Từ một hiện tượng vật lý, hiệu ứng nhà kính đã dẫn đến một hệ lụy khủng khiếp là làm biến đổi khí hậu xấu trên trái đất, đánh thức nỗi lo của cả nhân loại và mọi quốc gia ở các châu lục. Hiện tượng này gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến đời sống của con người cũng như sinh vật.
Vậy hiệu ứng nhà kính là gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu không có khí nhà kính? Những nguyên nhân gì gây ra hiệu ứng nhà kính? Tác động của nó là gì? Và làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn vấn đề ở bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
1. Hiệu ứng nhà kính được hiểu như thế nào?
Đâu là định nghĩa chuẩn nhất cho thuật ngữ hiệu ứng nhà kính?
Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.
Hay hiểu một cách đơn giản, hiệu ứng nhà kính là cụm từ dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng Mặt trời xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong. Điều này khiến toàn bộ không gian bên trong ấm lên chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.
2. Điều gì sẽ xảy ra nếu khí nhà kính hoàn toàn biến mất?
Các khí nhà kính phổ biến nhất trên trái đất là carbon dioxide, metan, ozone, CFC và hơi nước. Những khí này có mặt gần bề mặt Trái đất. Chúng hấp thụ năng lượng mặt trời được bức xạ trở lại từ bề mặt Trái đất. Sự hấp thụ bức xạ dẫn đến sự nóng lên của bầu khí quyển. Do đó, khí nhà kính rất cần thiết để duy trì nhiệt độ của Trái đất để duy trì sự sống.
Trong trường hợp không có khí nhà kính, nhiệt độ trung bình của Trái đất sẽ giảm mạnh, nhiệt độ trên Trái đất sẽ xuống rất thấp, khoảng -18ºC khiến các sinh vật không thể phát triển được. Theo Toda Materia, nếu không có nó, hành tinh của chúng ta chắc chắn sẽ rất lạnh và sự sống còn của các sinh vật sống sẽ bị ảnh hưởng.
3. Nguyên nhân nào gây ra hiệu ứng nhà kính?
3.1. Khí CO2 là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính xuất phát từ việc bức xạ mặt trời xuyên qua tầng khí quyển rồi chiếu xuống mặt đất. Sau khi hấp thụ bức xạ sẽ khiến mặt đất nóng lên, bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho nhiệt độ không khí tăng.
CO2 – Chịu trách nhiệm cho khoảng 72% hiệu ứng nhà kính, tồn tại trong khí quyển ít nhất một trăm năm, carbon dioxide đến từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch (than khoáng, dầu, khí tự nhiên, than bùn), đốt và phá rừng, mà phá hủy các hồ chứa và bồn rửa tự nhiên,…
Ngoài khí CO2 ra, Một số loại khí khác cũng là nguyên nhân tác động và gây ra hiệu ứng nhà kính đó là ozon, CH4, SO2, CFC, metan,…. Và sự phát triển dân số và công nghiệp với tốc độ gia tăng chóng mặt cũng tác động trực tiếp tới nhiệt độ của trái đất.
3.2. Tại sao khí CO2 ngày càng tăng?
Khí CO2 ngày càng dày đặc, có nhiều trong bầu khí quyển khi ánh nắng mặt trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt trái đất. Nhiệt độ không khí trên Trái Đất ngày càng tăng lên, hiệu ứng này đã làm cho trái đất nóng lên 38 độ C. Theo ước tính của các nhà khoa học, nhiệt độ của Trái đất sẽ tăng lên khoảng 1,5 – 4,5°C vào thế kỷ tiếp theo.
Một số nguyên nhân làm cho CO2 ngày càng tăng:
3.2.1. Đốt nhiên liệu hóa thạch
Nhiên liệu hóa thạch là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng được sử dụng rộng rãi trong giao thông vận tải và để sản xuất điện. Đốt nhiên liệu hóa thạch giải phóng carbon dioxide. Với sự gia tăng dân số, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã tăng lên. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng phát thải khí nhà kính trong khí quyển.
3.2.2. Phá rừng
Thực vật và cây xanh hấp thụ khí cacbonic và thải ra khí oxi. Do việc chặt cây, có sự gia tăng đáng kể khí nhà kính làm tăng nhiệt độ trái đất.
3.3.3. Nông nghiệp
Hoạt động sản xuất nông nghiệp là ngành gây phát thải khí nhà kính lớn làm gia tăng sự nóng lên toàn cầu. Canh tác lúa, lên men dạ cỏ gia súc nhai lại, sử dụng đất nông nghiệp, quản lý chất thải chăn nuôi, đốt rơm rạ phế phụ phẩm nông nghiệp là những nguồn phát thải khí nhà kính lớn.
3.3.4. Chất thải công nghiệp và bãi chôn lấp
Các ngành công nghiệp và nhà máy sản xuất khí độc hại thải vào khí quyển. Các bãi chôn lấp cũng giải phóng carbon dioxide và metan làm tăng thêm khí nhà kính.
Ngày nay các hoạt động sinh hoạt, khai thác và phát triển của con người cùng những hành vi chặt phá rừng bừa bãi… và nhiều hoạt động khác gây ô nhiễm môi trường khiến CO2 ngày càng tăng.
4. Tác động khủng khiếp của hiệu ứng nhà kính
Biểu hiện của hiệu ứng nhà kính ngày càng nghiêm trọng:
Nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển đo được trong tháng 5 vừa qua đã tăng cao nhất chưa từng thấy trong khoảng 4 triệu năm qua. Đây là cảnh báo được rút ra từ báo cáo do Cơ quan Khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ mới công bố.
Nồng độ CO2 trong bầu khí quyển vào tháng 5 vừa qua đã vượt ngưỡng 420 ppm. Con số này cao hơn 50% so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp và cao nhất từ trước đến nay.
Giáo sư Petteri Taalas, Tổng Thư ký Tổ chức Khí tượng thế giới, nói: “Chúng ta liên tục chứng kiến nồng độ CO2 tăng cao kỷ lục. Và xu hướng tiêu cực này vẫn sẽ tiếp diễn nếu chúng ta không sớm hành động“.
Điều này gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như những đợt sóng nhiệt, hạn hán, cháy rừng và lũ lụt chưa từng thấy, từ đó sẽ gây ra những tác động kinh tế – xã hội nghiêm trọng.
Các tác động của hiệu ứng nhà kính
4.1. Sự suy giảm tầng ôzôn
Oxi nito chiếm 5% trong cơ cấu các khí gây hiệu ứng nhà kính.Hàm lượng của N2O đang tăng dần trong phạm vi toàn cầu, khoảng 0,2 đến 3% hằng năm. Mỗi năm có khoảng 10 triệu tấn N2O được thải ra ngoài môi trường.
Sự suy giảm của tầng ôzôn dẫn đến sự xâm nhập của các tia UV có hại vào bề mặt trái đất có thể dẫn đến ung thư da và cũng có thể làm thay đổi khí hậu nghiêm trọng.
4.2. Tài nguyên thiên nhiên bị ảnh hưởng
Nhiệt độ cao dưới tác động của hiệu ứng nhà kính, Trái đất ngày một nóng lên khiến nhiệt độ cũng thay đổi bất thường khiến những khu rừng bị cháy hoặc hạn hán kéo dài. Chính vì vậy mà nguồn tài nguyên rừng và nước dần bị thiêu hụt nặng nề do hiệu ứng nhà kính gây ra.
Năm 2022 ghi nhận số vụ cháy rừng cao kỷ lục ở tây nam châu Âu. Do nóng hạn hán thời gian dài, thiếu nguồn nước nặng nề. Khiến khu rừng bị cháy nghiêm trọng và trong phạm vi rất lớn và thiệt hại nhiều của cái vật chất, tính mạng.
Ngoài ra, hiệu ứng nhà kính còn gây nên hiện tượng băng tan, làm mực nước biển dâng cao. Tổ chức bảo vệ môi trường Hòa Bình Xanh (Greenpeace) ngày 22/2/2022 cho biết diện tích băng biển ở Nam Cực sẽ giảm xuống mức thấp nhất lịch sử, dự đoán vào những năm 2050, sẽ có nhiều thành phố bị chìm dưới nước.
Vì nhiệt độ tăng lên, những tảng băng ở vùng cực sẽ tan chảy làm cho mặt biển tăng cao hơn 1m. Có nhà khoa học cho rằng, vì nhiệt độ tăng lên sẽ làm cho thể tích nước dãn nở, mặt nước biển sẽ dâng cao 0,2-1,4m
Hồi tháng 2-2020, Nam Cực đã ghi nhận mức nhiệt cao nhất trong lịch sử là 18,3 độ C, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quần thể chim cánh cụt sinh sống tại đây, khiến số cá thể của loài này giảm mạnh.
Hiện tượng ấm lên toàn cầu cũng ảnh hưởng nặng nề đến những dòng sông băng nguyên sơ ở vùng Patagonia của Chile, một trong những tuyệt tác môi trường của Trái đất.
4.3. Thảm họa thiên tai
Hiệu ứng nhà kính biểu hiên rõ ràng nhất chính là nó làm biến đổi sâu sắc môi trường sống như hoang mạc càng mở rộng, đất càng bị xói mòn, rừng lùi xa hơn về các cực, hạn hán rất gay gắt, tan nhanh băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực, mực nước biển dâng, có thể dẫn đến nạn hồng thủy. lượng mưa tăng 7-11%.
Mưa nhiều hơn có thể gây ra lũ lụt thường xuyên hơn. Nhiệt độ tăng cao khiến nạn cháy rừng gia tăng nhanh chóng. Nhiệt độ ấm hơn làm tăng nhu cầu làm mát và giảm nhu cầu sưởi ấm. Việc vận chuyển có thể bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng số lượng lũ lụt hoặc do mực nước sông giảm. Dự báo nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,5 – 4,5 độ C vào năm 2050.
Số liệu thống kê cho thấy, chỉ trong vòng 30 năm gần đây, những cơn bão mạnh cấp 4 và cấp 5 đã tăng lên gấp đôi. Những vùng nước ấm đã làm tăng sức mạnh cho các cơn bão. Chính mức nhiệt cao trên đại dương và trong khí quyển, đẩy tốc độ cơn bão đạt mức kinh hoàng
4.4. Hệ sinh thái bị đe dọa
Những thay đổi trong điều kiện sống và lượng khí carbon dioxide tăng nhanh chóng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái trên trái đất.
Dưới tác động của nhiệt độ, không khí và băng tan, số lượng các rạn san hô ngày càng có xu hướng giảm. Điều đó cho thấy, cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều đang phải hứng chịu những tác động từ lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, cũng như hiện tượng axit hóa đại dương.
Bên cạnh đó, tỷ lệ độ che phủ rừng trên toàn cầu đã giảm từ 31,6% xuống còn 30,6% trong giai đoạn 1990-2015. Hệ sinh thái rạn san hô được đánh giá là có sự suy giảm về chỉ số sống sót cao nhất, hiện đã giảm 35% trong thời gian từ 1970 – 2015 và 25% số loài được nghiên cứu bị đe dọa tuyệt chủng.
4.5. Nguy cơ nhiều loài sinh vật tuyệt chủng
Sự thay đổi hệ sinh thái dẫn đến mất đa dạng sinh học là một trong những nguyên tố chính của tác hại hiệu ứng nhà kính. Khi lượng CO2 trong khí quyển vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn. Gây ô nhiễm không khí và lượng nước ngọt dần trở nên cạn kiệt đi, môi trường sống của sinh vật bị thu hẹp.
Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất. Khi đó, rất nhiều loài sinh vật sẽ không thể thích nghi và chống chọi, dẫn tới biến mất và dẫn tuyệt chủng, hậu quả để lại chính là môi trường sống ngày càng bị thu hẹp.
4.6. Sức khỏe và dịch bệnh
Nhiệt độ tăng kết hợp với lũ lụt và hạn hán đang trở thành mối đe dọa đối với sức khỏe dân số toàn cầu. Bởi đây là môi trường sống lý tưởng cho muỗi, ký sinh trùng, chuột và nhiều sinh vật mang mầm bệnh khác phát triển mạnh.
WHO báo cáo rằng các bệnh nguy hiểm đang lan rộng ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những khu vực từng lạnh giá nay đang trải qua những căn bệnh nhiệt đới.
Mỗi năm, có khoảng 150.000 người chết vì các bệnh liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ quá cao, đến các vấn đề về hô hấp và tiêu chảy. Nắng nóng và mưa nhiều là điều kiện thuận lợi. có lợi cho vi khuẩn và vi sinh vật sinh sôi và phát triển.
Từ đó, sức khỏe con người cũng bị đe dọa nghiêm trọng bởi các dịch bệnh, bệnh truyền nhiễm xuất hiện ngày càng nhiều. Dịch bệnh tràn lan, sẽ có rất nhiều loại bệnh mới xuất hiện khiến con người không kịp tìm ra thuốc chữa, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.
4.7. Thiệt hại kinh tế
Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát cùng với những tổn thất trong ngành nông nghiệp đã gây thiệt hại hàng nghìn tỷ USD
Mặc dù khi đại dịch Covid-19 bùng phát lần đầu tiên, khí nhà kính đã giảm, nhưng Báo cáo Khoảng cách phát thải mới nhất của UNEP cho thấy sự gia tăng trở lại và dự báo nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng ít nhất 2,7 độ C trong thế kỷ này nếu các quốc gia không nỗ lực hơn để giảm lượng khí thải.
Nhưng bên cạnh đó khi dịch bệnh xảy ra do sự biến đổi về khí hậu đã để lại thiệt hại về kính tế. Để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế.
Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang; các chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ.
5. Chung tay bảo vệ Trái Đất
Không khí trong và ngoài Hôi nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu năm nay ở New York đã chứng tỏ Quả Đất thật sự bước vào thời kỳ lâm nguy cùng với sự gia tăng phát thải khí nhà kính, chủ yếu khí dioxyt carbon CO2. Và cũng đã đến lúc mọi quốc gia, mọi người phải ra tay, chung tay cứu nguy cho Quả Đất.
Tổng Thư Ký LHQ trên diễn đàn Hội nghị New York 2014 đã phát ra lời hiệu triệu: “Để đi qua được bão tố này, chúng ta cần sự chung tay của tất cả các nước. Chúng ta chưa bao giờ đối mặt với một thử thách nào tương tự”. Và mục tiêu trước đây giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 2 độ C tiếp tục được ông nhắc lại và khẳng định là điều quan trọng của các chương trình hành động chống biến đổi khí hậu.
Một số nước, chẳng hạn, các quốc gia Bắc Âu, Đức, Tây Ban Nha v.v… đã chuyển hướng đầu tư vào điện gió và điện mặt trời, dù giá thành còn cao. Các nước như Pháp, Mỹ, Hàn Quốc duy trì hay bổ sung mới các nhà máy điện hạt nhân.
Không ít nước như Ấn Độ, Ba Lan, Trung Quốc, các nước mới phát triển ở Trung Đông, Đông Nam Á, thậm chí châu Phi chọn con đường phát triển điện hạt nhân và giảm dần điện than.
Hãy thay đổi, thay đổi và thay đổi trong chính những suy nghĩ của mỗi chúng ta. Đó là tất cả những gì mà chúng ta mang lại không chỉ cho bản thân mà cho con cháu chúng ta mai sau nữa. Và chỉ khi như vậy chúng ta mới có một hành tinh xanh mãi mãi
Kết luận
Hiệu ứng nhà kính đã và đang để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng tới bề mặt Trái Đất của chúng ta. Do đó, vấn đề bảo vệ môi trường cũng như hạn chế sự gia tăng CO2 trong khí quyển là điều rất quan trọng để bảo vệ ngôi nhà chung – Trái Đất của chúng ta. Hãy nâng cao ý thức cá nhân để môi trường xanh, cuộc sống mỗi chúng ta an lành bạn nhé!
Để biết thêm chi tiết về tác động của hiệu ứng nhà kính và các giải pháp hạn chế hiệu ứng nhà, tham khảo thêm tại đây >>>
ĐỌC THÊM:
TRÍ TUỆ NHÂN TẠO – 1 “ĐỒNG MINH” MỚI TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU?
9 HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
XÓI MÒN SẠT LỞ ĐẤT LÀ KẺ THÙ SỐ 1 CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
HẬU QUẢ CỦA VIỆC TRÁI ĐẤT TIẾP TỤC NÓNG LÊN
VIỆT NAM NỖ LỰC CÙNG THẾ GIỚI CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Thu Hoài
Mã sinh viên: 20051270
Mã học phần: INE 3104 6