Các bệnh về tâm lý tưởng chừng không ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của người bệnh nhưng thực tế lại đem đến cho người bệnh những hậu quả khôn lường. Do vậy, việc nắm rõ những kiến thức cơ bản về các bệnh tâm lý là vô cùng cần thiết để phòng tránh tác hại mà những bệnh này gây ra
Nội dung bài viết
1. Tổng quan về bệnh tâm lý
Bệnh về tâm lý (hay còn được gọi là bệnh tâm thần) là các loại bệnh liên quan đến sức khỏe tinh thần, làm ảnh hưởng đến suy nghĩ và cảm xúc của người bệnh, từ đó khiến người bệnh thay đổi hành vi. Có rất nhiều loại bệnh về tâm lý khác nhau, nhưng chủ yếu các bệnh đều có mối quan hệ mật thiết đến những vấn đề trong cuộc sống của người bệnh, các hoạt động xã hội, gia đình hay công việc.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh về tâm lý
-
Tính tình thay đổi thất thường.
-
Thường xuyên lo âu quá mức.
-
Thường xuyên buồn bã.
-
Thay đổi các thói quen sinh hoạt (ăn uống, ngủ,…).
-
Nghĩ đến hoặc nói đến cái chết.
-
Cảm xúc thay đổi đột ngột từ buồn sang vui và ngược lại.
-
Một số biểu hiện khác: Nghiện rượu, giận dữ quá mức, có hành vi bạo lực
3. Một số dấu hiệu chung của bệnh tâm lý
-
Tính tình thay đổi thất thường.
-
Thường xuyên lo âu quá mức.
-
Thường xuyên buồn bã.
-
Thay đổi các thói quen sinh hoạt (ăn uống, ngủ,…).
-
Nghĩ đến hoặc nói đến cái chết.
-
Cảm xúc thay đổi đột ngột từ buồn sang vui và ngược lại.
-
Một số biểu hiện khác: Nghiện rượu, giận dữ quá mức, có hành vi bạo lực…
4. Các bệnh về tâm lý thường gặp
4.1 Trầm cảm
Trầm cảm là một căn bệnh tâm lý đang ngày càng trở nên phổ biến và vô cùng nguy hiểm. Không ít người bị trầm cảm đã tìm đến cái chết do cảm thấy quá buồn bã, mất niềm tin, mệt mỏi, không còn hứng thú với cuộc sống và không thể tự vượt qua những cảm xúc tiêu cực đó.
Ngoài ra, có thể nhận biết trầm cảm bằng một số biểu hiện khác như: Rối loạn giấc ngủ, sụt cân, dễ cáu gắt, mất tập trung, khó khăn khi suy nghĩ, cảm thấy bản thân không có giá trị…
Bệnh trầm cảm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở một số đối tượng như: Phụ nữ mang thai và sau sinh, người vừa trải qua những cú sốc tinh thần lớn, người phải chịu nhiều áp lực tâm lý, bị bạo hành… Tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm ở nữ là 25%, trong khi đó ở nam tỷ lệ là 10%.
Xem thêm : Bệnh trầm cảm
4.2 Tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt được xếp vào nhóm bệnh tâm thần nặng, với tỷ lệ mắc bệnh là 1%. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi khá trẻ và có khả năng kéo dài đến hết đời. Bệnh tâm thần phân liệt có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, thậm chí có thể làm thay đổi nhân cách của người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời.
Có thể nhận biết bệnh tâm thần phân liệt bằng các dấu hiệu như: Rối loạn khả năng suy nghĩ, hoang tưởng, có xu hướng cách ly xã hội, xa lánh mọi người xung quanh, ít biểu lộ tình cảm, ít nói, thường xuyên lo lắng, cảm thấy sợ hãi…
Các biểu hiện bệnh cấp tính thường khởi phát và diễn tiến nhanh trong một vài tuần, sau đó chậm dần và kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Xem thêm : Tâm thần phân liệt
4.3 Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một tình trạng tâm lý mà người bệnh thường xuyên thay đổi trạng thái cảm xúc từ hưng phấn sang trầm cảm và ngược lại.
Những triệu chứng của bệnh trong giai đoạn trầm cảm giống với chứng trầm cảm đã nêu đến ở trên. Ở giai đoạn hưng phấn, người bệnh thường có biểu hiện như vui sướng quá mức, hoang tưởng, tự cao… Bên cạnh đó, một số biểu hiện có nguy cơ cao là không kiểm soát được nhịp độ suy nghĩ hay hành động của bản thân, dễ cáu giận bất ngờ…
Xem thêm : Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
4.4 Alzheimer
Bệnh Alzheimer là một bệnh vô cùng nguy hiểm bởi có khả năng khiến các tế bào thần kinh trong não bị tiêu diệt, khiến người bệnh không thể hồi phục. Alzheimer thường xuất hiện sau 65 tuổi, nguy cơ mắc bệnh tỉ lệ thuận với độ tuổi.
Ban đầu, bệnh khởi phát chậm và tiến triển nặng dần theo thời gian. Người bệnh sẽ có những biểu hiện như thay đổi tính cách, dễ cáu giận, mệt mỏi, lo âu và giảm trí nhớ. Alzheimer gây ra sự suy giảm trí nhớ vô cùng nghiêm trọng, dần dần người bệnh có thể quên mất đường về nhà, quên người thân, không hiểu chữ hay số, không thể nói chuyện một cách mạch lạc với người xung quanh, thậm chí là không thể tự làm những việc cơ bản như vệ sinh cá nhân, ăn uống…
Bệnh thường diễn tiến trở nặng trong một khoảng thời gian dài. Thời gian trung bình kể từ lúc bệnh khởi phát cho đến lúc người bệnh mất là khoảng 8 – 10 năm. Nguyên nhân khiến người bệnh mất chủ yếu là do suy kiệt hoặc do các bệnh lý phối hợp như bệnh tim mạch, viêm phổi…
Xem thêm : Bệnh Alzheimer
4.5 Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một bệnh về tâm lý thuộc loại rối loạn lo âu, thường bắt đầu xuất hiện ở thời kỳ thơ ấu.
Bệnh được đặc trưng bởi một trong hai hoặc cả hai triệu chứng: Ám ảnh và xung động.
-
Ám ảnh: Người bệnh luôn có những ý nghĩ xuất hiện ngoài ý muốn. Những suy nghĩ này lặp đi lặp lại nhiều lần và khống chế toàn bộ tâm trí của người bệnh, khiến họ luôn có cảm giác bực bội, lo âu. Ví dụ: Người bệnh luôn lo lắng không biết đã khóa cửa khi đi ra khỏi nhà hay chưa, dù trước đó họ đã kiểm tra rất cẩn thận.
-
Xung động: Người bệnh luôn tự thúc giục cần phải làm một điều gì đó, chủ yếu là để giảm bớt lo âu do sự ám ảnh gây ra. Các hành vi xung động thường lặp đi lặp lại nhiều lần, thường là hành vi có ý thức và luôn tuân theo một thứ tự nhất định.
Với cả hai triệu chứng trên, người bệnh đều hiểu được những hành vi đó là vô lý và thái quá, tuy nhiên không thể chống lại và buộc phải làm theo. Chính vì vậy, người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường có xu hướng giấu bệnh của mình.
Xem thêm : Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
4.6 Một số bệnh về tâm lý khác
-
Chứng chán ăn tâm thần: Người bệnh rất sợ tăng cân, từ chối việc duy trì cân nặng ở mức bình thường, luôn cảm thấy mập và tự ti về cân nặng, từ đó dẫn đến việc giảm cân quá mức. Chứng chán ăn tâm thần có thể khiến người bệnh tử vong vì suy kiệt.
-
Rối loạn ám sợ: Người bệnh cảm thấy vô cùng sợ hãi một con vật, một đồ vật hay một hoàn cảnh cụ thể nào đó. Phản ứng sợ hãi thường xuất hiện một cách bất ngờ và không thể kiểm soát được, dù người bệnh nhận thức được nỗi sợ này là rất vô lý.
-
Rối loạn lo âu lan tỏa: Người bệnh luôn cảm thấy căng thẳng và lo âu quá mức về cuộc sống, như luôn lo lắng sắp gặp tai nạn, sắp bị bệnh… Phần lớn người bị rối loạn lo âu lan tỏa thường bị kết hợp với các bệnh về tâm lý khác.
-
Rối loạn tâm thần do ma túy hoặc rượu: Nếu chứng rối loạn tâm thần này kéo dài, người bệnh rất dễ mắc thêm các bệnh về tâm lý khác như rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, loạn thần…
Nói chung, các bệnh về tâm lý vô cùng đa dạng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ vô cùng nguy hiểm cho người bệnh. Do vậy, nếu bạn cảm thấy bản thân hoặc những người xung quanh có dấu hiệu mắc phải bệnh tâm thần, cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Điều trị bệnh tâm lý càng sớm sẽ càng có cơ hội khắc phục bệnh hiệu quả.
Bài viết tham khảo
- 10 bệnh tâm lý thường gặp
- 7 chứng bệnh tâm lý phổ biến – 10 bệnh tâm lý chúng ta thường nhầm với tính cách
Sinh viên thực hiện : Ngô Thị Bích Loan
Mã sinh viên : 20050873
Lớp : QH-2020-E KTQT CLC 5
Mã học phần : INE3104 2