến cho một người ngủ quá nhiều

1. Vậy ngủ quá nhiều là gì?

Chứng ngủ quá nhiều hay còn được gọi là ngủ lâu, chứng ngủ lịm thì việc ngủ quá nhiều thực sự là một vấn đề rối loạn về sức khỏe đáng lo ngại. Theo nghiên cứu cho thấy có 2% dân số thế giới có xu hướng bị ảnh hưởng bởi chứng bệnh này.

Tình trạng này khiến họ cảm thấy luôn cảm thấy buồn ngủ cực độ trong suốt cả ngày, nó cũng khiến họ ngủ với thời gian dài bất thường vào ban đêm có thể cần phải ngủ từ 10 – 12 giờ vào mỗi đêm mới cảm thấy đủ.

2. Tại sao ta ngủ quá nhiều?

Chứng ngủ quá nhiều có thể bắt nguồn từ những tác động bên ngoài dẫn đến tình trạng kiệt quệ sức khỏe thể chất và tinh thần. Trách nghiệm trong công việc, chăm lo gia đình, áp lực tiền bạc,… khiến cho cơ thể con người cần thời gian để phục hồi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho họ kiệt quệ và cảm giác muốn ngủ nhiều hơn bất thường so với một người bình thường.

Bạn cũng có thể mắc phải tình trạng ngủ quá nhiều nếu bạn thường xuyên bị gián đoạn giấc ngủ. Bạn thường xuyên bị thức dậy vào lúc nửa đêm? Đây cũng là một trong những nguyên nhân bạn không có một giấc ngủ chất lượng và bạn sẽ cảm thấy thật sự mệt mỏi cho ngày hôm sau.

Trên thực tế, Chứng ngủ quá nhiều cũng có thể bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt của bạn ngay từ khi còn nhỏ. Lối sống hằng ngày của bạn cũng đóng góp một phần quan trọng đối với giấc ngủ.

Ngoài ra, một số vấn đề cũng có thể làm tăng nhu cầu ngủ của mỗi người, điểm hình như chứng ngưng thở khi ngủ. Chứng bênh này có thể làm gián đoạn chu kỳ ngủ khiến bạn ngưng thở khoảng 10 – 20 giây nhưng do thời gian ngắn nên bạn có thể sẽ không nhận thức được nhưng cơ thể của bạn bị cản trở phục hồi nên điều này sẽ khiến bạn buồn ngủ vào ban ngày và muốn ngủ nhiều hơn.

Tuy nhiên không phải ai ngủ quá nhiều cũng được coi là bị chứng rối loạn giấc ngủ. Có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến việc bạn ngủ quá nhiều chẳng hạn như bạn sử dụng thuốc ngủ thường xuyên, trầm cảm, uống rượu bia hay các chất kích thích,… hoặc cũng có thể đơn giản là họ muốn ngủ nhiều hơn.

03 9 Tác hại của chứng ngủ quá nhiều ảnh hưởng đến cơ thể bạn

Nếu bạn thường xuyên ngủ quá nhiều trong một thời gian dài bạn có thể gặp phải các biến chứng như sau: Lo lắng, stress, mệt mỏi, giảm năng lượng trong cơ thể, gặp phải các vấn đề về  trí nhớ,… Thậm chí với cả những người không mắc chứng ngủ quá nhiều thì họ cũng có thể đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như:

  1. Bệnh tiểu đường: Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ quá lâu hoặc không ngủ đủ giấc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  2. Đau lưng: Nếu bạn bị đau lưng, ngủ quá lâu có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn. Nếu nó diễn ra trong một thời gian dài – đặc biệt là thường xuyên nằm một tư thế không phù hợp gây cơ cứng, đau cơ,… lâu dài có thể ảnh hưởng đến dáng người của bạn. Bác sĩ khuyên những người bị đau lưng nên thường xuyên vận động tránh và tránh việc ngủ quá nhiều.
  3. Lão hóa sớm: Ngủ quá nhiều thực sự khiến bạn già nhanh hơn đặc biệt xu hướng này rất hay có ở người lớn tuổi. Dành quá nhiều thời gian ngủ sẽ làm não bạn già đi tới 2 năm – điều này đã được nghiên cứu chính minh. Nó dẫn đến khả năng tập trung, trí nhớ kém và ảnh hưởng đến năng lực thực hiện hành vi hoạt động hằng ngày của chính bạn; có thể làm tăng nguy cơ phát triển các rối loạn thoái hóa tâm thần.tác hại ngủ quá nhiều
  4. Trầm cảm: Rối loạn giấc ngủ và trầm cảm thường đi đôi với nhau. Điều này đã được chứng minh là có tác động tiêu cực đến quá trình phục hồi. Nhìn chung những người ngủ sớm hơn 10 giờ tối có điểm số về sức khỏe tâm thần thấp hơn so với những người ngủ với thời lượng bình thường.
  5. Rối loạn sinh học: Rối loạn sinh học xảy ra khi đồng hồ bên trong bạn không đồng bộ với lịch trình đêm tự nhiên. Những rối loạn này dẫn đến việc khó ngủ và buồn ngủ ban ngày quá mức. Ngủ quá nhiều có thể dẫn đến sự phát triển của Rối loạn sinh học do tác động đến việc bạn tiếp xúc với ánh sáng – tín hiệu quan trọng cho đồng hồ sinh học của bạn sử dụng để xác định lịch trình thức giấc.
  6. Béo phì:Ngủ quá nhiều hay ngủ quá ít cũng khiến bạn tăng cân nhanh hơn so với bình thường. Theo nghiên cứu gần đây thì những người ngủ 9 – 10 tiếng mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn 21% so với những người ngủ 7 – 8 tiếng. Thậm chí, nếu bạn ngủ quá nhiều thì lượng cơ trong người bạn sẽ có xu hướng giảm và thay vào đó mỡ sẽ được phát triển nhiều hơn.
  7. Nhức đầu: Ngủ quá nhiều có thể gây đau đầu và đau nửa đầu, Hiện tượng này được gọi là “weekend headache”, được cho là do sự gián đoạn mức độ của các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng – chẳng hạn như Serotonin. Tương tự, ngủ trưa quá nhiều cũng khiến bạn khó có được giấc ngủ ngon và sâu vào buổi đêm.Tác hại của ngủ quá nhiều
  8. Giảm khả năng sinh sản: Việc giải phóng các hormone – bao gồm cả những hormone liên quan đến sinh sản bị ảnh hưởng nặng nề bởi lịch trình ngủ bị gián đoạn. Trong quá trình thụ tinh ống nghiệm nếu người phụ nữ ngủ quá nhiều sẽ làm giảm khả năng thụ thai thấp hơn 43% so với người ngủ vừa phải.
  9. Cái chết: Các bài nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra rằng mối liên hệ giữa việc ngủ quá nhiều và tử vong sớm có mối quan hệ chặt chẽ. Mặc dù nguyên nhân chính xác về mối quan hệ này chưa được xác định cụ thể nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ nguy cơ tăng cao của các bệnh về tim mạch, béo phì, tiểu đường,… là những yếu tố góp phần khiến tuổi thọ bị suy giảm.

04 Làm thế nào để không ngủ quá nhiều ?

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, hãy tập luyện cho mình một thói quen khi ngủ với một thời gian kéo dài từ 7 – 8 tiếng vào mỗi đêm đối với người trưởng thành và có thể ít hơn nếu bạn nhiều tuổi. Ngoài ra, bạn nên đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ nhất định trong ngày, đồng thời tránh làm gián đoạn khung giờ khi sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, hay caffein.

Để có thể dễ dàng hơn trong việc ngủ thì bạn không nên hoạt động thể chất với cường độ cao trước khi ngủ, trước lúc ngủ 30 phút bạn có thể tắm bằng nước ấm điều này sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn,…

Nếu bạn cảm thấy bạn mắc chứng ngủ lịm, tình trạng vẫn không thuyên giảm, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ có thể xác định nguyên nhân tại sao bạn luôn luôn trong tình trạng buồn ngủ.

Tình trạng buồn ngủ của bạn là do rượu hoặc một số tác dụng phụ mà thuốc bạn đang dùng gây nên thì sẽ xem xét việc cắt giảm hoặc bỏ việc sử dụng các chất kích thích này có thể hữu ích. Nhưng đối với thuốc bạn đang sử dụng thì cần có chỉ định của bác sĩ.

Bất kể nguyên nhân khiến bạn ngủ quá nhiều là gì, hãy “vệ sinh giấc ngủ” của bạn, bạn sẽ nhận thấy được sự thay đổi trong cơ thể khi bạn ngủ đúng giấc. Bạn cũng nên tránh dùng caffein và các chất kích thích, tập thể dục thường xuyên hay tạo cho mình một không gian ngủ thật thoải mái.

Hi vọng  qua những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức cần thiết để hiểu rõ hơn về tình trạng cơ thể của mình. Sức khỏe là tài sản vô giá của mỗi con người, vì vậy hãy trân trọng nó ngay từ trong giấc ngủ.

Đọc thêm bài viết tại:

Physical Side Effects of Oversleeping

Oversleeping: 10 Negative Effects Of Sleeping Too Much

Hãy xem các bài viết khác về sức khỏe và đời sống tại đây >>>>