Nguồn gốc Tết Nguyên đán là gì? 5 Ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền

Nguồn gốc Tết Nguyên đán (hay còn được gọi là Tết Âm lịch, Tết cổ truyền) đã có từ lâu đời vì vậy đây trở thành dịp lễ lớn nhất trong năm đối với mọi người dân Việt Nam. Hàng năm cứ đến dịp này, người người nhà nhà lại sum vầy, quây quần bên nhau để đón một năm mới bình an, hạnh phúc. Quen thuộc đến vậy nhưng khi nhắc đến ngày lễ này lại rất ít người biết được nguồn gốc Tết Nguyên đán là gì? Hay ý nghĩa của những ngày Tết là như thế nào? Để tìm câu trả lời thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Tại sao lại gọi là Tết nguyên đán?

Tết Nguyên đán được hiểu theo phiên âm của chữ Hán – Việt thì “Tết” có nghĩa là tiết, “Nguyên” theo chữ Hán được hiểu là sự khởi đầu còn “đán” là buổi sáng sớm. Vì vậy, nói đến Tết Nguyên Đán là cách phát âm chính xác, được phiên âm từ chữ Hán sang tiếng Việt và được hiểu là biểu tượng cho sự khởi đầu của một năm mới. Đây chính là nguồn gốc Tết Nguyên đán – cách mà người dân thường dùng.

Hình ảnh tượng trưng cho khởi nguồn của Tết Nguyên đán - Nguồn gốc Tết Nguyên đán
Hình ảnh tượng trưng nguồn gốc Tết Nguyên đán

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền không phải ai cũng biết. Đây là lễ hội lớn nhất ở Việt Nam, vì vậy bạn cần biết một số điều cơ bản để có một cái Tết trọn vẹn!

2. Nguồn gốc của Tết nguyên đán ở Việt Nam

Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Việt Nam hay Trung Quốc?” Đây là một câu hỏi mà hiện nay có rất nhiều người đặc biệt là các bạn trẻ thắc mắc. Nhiều người cho rằng Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ Trung Quốc – những người bạn láng giềng của chúng ta từ các nước láng giềng du nhập vào Việt Nam khi nước ta bị họ đô hộ, cai trị.

Tuy nhiên theo như những câu chuyện cổ tích vẫn được người dân Việt Nam truyền miệng nhau thì Tết Nguyên đán xuất hiện trước tại Việt Nam ngay trong truyện cổ tích “Bánh chưng bánh dày” thì người Việt đã có dịp Tết này từ đời các vua Hùng có nghĩa là trước cả thời điểm 1000 năm Bắc thuộc.

Sự tích bánh chưng bánh giày - Nguồn gốc Tết Nguyên đán
                                           Hình ảnh về nguồn gốc Tết nguyên đán

Khổng Tử có viết lại rằng “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”. Điều đó có thể chứng minh khẳng định nguồn gốc Tết Nguyên đán có từ Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở để khẳng định.

Tuy nhiên, ngày nay Tết Nguyên đán dù bắt nguồn từ Việt Nam hay Trung Quốc đã trở nên ít quan trọng hơn, dù ở đâu thì Tết cổ truyền vẫn luôn là lễ hội lớn nhất trong năm. Ở mỗi quốc gia, Tết Nguyên đán có những đặc điểm riêng, rất khác biệt với nhau và không nên nhầm lẫn. Vào mỗi dịp như vậy, người người, nhà nhà háo hức mong chờ năm mới, mong năm mới và cầu mong những điều may mắn trong năm.

3. Ý nghĩa của Tết cổ truyền là gì?

Nguồn gốc Tết Nguyên đán có từ rất lâu đời cũng vì vậy nên dịp lễ tết này đã trở thành dịp lễ lớn nhất trong năm và mang nhiều ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam.

Tết Nguyên đán thời điểm hài hoà của sự giao thừa giữa đất với trời. 

Theo phiên âm Hán Việt thì “Tết” chính là tiết (thời tiết) là biểu hiện cho sự vận hành, luân chuyển của 4 mùa trong năm Xuân – Hạ – Thu – Đông, sự sự kết thúc một chu trình cũ và khởi đầu cho một chu trình mới.

Đặc biệt, đối với một đất nước có nền kinh tế Nông nghiệp là chủ yếu như Việt Nam thì vấn đề thời tiết càng trở nên quan trọng chính vì vậy người dân Việt Nam rất coi trọng dịp Tết này để có thể cầu cho có một mùa màng bội thu cho năm tới. Với người Việt nguồn gốc Tết Nguyên đán và ý nghĩa của những ngày này đều có tầm quan trọng rất lớn trong năm. 

Dâng hương cúng trời ngày Tết - Nguồn gốc Tết Nguyên đán
Hình ảnh về người dân tưởng nhớ nguồn gốc Tết Nguyên đán

Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì”, người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời… người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.

Tết cổ truyền – những ngày khởi đầu cho một năm mới là may mắn là hy vọng 

Nhiều người thường tự hỏi Tết nguyên đán của Việt Nam tính theo lịch gì? Thì câu trả lời chính là lịch âm. Nếu như nhiều nước phương Tây ăn tết theo lịch dương thì ở Việt Nam, cái Tết với người dân là phải ăn theo lịch âm. Chính vì vậy Tết Nguyên đán sẽ là những ngày đầu tiên của năm mới được tính theo lịch âm và vào những ngày này mọi người thường cùng gia đình, người thân của mình đi lễ chùa để có thể cầu chúc cho một năm mới an yên, may mắn ngập tràn.

Pháo hoa ngày Tết - Nguồn gốc Tết nguyên đán
Hình ảnh người dân đón chờ năm mới xuất phát từ nguồn gốc Tết Nguyên đán

Trong quan niệm gắn liền với nguồn gốc Tết Nguyên đán của dân gian Việt Nam, Tết Âm lịch là dịp kết thúc mọi chuyện muộn phiền, không may mắn của năm cũ và đón chờ một năm mới hy vọng có nhiều điều tốt đẹp. Vì vậy đây là thời điểm mọi người lựa chọn để bắt đầu những dự định quan trọng để có thể nương nhờ vào vận khí tốt đẹp của những ngày đầu năm.

Tết Nguyên đán dịp duy nhất trong năm để cả gia đình có thể quây quần đầy đủ bên nhau

Trong năm, không phải gia đình nào cũng may mắn có thể được ở cạnh nhau, rất nhiều người phải đi xa nhà hàng trăm, hàng ngàn cây số để học tập, làm việc. Chính vì vậy, mỗi dịp Tết đến xuân về chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp hình bóng của ông bà, cha mẹ đứng ở cửa trông ngóng từng giây, từng phút để có thể gặp lại con cháu mình. Những hình ảnh cái ôm thân thiết sau bao ngày như là một biểu tượng đặc trưng cho Tết Nguyên đán của nước ta.

Gia đình sum vầy ngày Tết - Nguồn gốc Tết Nguyên đán
Hình ảnh gia đình quây quần bên nhau trong ngày Tết theo nguồn gốc Tết Nguyên đán

Tết cổ truyền là dịp cả gia đình có thể bên nhau gói bánh chưng, dọn dẹp nhà cửa, trang trí sân vườn,…Là dịp con cháu có thể bày tỏ sự biết ơn công lao sinh thành, nuôi dưỡng cho ông bà, cha mẹ của mình. Những tình cảm chân thành chính là niềm hạnh phúc to lớn nhất trong ngày Tết. Và đây cũng là cơ hội để mọi người cùng nhau tưởng nhớ lại nguồn gốc Tết Nguyên đán hay nhớ về cội nguồn, tổ tiên – những người mang đến cho ta cuộc sống hạnh phúc ngày nay.

>> Xem thêm: Các món giúp chúng ta ăn không lo béo trong ngày Tết

Tết Âm lịch thời điểm để con cháu bày tỏ lòng thành kính lên ông bà tổ tiên

Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên). Trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ gia tiên có một vị trí rất quan trọng, việc này thể hiện lòng thành kính đối với nguồn gốc Tết Nguyên đán từ thời xa xưa của ông cha ta gây dựng đất nước.

Bàn thờ gia tiên ngày Tết là sự thể hiện lòng tưởng nhớ, kính trọng của người Việt đối với tổ tiên, người thân đã khuất với những mâm ngũ quả được lựa chọn kỹ lưỡng; mâm cỗ với nhiều món ngon hay những món ăn quen thuộc của người đã mất. Những hành động này thể hiện sự khắc cốt ghi tâm của người Việt với nguồn gốc Tết Nguyên đán từ xa xưa.

Thắp hương tổ tiên - Nguồn gốc Tết Nguyên đán
Hình ảnh con cháu thể hiện lòng thành kính với tổ tiên cũng như nguồn gốc Tết Nguyên đán

Từ đây cho đến hết Tết, khói hương trên bàn thờ gia tiên quyện với không khí thiêng liêng của sự giao hòa vũ trụ làm cho con người trở nên gắn bó với gia đình của mình hơn bao giờ hết. Để sau Tết Nguyên Đán, cuộc sống lại bắt đầu một chu trình mới của một năm.

Mọi người trở về với công việc thường nhật của mình, mang theo những tình cảm gia đình đầm ấm có được trong những ngày Tết để hướng đến những niềm vui trong cuộc sống và những thành công mới trong tương lai. Chính vì vậy mọi người dân vẫn luôn khắc ghi nguồn gốc Tết Nguyên đán trong tâm trí mình.

>> Xem thêm: Tết hoài niệm với 10 ý tưởng trang trí phòng khách theo phong cách Indochine

Tết Nguyên đán là dịp để người dân bày tỏ tấm lòng của mình lên thần linh

Khởi nguồn là một đất nước Nông nghiệp, rất coi trọng việc mưa thuận gió hoà, chính vì vậy vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm, bên cạnh việc bày tỏ lòng thành kính lên với tổ tiên, ông bà của mình thì người dân Việt Nam còn dâng quà lên cho các vị thần Mưa, thần Mặt trời, thần Đất,…

Cảm ơn vì những gì họ đã mang lại cho mình trong một năm vừa qua và cầu chúc cho một năm tới sẽ tiếp tục gặp được nhiều điều tốt đẹp. Đây cũng là dịp để con cháu nhớ về nguồn gốc Tết Nguyên đán từ những năm dựng nước, giữ nước gian nan của cha ông ta.

>> Xem thêm: Gợi ý cách vẽ những bức tranh Tết Nguyên đán đẹp và ý nghĩa

4. Những phong tục tập quán trong ngày tết nguyên đán

Xuất phát từ nguồn gốc của Tết cổ truyền ở Việt Nam cùng những ý nghĩa cao quý, linh thiêng nên trong những ngày lễ tết người Việt có những phong tục tập quán đặc sắc mà nhà nào cũng sẽ thực hiện.

Cúng ông Công, ông Táo

Trước khi đón Tết Nguyên đán, vào ngày 23 tháng Chạp (23/12 theo Âm lịch) hàng năm thì người người, nhà sẽ dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, chuẩn bị mâm cơm cúng mặn, trái cây và ba con cá chép vàng để dâng lên ông Công, ông Táo. Bởi theo quan niệm của người Việt, vào ngày này thì ông Công, ông Táo sẽ chuẩn bị về trời để báo cáo mọi việc xảy ra trong gia đình một năm vừa qua.

Mâm cơm cúng ông công ông táo - Nguồn gốc Tết Nguyên đán
Hình ảnh cúng ông công ông táo ngày 23 tháng chạp cho sự nhớ về Nguồn gốc Tết Nguyên đán

Theo nguồn gốc Tết Nguyên đán thì việc ông công ông táo mỗi khi đến ngày 23/12 âm lịch sẽ về trời báo cáo lại mọi việc xảy ra trong năm với Ngọc Hoàng. Chính vì lẽ đó hoạt động này của người dân là để cầu mong có những điều tốt đẹp đến với gia đình.

>> Xem thêm: Top 5 loài hoa mang lại may mắn, tài lộc nên có trong nhà vào ngày Tết

Gói bánh chưng, bánh tét

Bắt đầu từ nguồn gốc Tết Nguyên đán, truyền thuyết bánh chưng, bánh dày xa xưa của dân gian Việt Nam, mỗi dịp Tết cổ truyền trong mỗi gia đình cái gì có thể thiếu nhưng không thể thiếu được những chiếc bánh chưng (miền Bắc) hay bánh tét (miền Nam). 

Gia đình gói bánh chưng bánh tét - Nguồn gốc Tết Nguyên đán
Hình ảnh gói bánh chưng, bánh tét theo nguồn gốc Tết Nguyên đán

Vào những ngày giáp Tết bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh các gia đình, làng xóm quây quần bên nhau vừa gói bánh chưng, bánh tết vừa nói chuyện rôm rả, vui vẻ hay hình ảnh những nồi bánh chưng đang luộc, bốc hơi nghi ngút. Những chiếc bánh chưng, bánh tét đẹp nhất sẽ được dâng lên ông bà, tổ tiên, thần linh.

Gói bánh chưng bánh tét cũng là một truyền thống tốt đẹp của người Việt xuất phát từ nguồn gốc Tết Nguyên đán. Đây là một truyền thống văn hoá tốt đẹp của người Việt đã và đang được lưu truyền cho nhiều thế hệ mai sau.

>> Xem thêm: Cách gói bánh chưng bằng khuôn thông minh cho người mới bắt đầu

Tảo mộ

Trong dịp Tết Nguyên Đán, con cháu trong gia đình cũng sẽ cùng nhau đi thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên và người thân của mình. Đây là một phong tục phổ biến của người Việt, thể hiện đạo hiếu, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất. Xuất phát từ nguồn gốc Tết Nguyên đán thì việc tảo mộ hàng năm là một hành động mang tính chất cao cả, thiêng liêng của người con đất Việt.

Cúng tất niên

Mâm cơm cúng Tất niên theo truyền thống của người Việt thì đó là bữa cơm cuối cùng của năm cũ dâng lên ông bà , tổ tiên để mời họ về ăn Tết cùng gia đình. Đây cũng là bữa cơm đánh dấu mốc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới và cũng thay lời cầu chúc cho một năm mới đầy đủ, no ấm. Đây cũng là việc để mọi người luôn ghi nhớ nguồn gốc Tết Nguyên đán và ý nghĩa thiêng liêng của những ngày này.

Đi chùa, hái lộc

Đi chùa, hái lộc là những hoạt động không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật, tổ tiên. Trong đêm giao thừa, khi đi chùa người ta thường kết hợp hái lộc để cầu may mắn, rước lộc vào nhà.

Theo quan niệm của cha ông ta từ khi nguồn gốc Tết Nguyên đán xuất hiện, việc hái lộc đầu năm sẽ giúp cho mọi người mang lộc về nha, một năm gặp nhiều may mắn. Chính vì vậy phong tục này đã dược lưu truyền đến này nay.

Học sinh hái lộc ngày Tết - Nguồn gốc Tết Nguyên đán
                     Hình ảnh hái lộc đầu năm xuất phát từ nguồn gốc Tết Nguyên đán

>> Xem thêm: Lễ chùa đầu năm – một nét đẹp văn hoá của người Việt Nam

Xông đất

Đây là phong tục cổ truyền của người Việt Nam là thời khắc sau giao thừa đón chào năm mới, gia chủ sẽ chọn một người hợp tuổi, hợp mệnh để vào nhà mình đầu tiên. Theo họ, điều này sẽ giúp cho gia đình mình một năm mới thuận lợi, gặp nhiều may mắn, gia đình vui vẻ, hạnh phúc.

Chúc tết và mừng tuổi người già, trẻ nhỏ

Năm mới được mọi người cho là dịp sinh nhật của tất cả mọi người, là dịp mà từ già đến trẻ đều thêm một tuổi mới.Vì vậy vào những ngày đầu năm, mọi người sẽ dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Từ nguồn gốc Tết Nguyên đán và những ý nghĩa đặc biệt trong ngày này thì người người nhà nhà đều tin vào việc trao đi may mắn nhận lại may mắn trong ngày đầu năm.

Ông bà, cha mẹ, con cháu chúng tết - Nguồn gốc Tết Nguyên đán
Hình ảnh chúc tết, mừng tuổi đầu năm theo quan niệm từ nguồn gốc Tết Nguyên đán

Tết cổ truyền cùng là dịp các con, các cháu mừng tuổi ông bà, bố mẹ để thay lời chúc người thân của mình có nhiều sức khoẻ, vui vẻ, hạnh phúc trong tuổi mới. Hay cũng là dịp ông bà, bố mẹ dành lì xì cho các bạn nhỏ để chúc con cháu mình có thể gặp nhiều may mắn, khoẻ mạnh trưởng thành hơn trong năm mới. 

>> Xem thêm: Các phong tục ngày Tết Nguyên đán của người Việt độc đáo, thú vị

Như vậy, qua bài viết trên các độc giả có lẽ đã hiểu được phần nào nguồn gốc Tết Nguyên đán cùng những nghĩa thiêng liêng của dịp lễ lớn nhất trong năm này. Cho dù ngày nay Tết đang ngày càng bị mai một, không khí Tết không còn được như xưa nhưng những giá trị của ngày Tết cổ truyền của dân tộc sẽ mãi trường tồn.

SV Lê Kim Chi – QH-2020E-QTKD CLC 4