Lễ chùa đầu năm luôn là một nét đẹp truyền thống và văn hóa của mỗi gia đình Việt Nam, được lưu truyền từ bao đời nay. Mỗi người dân đến chùa sẽ có những mục đích khác nhau nhưng phần lớn, họ đến để cầu mong năm mới thật mạnh khỏe, bình an, làm ăn phát đạt, và bày tỏ tấm lòng thành kính đối với đức Phật, tổ tiên.
Tết không chỉ là thời khắc đánh dấu thời khắc giao thời của Đất Trời mà còn là dịp để mỗi người dân lưu giữ, thể hiện tình yêu đối với quê hương Đất nước. Đi chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, điều này giúp họ lan tỏa những giá trị tốt đẹp từ ngàn đời nay.
1. Thời gian thích hợp đi lễ chùa đầu năm
Trong một năm, sẽ có rất nhiều dịp để mỗi người đến thăm và đi lễ chùa. Ở mỗi dịp đó đều sẽ mang những ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, khi đi lễ chùa vào đầu năm, mọi người đều sẽ mang một mục đích chung.
Thông thường, thời gian thích hợp để đi lễ chùa đầu năm sẽ vào khoảnh khắc giao thừa, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhiều gia đình cùng nhau chuẩn bị đến chùa để thắp hương, cầu cho một năm mới hạnh phúc và bình an. Giữa không gian tĩnh mịch, đầy trang khiêm, hương khói tỏa ngút ngàn cùng tiếng chuông chùa cất vang, ấm áp và thanh bình. Lúc này, không gian như ngưng đọng, mọi cảm giác buồn bã, đau khổ và những điều không may mắn của năm cũ dường như được xóa bỏ.
Sau khi lễ chùa xong, mọi người thường có xu hướng sẽ đi hái lộc và xông nhà – đây cũng chính là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam.
Ngoài ra, người dân cũng thường đi chùa vào sáng mùng Một Tết, buổi sáng đầu tiên của năm Mới để cầu chúc một năm mới, và rút quẻ đầu năm. Đây cũng là một nét đẹp văn hóa cổ truyền – không thể thiếu vào thời khắc đầu tiên của chu kì năm mới.
2. Ý nghĩa của việc đi lễ chùa đầu năm – nét đẹp văn hóa người Việt
Trong tiết trời hơi se lạnh của một buổi sáng đầu xuân, già, trẻ, gái, trai,… đều mang nét mặt hân hoan, tràn đầy sức sống để đến Lễ chùa đầu năm. Mỗi người đều mang trong mình những ước nguyện riêng cho bản thân và gia đình. Không đơn giản đến chùa chỉ để cầu bình an, đây cũng là một khoảng thời gian tuyệt vời để con người tìm về chốn an nhiên, gột rửa “ bụi trần “ để sống thảnh thơi, hòa mình vào sự yên bình.
Việc đi lễ chùa đầu năm mang một ý nghĩa đặc biệt sâu sắc và là một nét đẹp truyền thống văn hóa được lưu giữ ngàn đời của người dân Việt Nam. Có những người đến chùa để cầu bình an, hạnh phúc, làm ăn năm mới thật thuận lợi. Những cô cậu học sinh đến chùa để cầu mong một năm mới học tập thật suôn sẻ, gặp nhiều may mắn. Đặc biệt, nhiều bạn còn còn còn đến để xin chữ đầu năm – đây cũng chính là một hoạt động không thể thiếu trong ngày Tết.
Hoặc đơn giản, có những người đi lễ chùa đầu năm chỉ để tìm những giây phút lắng đọng, an yên, thoát khỏi sự xô bồ, khó nhọc của cuộc sống. Nhưng chung quy lại, khi bước tới cửa Phật, mỗi người đều sẽ cảm nhận được sự thiêng liêng, cảm nhận rõ ràng sự giao hòa của trời trời đất và cảm thấy lòng trở nên thanh thản, dịu dàng.
3. Thứ tự hành lễ, chuẩn bị lễ chùa đầu năm đúng cách
Đi lễ chùa đầu năm, bạn cũng sẽ phải tuân thủ thứ tự hành lễ và cách chuẩn bị lễ một cách đầy đủ nhất. Đi lễ chùa trong năm chỉ nên sắm lễ chay và dâng hương trong đó lễ chay gồm: bánh kẹp, hoa quả tươi, chè… không sắm lễ mặn. Bên cạnh đó về phần mâm ngũ quả, bạn hãy sắm một số loại hoa quả như: xoài, dưa hấu, thanh long,… và chuẩn bị thêm một bó hoa tươi như hoa mẫu đơn, hoa huệ, hoa sen,… để thể hiện tấm lòng thành kính của bản thân.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý về thứ tự hành lễ khi đi lễ chùa đầu năm và hãy giữ gìn những ý thức, quy tắc khi đi lễ chùa vào đầu năm bạn nhé! Tuân thủ những quy tắc cũng chính là cách thể hiện tấm lòng của bản thân đối với nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam đó. Thêm vào đó, đây cũng sẽ là dịp để các bạn trẻ có thể học thêm các ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền.
Đi lễ chùa đầu năm sẽ luôn là một nét đẹp truyền thống văn hóa đối với mỗi người dân Việt Nam- một bức tranh tuyệt đẹp chứa đầy bản sắc văn hóa của dân tộc. Từ đó, ta có thể thấy được một khát vọng về cuộc sống đầy đủ, ấm no và hạnh phúc của mỗi gia đình Việt và tinh thần hướng về nguồn cội của họ.Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, hương trầm lan tỏa hòa cùng sắc màu của đèn hoa, chắc chắn bạn sẽ thấy lòng mình lắng lại, thanh thản và nhẹ nhàng hơn.