Ẩm thực Nhật Bản là một nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng độc đáo của xứ sở hoa anh đào, được kết tinh từ tinh hoa của thiên nhiên và con người. Nền ẩm thực này mang đậm bản sắc riêng, thể hiện triết lý sống của người Nhật Bản. Văn hóa ẩm thực Nhật Bản là một phần quan trọng của văn hóa đất nước này, phản ánh sự sáng tạo, tinh tế và tôn trọng truyền thống.
Ẩm thực Nhật Bản, còn gọi là ‘washoku’ là nét đẹp văn hóa truyền thống chịu ảnh hưởng khá nhiều về địa lý, lịch sử. Toàn bộ các món ăn Nhật Bản là sự cân bằng tinh tế giữa hương vị, nguyên liệu cùng cách bày trí đẹp mắt.
Để khám phá những nét văn hóa ẩm thực độc đáo của Nhật Bản, chúng ta hãy cùng ngược dòng thời gian, tìm về cội nguồn và những thói quen đã hình thành nên những nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của đất nước này.
Nội dung bài viết
1. Lịch sử ẩm thực Nhật Bản
Ẩm thực Nhật Bản có bề dày lịch sử hơn 1000 năm và phản ánh tinh thần của đất nước này. Sự đa dạng về nguyên liệu, phong cách chế biến và bài trí từng món ăn. Đã mang lại một vị trí độc đáo và thu hút được sự quan tâm của nhiều người trên toàn thế giới.
Từ xa xưa, Nhật Bản đã coi lúa nước là ngành phát triển chính trong nông nghiệp. Do vậy, cơm vẫn là thành phần chính trong mỗi bữa ăn của người dân Nhật Bản.
Ẩm thực Nhật Bản không lạm dụng quá nhiều gia vị mà chú trọng làm nổi bật hương vị tươi ngon, tinh khiết tự nhiên của món ăn. Hương vị món ăn Nhật thường thanh tao, nhẹ nhàng và phù hợp với thiên nhiên từng mùa. Do vị trí địa lý bốn bề bao quanh đều là biển, hải sản và rong biển chiếm phần lớn trong khẩu phần ăn của người Nhật. Lương thực chính của người Nhật là gạo; người Nhật cuộn gạo trong những tấm rong biển xanh đen, tạo thành món sushi, được xem là quốc thực của Nhật Bản.
Lương thực chính của người Nhật là gạo; người Nhật cuộn gạo trong những tấm rong biển xanh đen, tạo thành món sushi, được xem là quốc thực của Nhật Bản.
2. Top 5 đặc trưng văn hóa ẩm thực Nhật Bản
Ẩm thực Nhật Bản có những quy tắc và thiết kế công phu và độc đáo mà khó có nơi nào sánh bằng. Hãy cùng điểm qua vài điều duy nhất chỉ có trong ẩm thực Nhật Bản nhé!
2.1 Ẩm thực Nhật Bản là sự kết hợp văn hóa của nhiều quốc gia
Món Tempura nổi tiếng của Nhật Bản thực chất đến từ Bồ Đào Nha và xuất hiện lần đầu tại Nhật vào thế kỷ 16.
Bên cạnh đó, trên bàn ăn của người Nhật hiện nay, ngoài các món ăn truyền thống thì cũng thường có thêm xúc xích, bánh mì,…những đồ ăn đặc trưng của phương tây.
2.2 Triết lý ẩm thực Nhật Bản theo quy tắc “Tam ngũ”
Điểm đặc biệt không thể bỏ qua khi nhắc đến văn hóa ẩm thực Nhật Bản chính là quy tắc “Tam ngũ”, hầu hết các món ăn đều tuân theo quy tắc này. Cụ thể:
- Ngũ vị: Chua- Cay- Đắng – Mặn – Ngọt
- Ngũ pháp: Sống – Hấp – Chiên – Nướng – Ninh
- Ngũ sắc: Trắng – Vàng – Đỏ – Xanh – Đen
Ngoài ra, cách nêm nếm của người Nhật cũng được đi theo thứ tự nguyên âm của bảng chữ cái tiếng Nhật (Sa/shi/su/se/so):
- Sa: Đường, rượu
- Shi: Muối
- Su: Giấm
- Se: Tương
- So: Đậu tương miso
Chính vì vậy các món ăn Nhật Bản có hương vị rất riêng, màu sắc cũng rất đẹp mắt, mang đến sự độc đáo riêng cho tinh hoa ẩm thực của người Nhật.
2.3 Ý nghĩa văn hóa Nhật Bản thể hiện qua ẩm thực
Không chỉ được trang trí đẹp mắt, có sự hài hòa giữa màu – mùi – vị, thì các món ăn của Nhật đều mang một ý nghĩa riêng, mang lời chúc gửi đến người thưởng thức.
Một số món ăn điển hình như:
- Rượu Sake: có ý nghĩa trừ tà và kéo dài tuổi thọ
- Đậu phụ: thể hiện một lời chúc sức khỏe dồi dào
- Trứng cá tuyết: lời chúc gia đình sum vầy, sung túc
- Tôm: tượng trưng có sự trường thọ
- Sushi truyền thống thay có lời chúc năm mới thịnh vượng.
2.4 Quy tắc ăn uống độc đáo trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản
Ẩm thực Nhật Bản mang đậm nét tinh tế và cầu kỳ trong từng chi tiết, do đó người Nhật có nhiều quy tắc ăn uống mà bạn cần chú ý để tránh sai sót và để lại ấn tượng tốt trong mắt họ.
- Vị trí ngồi trong bàn ăn: Người quan trọng nhất sẽ ngồi xa cửa nhất. Hãy chờ những người có cấp bậc hơn hoặc người cao tuổi ngồi rồi bạn mới ngồi. Nếu là khách, bạn hãy để chủ nhà chọn chỗ cho mình.
- Cảm ơn/ mời trước khi ăn: “Itadakimasu” (Xin phép dùng ạ/Cảm ơn vì món ăn)
- Khi ăn thức ăn nên ăn cả miếng và không nên để phần cắn dở vào bát/đĩa của mình. Nếu miếng quá to, hãy dùng tay che miệng.
- Người Nhật rất kiêng kị việc chuyền và nhận thức ăn bằng đũa (Vì liên quan đến 1 nghi thức trong đám tang).
- Không dùng đôi đũa đang ăn để gắp cho người khác, nên dùng đũa mới.
- Không để đũa lên miệng bát. Người Nhật thường để đũa lên chiếc gác đũa.
- Tăm xỉa răng thường được để ở nhà vệ sinh trong các nhà hàng ở Nhật (vì phụ nữ Nhật rất ngại xỉa răng trước mặt người khác).
- Không dùng tay hứng đồ ăn bị rơi, khi lấy đồ ăn, bạn hãy dùng bát của mình để hứng.
- Không để xương, vỏ hải sản vào nắp bát hoặc bát đĩa khác. Hãy để vỏ hải sản vào đĩa đựng món ăn sau khi kết thúc để tránh bị coi là bất lịch sự.
2.5 Món ăn đặc trưng theo từng mùa
Ẩm thực Nhật Bản mang đậm nét đặc trưng theo từng mùa, thể hiện rõ qua hương vị của nguyên liệu và cách trình bày món ăn. Bạn sẽ cảm nhận được hương vị thiên nhiên 4 mùa và sự tinh tế của người Nhật qua những món ăn này.
Mùa xuân: Những món nổi bật như cơm nghêu, măng tươi và bánh ngọt làm từ dâu tây và hoa anh đào. Với người Nhật, hoa anh đào là biểu tượng của mùa xuân nên trong các món ăn thường xuất hiện màu hồng đặc trưng này.
Mùa hè: Mì ống trúc, mì lạnh, tào phớ,… Các món ăn được chế biến, trang trí đơn giản, tươi mát.
Mùa thu: Mùa thu Nhật Bản có rất nhiều món ăn nổi tiếng, đặc biệt là các món ăn từ nấm Matsutake và cá thu đao Nhật Bản, khoai lang, bí đỏ…
Mùa đông: Mùa đông của Nhật Bản nổi bật với các món nóng như lẩu, Oden, Các loại cháo như Okayu, Zosui,…Mì Ramen, Các món hầm,..
3. Các món ăn mang đậm nét văn hóa ẩm thực Nhật Bản
3.1 Sushi – Món ăn hội tụ đầy đủ tinh hoa ẩm thực Nhật Bản
Nhắc tới ẩm thực Nhật Bản, không ai không biết đến sushi – một món ăn với màu sắc tươi đẹp, hương vị độc đáo và đặc biệt là vô cùng “kích thích dạ dày”, khi ăn miếng đầu tiên rồi thì bạn sẽ khó lòng cưỡng lại được sự mê hoặc của các miếng sushi tiếp theo.
Sushi là hòa trộn giữa gạo chín và các lát mỏng món biển mới của duy mùa vụ đó hoặc còn có thể hòa trộn các yếu tố như trứng. Sushi được trộn kèm với nước tương, mù tạt và các loại đồ chua như dưa chuột, củ cải trắng hoặc có thể là gừng hồng – 1 khi ăn kèm không thể thiếu với các loại của biển tươi sống.
Cái vị chua chua thanh thanh của cơm trộn giấm, vị ngầy ngậy và tươi ngọt của cá sống, hòa cùng vị cay nồng của mù tạt xông lên mũi sẽ khiến bạn đắm chìm vào hương vị độc đáo ấy.
3.2 Sashimi – Đại sứ ẩm thực xứ sở hoa anh đào
Trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản nếu sushi là mang biểu tượng “vua” đại diện cho đồng xanh thì Sashimi chính là “nữ hoàng” đại diện cho đại dương xa xôi.
Sashimi là món ăn Nhật Bản có truyền thống từ lâu đời với thành phần chính là các loại hải sản tươi sống được đánh bắt bằng dây câu đặc biệt. Sau đó được xử lý theo quy trình đặc biệt để đảm bảo sự tươi ngon của từng miếng Sashimi.
Đây là món ăn Nhật Bản đặc trưng được dọn ra đầu tiên như một món khai vị trong các bữa ăn của gia đình. Sashimi vô cùng thu hút ánh mắt người thưởng thức bởi màu sắc rực rỡ, nguyên liệu tươi ngon và trang trí bắt mắt.
Sashimi thường được chế biến từ các loại cá hồi, cá ngừ, tôm, mực, hàu… ăn kèm với củ cải trắng lá tía tô, mù tạt và chấm cùng nước tương nguyên chất đậm đà của Nhật Bản.
3.3 Sukiyaki – Đại diện độc đáo của đồ ăn Nhật Bản
Lẩu Sukiyaki tượng trưng cho sự gắn kết, quây quần ấm cúng của gia đình trên bàn ăn. Thành phần chính của món lẩu Sukiyaki này chính là thịt bò cùng với các loại rau củ, nấm và đậu hũ. Nhưng khác với các món lẩu thông thường ở các quốc gia khác, lẩu Sukiyaki có nguyên liệu được bỏ chung vào nồi với một chút hỗn hợp gia vị đặc trưng riêng của Nhật Bản.
Người dân Nhật Bản rất thích quây quần bên gia đình, thưởng thức những lát thịt bò ngọt mềm với những vân mỡ béo ngậy và hít hà hương thơm thoang thoảng của nước sốt đậm đà.
3.4 Okonomiyaki – “Nướng theo cách của bạn”
3.5 Tonkatsu – Món ăn mang hương vị quê
Tonkatsu là một món ăn Nhật Bản rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của người dân Nhật Bản. Tonkatsu được làm từ nguyên liệu chính là thị heo, ăn kèm với súp miso và bắp cải. Món ăn này được chế biến bằng cách thái mỏng lát thịt, ướp với muối và tiêu sau đó nhúng vào bột mì và chiên trong chảo ngập dầu.
Ngoài những món ăn ở trên thì vẫn còn vô cùng nhiều những món ăn đặc trưng độc đáo mang đậm nét văn hóa ẩm thực mà chỉ riêng Nhật Bản mới có được. Mỗi món ăn đều mang trong mình một bí mật độc đáo và sự kết hợp hài hòa của các thành phần tạo nên một trải nghiệm tuyệt vời. Tuy cầu kì về cách bày trí, nấu nướng nhưng các món ăn của xứ sở Hoa Anh Đào luôn khiến cả thế giới phải thán phục và yêu thích.
Bài viết trên đã phát hiện Top 5 nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của đất nước Nhật Bản cũng như những món ăn đã nổi danh trên khắp thế giới. Cho đến nay, ẩm thực Nhật Bản vẫn giữ được nét riêng vốn có mà không bị hòa lẫn với bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về văn hóa ẩm thực Nhật Bản và cũng mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích về ẩm thực này. Hãy cùng khám phá và trải nghiệm thực phẩm đa dạng và phong phú của xứ Phù Tang này bạn nhé!
>>>Các bài viết liên quan
Du Lịch Nhật Bản Tháng 12: Top Địa Điểm và Trải Nghiệm Lễ Hội Mùa Đông
Văn hóa ẩm thực Nhật Bản: 1 nét tinh hoa xứ Phù Tang
Pingback: Du lịch Nhật Bản: 5 điểm đến nhất định phải ghé thăm
Pingback: Du Lịch Nhật Bản Tháng 12: Top Địa Điểm và Trải Nghiệm Lễ Hội Mùa Đông - Easy E-commerce Class